VỢ MA SI TÌNH, NGƯỜI ĐÀN ÔNG PHỤ BẠC

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Dịch - Beta: Triết Lam Ngụy Thần
Checking morat: Hắc Miêu

Ảnh bìa minh họa: Thái Tử văn và Trịnh thị

Vào thời nhà Thanh, ở phủ Bảo Định có một thư sinh tên là Thái Tử Văn, vợ là Trịnh thị.

Có một câu chuyện, kể về duyên phận của hai người. Ngày đó, Thái Tử Văn đi học về, nhìn thấy bên đường có một cô nương xinh đẹp, đang ngồi khóc thút thít. Thái Tử Văn là một người lấy việc giúp người khác làm niềm vui, liền hỏi cô nương ấy xảy ra chuyện gì. Thì ra cô nương ấy đi miếu dâng hương, vì mải lo chơi nên đã lạc mất người nhà, lại không cẩn thận bị thương ở chân, đau không chịu được, cho nên ngồi khóc bên đường. Thái Tử Văn giúp nàng kiểm tra chân, thấy sắc mặt tái xanh, biết làm bị thương không nhẹ.

Thái Tử Văn nói với nàng:

"Ở đây trước không có thôn xóm, sau cũng không có cửa hàng. Nếu không kịp chữa trị, sợ là sẽ rất nghiêm trọng, nếu cô nương không ngại, ta nguyện cõng cô nương về nhà."

Nàng ta e thẹn gật đầu đồng ý. Thái Tử Văn hỏi rõ nàng nhà ở đâu, nhà nàng ở thị trấn, cách nơi này mười mấy dặm. Thái Tử Văn vốn là một văn sinh yếu nhược, bỏ ra sức chín trâu hai hổ, đến nửa đêm, mới cõng được nàng về đến nhà.

Giữa đường, Thái Tử Văn biết được: Cô nương ấy vốn là con gái của Trịnh viên ngoại trong thị trấn, tên là Trịnh Tuyết Thụy. Hắn đưa nàng đến trước cửa nhà, mặc cho nàng giữ lại, hắn vẫn cáo biệt mà đi.

Sau đó, Trịnh Tuyết Thụy liền gả cho Thái Tử Văn. Sau khi kết hôn tình cảm hai người rất tốt. Nhưng Trời có gió mưa khó đoán (1), ba năm sau kết hôn, Trịnh thị qua đời vì bệnh nặng. Thái Tử Văn đau đớn không thôi, thề sẽ không lấy vợ nữa.

Một tối của nửa năm sau, Thái Tử Văn đang đốt đèn đọc sách, Trịnh thị đẩy cửa bước vào. Thái Tử Văn giật mình kinh hô:

"Nàng từ nơi nào đến? Sao nàng sống lại được?"

Người vợ cười nói:

"Ta đã biến thành ma, vì cảm động chàng đối với ta tình cảm sâu đậm, ta liền cầu xin phê chuẩn của chủ sự Âm Phủ, tạm thời cùng chàng hẹn hò."

Thái Tử Văn cũng không sợ hãi, kéo nàng nói lời thương yêu, tất cả đều giống như trước. Từ đó với sau, mỗi tối Trịnh thị lại về, sáng sớm lại đi, liên tục qua suốt một năm.

Cha mẹ Thái Tử Văn lo lắng hắn không có con cháu, âm thầm sắp xếp chuyện cưới vợ cho hắn. Thái Tử Văn mới đầu không đồng ý, nhưng khi đã gặp cô nương kia, bị vẻ đẹp của nàng đánh động, cũng đã dần đồng ý. Nhưng lại sợ vợ ma không vui, cũng dám không đem chuyện cưới vợ nói cho nàng biết.

Không lâu sau, hôn lễ đã sắp đến, vợ ma đã biết, trách móc Thái Tử Văn:

"Ta cho rằng chàng là người đàn ông nặng tình nhất thiên hạ, cho nên mới lựa chọn không đầu thai chuyển thế mạo hiểm cùng chàng gặp gỡ, bây giờ chàng lại muốn cưới người khác, người xưa có câu 'Nữ nhân si tình, nam nhân phụ bạc' (2), xem ra câu này không phải là giả!"

Thái Tử Văn nói là ý của cha mẹ. Nhưng vợ ma từ đầu đến cuối không vui, không từ mà biệt. Thái Tử Văn rất đồng tình với nàng, nhưng nghĩ đến người ma khác lối, đó cũng không phải cách lâu dài. Cho nên cũng không giữ nàng lại.

Vào đêm sau khi Thái Tử Văn cưới vợ, vợ chồng hai người đang uống rượu giao bôi. Người vợ ma đột nhiên đi đến, tát tân nương hai bạt tay, lớn tiếng quát mắng:

"Sao lại cướp chồng của ta?"

Tân nương oan ức, liền khóc lớn. Thái Tử Văn ngồi xổm xuống dưới, không dám lên tiếng.

Một lúc sau, tiếng gà gáy, tân nương oan ức, nghi ngờ người vợ trước chưa chết, nói Thái Tử Văn lừa gạt mình, muốn treo cổ tự tử. Thái Tử Văn giải thích rõ ràng với nàng ta, tân nương mới biết thì ra nàng ấy là ma. Tân nương không dám tiếp tục đợi chờ, ngày thứ hai liền quay về nhà mẹ đẻ.

Đêm tối hai ngày sau, người vợ quỷ lại đến, dùng tay véo trán của Thái Tử Văn. Sau khi véo xong, trừng mắt nhìn hắn dưới ánh nến, một câu cũng không nói, Thái Tử Văn bị dọa muốn chết. Cứ như thế qua mấy đêm, Thái Tử Văn vô cùng kinh sợ. Hắn nghe nói ở ngôi miếu gần đây có một lão hòa thượng tinh thông phép thuật liền để người nhà mời lão hòa thượng đến. Vị hòa thượng đến đem nhánh gỗ đào chẻ thành mấy cây cọc nhỏ, đóng vào bốn góc ngôi mộ của người vợ ma, từ đó người vợ ma cũng không bao giờ trở về gây chuyện nữa.

Chú thích:
(1) Sử dụng vế đầu của thành ngữ: Thiên hữu bất trắc phong vân, nhân hữu đán tịch họa phúc.
Tức nghĩa: Trời có gió mưa khó đoán, kẻ may người rủi chuyện thường ai hay.
Ý: Trời nổi mưa gió khó đoán trước được, họa hay phúc của người cũng khó mà lường.
(2) Ý chỉ người phụ nữ dễ nặng tình cảm, còn người đàn ông thì dễ phụ bạc.

Thành phố Hồ Chí Minh, 19.06.2021

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro