Chương 1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


- Kìa con, ngoảnh lại xem nào! Mày lạ quá! Bộ áo thầy cả ấy là cái quái gì thế ? Ở trong viện chúng mày đều ăn bận kỳ cục như vậy cả hay sao?

Đó là lời lão Bunba đón tiếp hai con trai vừa học mãn khóa ở trường dòng Kiếp, hôm nay trở về gia đình. Hai người con vừa trên mình ngựa bước xuống, hai chàng thanh niên vạm vỡ. mắt nhìn hãy còn bỡ ngỡ, như các thanh niên vừa mới ở trường dòng ra. Trên khuôn mặt khỏe mạnh, rắn rỏi, bắt đầu có chút râu tơ, má chưa hề biết mùi dao cạo bao giờ. Thái độ tiếp đón của ông bố làm hai chàng bối rối. Họ đứng im, mặt cúi gằm xuống đất.

- Khoan! Khoan! Để bố nhìn cẩn thận cái nào! Áo quần gì mà dài thế này? - Ông cụ vừa nói vừa bảo hai con xoay mình - Dáng bộ kỳ quặc thật! Chưa thấy ai ăn mặc như vậy bao giờ! Một đứa thử chạy xem nào, cứ là vướng phải tà áo mà ngã vỡ mặt ra!

Cuối cùng người con lớn nói: - Bố ạ! Bố đừng giễu chúng con

- À cái ông tướng này! Tại sao tao lại không giễu chúng mày được?

- Là thế này... dù bỏ là bố thật, nhưng nếu cứ cười nữa, tôi sẽ quai cho bố một trận!

- Sao? Ranh con! Đánh bố mày à?... - Lão Bunba ngạc nhiên, lùi lại mấy bước, hỏi.

- Vâng, bố cũng mặc! Tôi mà bị nhục, thì chẳng nể ai cải

- Thế mày định đánh nhau với tao như thế nào? Đấm tay không nhé!

- Gì cũng được.

- Được! Thì đấm tay không. - Tarát Bunba vừa nói

vừa xắn tay áo. - Để tao xem mày là hạng người thế

nào!

Thế rồi, hai cha con, đáng lẽ xa cách lâu ngày, nay gặp nhau, tay bắt mặt mừng, thì lại bắt đầu giã nhau những vố nên thân vào hông, vào lưng, vào ngực, hết tiến lại lùi.

- Ối làng nước ơi! Ông già này điên hẳn! Mất hết trí khôn rồi?! - Bà mẹ, gầy đét và xanh nhợt, đứng sững trước ngưỡng cửa, chưa kịp ôm lấy hai đứa con yêu - Hai thằng bé vừa chân ướt chân ráo trở về, hơn một năm nay chẳng trông thấy mặt, thế mà ông ấy lại nghĩ ra chuyện đấu quyền với chúng nó.

Lão Bunba dừng lại nói: "Khá, thằng con đấm khá thật! Nó sẽ xứng danh Cöodác" đấy! Đáng lẽ tao không nên thư sức với nó mới phải. Thôi, bây giờ thì lại đây con! Hôn bố đi!

Và người cha phi con vào ngực.

- Khá lắm con a! Cứ giả cẩn thận người khác như con vừa đánh bó, và đừng tha đứa nào cả! Nhưng dù sao, kể ra quần áo của mày cũng ngộ quá! Dây nhợ gì mà lòng thòng thế? - Rồi ngoảnh lại người con trai thứ hai, ông nói: Còn thằng ngốc kia! Mày đứng như phỗng ra làm gì thế? Sao không tới đây thử sức với bố?

Bà mẹ ôm con hôn:

- Cái ông này lạ quát Ai lại thế mới được chứ! Con đánh cha! Sao khéo chọn lúc thế! Con nó vừa phải đi một thời gian dài mệt mỏi (cậu chàng chạc hai mươi tuổi,cao khoảng hai thước). Nó đang thèm ngủ, đói ăn, thì ông ấy lại bắt nó đấu võ. Thật lạ đời

(1 Cô-dắc . Người Cô-dắc nguyên cúng là những người Nga, đại bộ phận là nông dân không chịu nổi ách phong kiến nén bỏ trốn ra vùng biên giơi Nga. Vào khoảng thể ky 16-17 họ đã hợp thành một dân tộc. những người Cô-dắc chiến đấu chống những ké xâm lược nước Nga (Thổ Nhi Kỳ, Tác-ta, bọn vua chúa Ba Lan). Vốn tiếng "Cô-dắc " có nghĩa là "người tự do". Họ cũng tham gia tích cực vào các cuộc khởi nghĩa nông dân, trong phong trào này, tầng lớp trên của họ thường phản bội. Trong thơi kỳ chiến tranh bảo vệ tô quốc Liên Xô 1941-1945, những đơn vị Cô Dắc đã lập nhiều chiến công, họ nổi tiếng là những người gan da, thiện chiên.).

- Tao xem bộ mày éo lả lắm! - Bunba nói tiếp - Đừng nghe mẹ mày, con ạ! Đàn bà, con gái thì biết gì! Chúng mày cần được nuông chiều à? Thảo nguyên bao la và một con ngựa hay, đó là những nuông chiều tốt nhất cho chúng mày! Hãy nhìn thanh gươm này: Mẹ các con đó. Tất cả mớ sách vở triết lý người ta nhồi sọ các con, đều là tầm bậy. Tao, tao chẳng cần gì đến bằng cấp, sách vở, lý luận của chúng mày. Những cái của nợ ấy à! Tao thì cứ nhổ toẹt vào. - Rồi như để tỏ ra khinh bỉ hơn, lão già chửi tục: Tôt hơn cả là tuần sau tao sẽ gửi chúng mày vào chiến khu Sếtch!", ở đấy học mới ra học, trường mới ra trường. Ở đấy các con mới được rèn luyện để hiếu biết việc đời.

Tội nghiệp, bà mẹ đôi mắt rưng rưng ngắt lời, hỏi:

- Vậy ra chúng nó chỉ ở nhà có một tuần thôi ư? Hai con tôi chẳng được chơi bời vài bửa thăm quê nhà? Và tôi củng chẳng được vui vầy với chúng, hàn huyên đôi chút?

(1) Sé£ch: một tổ chức tự trị của người Cô-dắc ở Ucraina tồn tại trong những thế ký 16, 17. 18 ở đảo Khỏtichsa trên sông Đniếp., Khu này gồm nhiều tầng lớp nhân đân võ trang. chủ yếu là nóng dân khỏng chịu nối cảnh áp bức của phong kiến địa chủ trốn đến đây để sống tự đo. Sêtch đã anh dũng chiến đâu chống kẻ thủ của nhân dân Úcraina như bọn phong kiến Thổ. bọn chúa Tác-ta ở Còrimê và bọn vua quan Ba Lan.

- Thôi đừng thút thít nữa, mụ ạ! Ngươi Cô-dắc sinh ra không phải để hầu các bà! Mụ thì chỉ muốn giấu con trong váy để rồi ấp như gà! Thôi, có gì ăn thì đem ra đây cho chúng tỏi. Đừng bày vẽ bánh trái gì cả. Cứ làm hẳn cho cha con tôi nguyên con cửu hay con dê. Cho chai rượu mật ong kinh niên. và nhiều rượu vốtkat!" vào! Đừng có vẽ vời ra thứ rượu nho, ướp hương gì cả, mà cho thứ vốtka nguyên chất, nổi tăm lên ây.

Bunba đưa hai con vào phòng. Hai cô đầy tớ xinh đẹp, cô đeo vòng mạ, vụt chạy biến. Có lẽ các cô ấy e lệ vì thấy hai cậu mới về, mặc dầu hai cậu trông cũng bạo ra dáng. Hoặc giá các ả lại giữ đúng tục lệ ngày đó, hễ trông thảy mật đàn ông thì đàn bà kêu lên một tiếng rỏi chạy đi chỗ khác và thẹn thùng kéo tay áo để che mặt.

Gian phòng bày biện theo kiểu thời bấy giờ, một thời đại chỉ còn lại trong ký ức qua những bài dân ca, những chuyện cố tích anh hùng mà các ông xẩm mù, râu đài, ở Ucraina thường vừa nhẹ tay kéo một điệu du dương trên cây đàn băngđura, vừa kể cho bao nhiêu đám đồng nghe, theo phong thái của những thời kỳ chinh chiến gay go thuở ấy, thời kỳ đang xảy ra những cuộc đánh nhau giữa nước Ucraina và Hội Liên hiệp đạo giáo. Trong phòng, đồ đạc sạch sẽ. Trên tưởng đá ong, treo đầy những gươm, giáo, roi, lưới chim, lưới cá, súng hỏa mai, một cái sửng gọt trổ rất khéo đựng thuốc súng, một dây cương bằng vàng, và những xích dát bạc. Cửa số nhỏ, lỏng kính tròn và mơ, loại kính này ngày nay chỉ còn thấy ở những nhà thờ cổ kính. Muốn ngó ra ngoài, phải nhấc một tấm khuôn. Các khung cứa đều sơn đỏ. Trên những tấm giá góc phòng, nào chai lớn, chai nhỏ, be hủ bằng thủy tỉnh màu sâm, những bộ cốc bằng bạc chạm và những bộ chén mạ vàng đủ các kiểu: Vơni! Thổ Nhi Kỳ ! Xiếccátxi. Những thứ này đã qua bao nhiêu bàn tay, trải bao sương tuyết, ngày nay mới đên tay Bunba.

Vào thời buổi can qua lúc bây giờ, âu cũng là chuyện thường tình. Quanh gian phòng, kê những chiếc ghế dài bằng gỗ dâu. Trong một góc phòng có chiếc bàn lớn, đặt dưới những bức tượng thánh. Phía bên kia là một. cái lò sưởi bằng gạch hoa, vừa cao vừa rộng, chỗ lỗi chỗ lõm. Đối với hai chàng thanh niên, các đồ đạc ấy thật quá quen thuộc, vì hằng năm họ có về nghỉ hè ở nhà. Họ đi bộ về, vì chưa có ngựa. Phong tục thuở ấy không cho phép học trò đi ngựa bao giờ. Họ đang ở cái tuổi mang chỏm tóc dài, mà bất cứ người Cô-dắc nào có vũ khí cũng có thể kéo tóc họ, không bị tội lỗi gì. Chỉ đến lúc ra khỏi trường dòng, họ mới được bố gửi cho đỏi ngựa con để đi đường. Nhân dịp hai con trở vẻ, Bunba cho làm tiệc, mời tất cả những võ quan trong đội quân của lão lại. Lúc hai người khách đầu đến - trong đó có tướng Tócách, bạn đồng đội củ, thì lão giới thiệu hai con trai như sau:

- Các vị ngắm hai thằng tướng con của tôi! Tôi sắp gửi chúng vào chiến khu Sêtch đây!

Các vị khách tỏ lời khen ngợi Bunba và hai cậu con, tán đồng ý kiến của lão và nói thêm: - Đối với thanh niên mới lớn lên, chẳng có trường học nào tốt hơn chiến khu Sếtch của người Dapôrô.

- Nào! Mời các vị tự nhiên ngôi vào chỗ! Nào các

con! Trước hết hãy cạn chén đã. Cầu Chúa ban phước cho các con. Chúc các con sức khỏe. Này, chúc Ôstáp, chúc Ảngđờri; chục hai con ra trận luôn luôn mã đáo thành công, chúc hai con đánh tan bọn vô đạo, bọn Thổ, và bọn rợ Tác-ta. Còn bọn Ba Lan, nếu chúng rắp tâm chống đạo thánh của chúng ta, ta sẽ cho chúng cùng chung số kiếp với bọn kia. Nào! Đưa chén của con đây! Thứ rượu này ngon đây chứi Tiếng La tinh gọi rượu này là gì nhỉ? Chà, bọn người La tinh ngu ngốc! Đến cả rượu hôrinhca nổi tiếng trên thế giới này, nó cũng không hiểu nốt. À, cái thằng cha làm thơ La tinh tên là gì nhỉ? Tao chẳng phải là nhà thông thái và chữ nghĩa chẳng biết bao nhiêu, nhưng có phải hắn tên là Hôrát không nhỉ?

- Ông già hóm thật! - Người con cả Ôstáp lẩm bẩm.

- Bố biết hết, thế mà cứ làm ra vẻ ù ù cạc cạc.

Bunba nói tiếp: Tao chắc chẳng bao giờ ông đốc cho chúng mày được ngửi hơi men. Có phải thế không? Các con hãy thú thật đi! Có phải thỉnh thoảng thầy giáo đã quất vào lưng các con và cả vào mình nửa, có đúng không? Có lẽ vì giỏi quá, các cậu còn được ném ca mùi cà vạt nửa! Chẳng những được ăn roi vào ngày thứ bảy mà ca vào ngày thứ tư và thứ năm nữa chứ gì?

Ôstáp bình thản trả lời:

- Hô ạ. nhắc lại điều đó làm gì! Chuyện củ kế chỉ

cho mệt!

- Bây giờ ai muốn thử sức với tôi nào? - Ängđòri nói. - Tôi mà bị đứa nào động đên chân lông, tôi mà gặp một tên rợ Tác-ta, nó sẽ được biết lưỡi kiếm Cô-dắc này!

- Hay quá, con ạ! Con bố nói chí lý. Thế thì tao sẽ đi với chúng mày. Tao sẽ đi! Chà! Còn chờ gì nữa? Chết già giữa đám ruộng hay trong xó nhà, để giữ dê giữ lợn hoặc để cho vợ ru ngủ à? Đời nào lại thế! Ta là một tráng sĩ Cô-dắc cơ mà! Không có chiến tranh cũng mặc, ta phải đi Đapôrôgiê chơi một chuyến! Nhất định ta phải vào đạo quân Cô-dắc ở Sếtch. Lạy Chúa, nhất định đi!

Bunba càng nói càng thêm hăng máu. Cuối cùng lão nổi cơn lôi đình đỏ mặt tía tai; lão đứng phắt dậy, vừa giậm chân thình thịch vừa cả quyết:

- Mai sớm chúng ta lên đường! Còn đợi gì nữa? Còn ở đây làm cóc gì? Nào lọ, nào bình, nào nhà cửa, còn có gì mà lưu luyến! Trượng phu này chẳng màng chi!

Nói xong, lão tướng Bunba đập tan be, hủ, chai, lọ. Bà vợ ngồi trên một tấm ghế, đã từ lâu quen thuộc với những cảnh tượng như thế, bà rầu rầu nhìn chồng. Bà không dám nói gì, nhưng trước cảnh mẹ con ly biệt. bà không thể cầm được nước mắt. Bà buồn bã nhìn hai đứa con vừa mới về, chưa ngồi nóng chó đả phái ra đi. Trên khóe mắt và đôi môi mím chặt, hiện ra một nỗi đau buồn vô hạn.

Lão tướng Bunba vẫn kiên quyết. Tính khí ấy chỉ có thể rèn đúc vào thế ký thứ mười lăm, trong chốn hoang vu, nơi khỉ ho cò gáy này của châu Âu, khi mà bọn vua chúa bỏ chạy hết rồi, tất cả miền Nam nước Nga đã bị quân xâm lược Mông Cổ tàn phá ghê gớm. Vì thuở ấy, gặp cảnh nước mất nhà tan, lòng người hóa quật cường; trên đống tro bốc khói của túp nhà vừa bị đốt phá, họ dám đứng trước mặt kẻ thù hung hăng mà dựng lại, quên cả sợ hãi, bất chấp nguy nan. Từ cái tính ön hòa cố hữu của dân tộc Slavơ' đã bốc lên ý chí chiến đấu và tỉnh thần thượng võ. Xã hội Cô-dắc cũng từ đó mà ra đời. Họ là biểu hiện của bản chất khoan hậu, quật cường của người Nga. Chính thuở ấy, bên bờ sông và trên những cánh đồng màu mỡ, hàng ngàn hàng vạn quân Cô Dắc đã đến đóng trùng trùng điệp điệp. Và người thám tử của họ đã có thế đàng hoàng trả lời hoàng đế nước Thổ, khi vua này muốn biết quân số của họ, rằng: "Đếm sao cho xiết? Quân chúng tôi đóng khắp trên thảo nguyên. Mọi đường rãnh, mọi mô đất đều có người lính Cô-dắc ".

Trải bao nhiêu gian truân đau khổ, đó là tiếng thét của nhân dân, chứng tỏ nguồn sinh lực kỳ lạ của người Slavơ. Ở những phiên trấn cũ, những xóm làng đẩy rây người săn bắn, những ông hoàng, ông chúa vẫn đánh giết lẫn nhau. nay dựng lên những thành quách kiên cố, những Cureng hùng mạnh cùng một lòng với nhau trước mối thủ không đội trời chung chống kẻ xâm lược vô đạo.

Lịch sử cho ta biết răng cuộc kháng chiến không mệt mỏi của người Cô-dắc đã cứu châu Âu thoát khỏi nạn xảm lăng của bọn cướp ô hợp từ châu Á, lúc bấy giờ đang lăm le nuốt chứng cả một vùng. Thuở ấy sau khi đã phế truất những chư hầu và làm chủ nhiều miền rộng lớn, các hoàng đẻ Ba Lan đã biết lợi dụng người Cô-dắc để bảo vệ đất đai xa xôi. Vì vậy các vua đã khuyên khích người Cô-dắc phát triển tập thể của họ... Xa chính quyền trung ương, các quan thống đốc Ghếtman do người Cô-dắc bầu lên đã biến những cureng thành đội ngũ, thành từng quân khu. Thực ra, họ không lập thành một đội quân thường trực. Trong thời bình đố ai biết được có đội quân trong đó, nhưng trường hợp chiến tranh bùng nổ, hay có lệnh động viên, thì chỉ trong vòng tám ngày, họ sẽ có đủ ngay. Họ cười ngựa, cầm võ khí ra quân, mỗi người chỉ được hưởng của đức vua có một đồng vàng. Chi trong nửa tháng họ đã lập thành hẳn một đội quân, nếu tuyển mộ theo lệ thường thì không tài nào có được. Hết chiến tranh, mọi người lại trở về với đồng ruộng hoặc ven sông Đniép đi buôn, hay đánh cá, hoặc nấu rượu bia, tha hồ vây vùng tự do. Người nước ngoài đương thời đã không ngớt lời khen rât đúng tài khéo léo tuyệt vời của họ. Nghề gì người Cô-dắc cũng biết làm: nấu rượu, đóng xe, làm thuốc, làm thợ rèn, thợ nguội và giỏi nhất là uống khỏe với phong độ của người Nga chính cống.

(1) Cureng: nhà ở chung của ngươi Dapôrô. đồng thời là một đơn vị quân sự của riêng người Cô-dắc ở Sếtch do một viên ataman chỉ huy.

(2) Ghétm:ur: thể ký 16 là tổng chỉ huy quân đội Cô-dắc được nhân dân bầu lên. Đên thế kỷ 17. Ghêtman lại có nghĩa là quản cai trị xứ Ucraina tương đương như chức thống đốc.

Ngoài những người Cô Dắc có tên trong sổ chính, số người này hễ có lệnh gọi lính là đi ngay, - nếu trường hợp cấp bách xảy ra, lúc nào cũng có thể tập hợp rất nhiều quán tình nguyện. Các viên tổng binh cứ đến ngay các chợ đông, giữa xóm làng, đứng lên chiếc xe và gọi lớn:

"Này! Mấy tướng rượu thịt kia! Bỏ thùng lại! Ngủ chết bên bếp và phơi thây cho ruồi ăn mỡ đủ rồi đấy! Hãy đi giành lấy vinh quang và danh dự cho nòi giống! Còn các chàng nông dân mục tử kia, những gã mê gái nọ, hãy bỏ cả cày bừa, hãy quên làn váy lụa, để giữ vẹn đức tính thượng võ của các người! Giờ đây đã đến lúc các người ra trổ tài để rạng danh dòng Cô-dắc !"

Những lời hô hào ấy như tàn lửa bắt rơm khô. Thế là nông dân bẻ cày, kẻ nấu rượu đập thùng, anh thợ, chú lái bỏ hàng bỏ họ ra đi. Ai ai cũng ghè vỡ chén bát trong nhà rồi lên ngựa. Tóm lại, khí phách quật cường của người Nga đã cháy bùng lên.

Tarát Bunba vốn dòng võ tướng, chỉ biết sống chết trong chiến chỉnh. Lão nổi tiếng vì tính khí cương trực. Ảnh hưởng của phong tục Ba Lan lúc ấy đã bắt đầu thâm nhập hàng quý phái ở Ucraina. Nhiều người ăn mặc theo họ, xa phí tiệc tùng, thuê mượn bao nhiêu đầy tớ, bao nhiêu người săn chim, săn thú. Nhưng Bunba không ưa lối sống đó. Lão thích cuộc sống bình dị của người Cô-dắc và đã nhiều lần cắt đứt với bạn bè học đòi thói VacxôvI (ý nói học đòi theo bọn phong kiến Ba Lan. ) mắng họ là "nô lệ của Ba Lan". Vốn có bản chất cương cường, lão vẫn tự xem là người bảo vệ cho đạo chính thống. Bunba tự ý làm phán quan, đi tuần tra các xóm xem có người kêu ca bọn địa chủ thu tô hà khắc hoặc tăng thuế thổ cư thì lão sai quân Cô Dắc bắt chúng ra trừng phạt. Lão đặt ra lệ: có ba trường hợp phải lấy gươm mà xử: khi bọn quan thuế Ba Lan dám láo xược với các bô lão, đứng trước các cụ mà không bỏ mũ chào; khi bọn chúng dám chế nhạo đạo chính thống, không tôn trọng phong tục xưa, và sau nữa là khi giao chiên với bọn vô đạo Thổ Nhĩ Kỳ hoặc Tác-ta, những kẻ mà lão tướng cho là phải diệt trừ, để làm rạng rỡ đạo Giatô

Giờ đây, lão lây làm vui sướng với ý nghĩ sẽ tự mình dẫn hai con vào chiến khu Sếtch và có thể tự hào mà nói: "Các ngài xem! Tôi dẫn đến cho các ngài hai tráng sĩ đây!? Hoặc cũng có thể giới thiệu hai con cho các chiến hữu cũ, hoặc chính mắt được thấy con lập công trong nghề gươm giáo, và cả về khoa uống rượu nửa, mà lão vẫn xem là đức chính của người hiệp sĩ. Thoạt tiên lão không định đi theo hai con, nhưng khi lão trông thấy tuổi trẻ phơi phới và vẻ khôi ngô hùng tráng của chúng, thì tính thân thượng võ trong người bỗng trỗi dậy và lão tướng quyết tâm hôm sau sẽ cùng đi. Tuy lão biết rằng mình có mặt cũng thừa, nhưng chí quật cường đả kêu gọi lão tướng lên yên quất ngựa.

Lão chạy ra chạy vào, hạ lệnh ầm ỹ sửa soạn đồ đạc, ra thăm chuồng ngựa, lựa chọn ngựa và yên cương, chỉ định những người tùy tùng.

Rồi lão trao quyền điều khiển ở nhà cho viên phó tướng Tôcách, lại căn đặn hễ có lệnh của lão từ chiến khu gửi về thì phải hỏa tốc dốc toàn lực đến ngay, không được trì hoãn. Tuy còn chếnh choáng nhưng Bunba vẫn chu đáo, nhớ ca đến việc cho ngựa uống và lấy thóc tốt cho ngựa ăn.

Vào trong nhà, mệt lử, lão nói: "Này, các con! Ngủ đi. Ngay mai chúng ta sẽ làm theo ý Chúa. Nhưng cấm dọn giường chiếu lôi thôi, mai đây ta sẽ gối đất nằm sương".

Thường thì lão tướng Bunba đi ngủ vào lúc hoàng hôn. Lão trải tấm thảm ra đất, sương đêm lạnh nên lão trùm chiếc áo khoác lông cừu, và khi ở nhà thì cứ ngủ cả áo cho được ấm. Thoắt đã nghe tiếng ngáy pho pho.

Mọi người đều lăn ra sân ngủ cả, đầu tiên là người lính gác, chàng ta đã quá vui chén rượu tiễn mừng hai công tử. Tội nghiệp, chỉ có bà mẹ là không ngủ. Bà đến ngồi cạnh hai đứa con yêu, nằm kề nhau. Bà chải những mái tóc xanh ướt đẫm nước mắt của bà. Bà để cả tâm hồn âu yếm nhìn con, tình mẫu tử dồn cả vào hai khóe mắt, nhìn mãi mà không chán. Bà đã nuôi con bằng dòng sữa của mình, nâng niu với bao nhiêu nỗi lo âu, rồi con lớn lên, cho đến bây giờ chỉ còn đoàn tụ trong chốc lát!

- Hai con ơi! Hai con yêu quý của mẹ ơi! Mai kia rồi sẽ ra sao? Số phận các con rồi sẽ ra sao? - Bà vừa khóc vừa nói. Nước mắt đọng lại trên những đường nhăn đã làm hoen vẻ đẹp của khuôn mặt trước kia thanh tú biết bao.

Thật thế, ba mẹ rô tội nghiệp, cũng như trăm ngàn người đàn bà khác trong thời đại nhiễu nhương này. Thuở còn xuân mơn mởn, bà chỉ được hưởng tình yêu ngắn ngủi trong phút say mê. Rồi người yêu võ sĩ đã chia tay để đi theo cung kiếm, bạn bè và cốc rượu chốn sa trường. Cả năm, người thiếu phụ chỉ thấy mặt chồng vài ngày rồi đằng đẵng mấy thu không biết chồng sống chết nơi nào, biệt vô âm tín. Ấy vậy mà khi được gần nhau, thì lại bị bao điều tủi nhục! Chồng chửi, chồng đánh đập vùi, họa hoằn mới được chồng thương hại vuốt ve.

Đàn bà thật là một người xa lạ, lạc lõng giữa những người chiến chinh và bộ mặt khắc khổ của cuộc sống hiếu động xứ Dapôrôgiêt, Vì thế, tuổi xuân chóng phai do đời không lạc thú; đôi má hồng tươi, bộ ngực tròn trắng của bà héo hất đi trong nỗi cô đơn, thiếu thốn tình yêu, để cho cái già sống sộc đến với những vết nhăn. Bao nhiêu yêu thương, trìu mến, nhiệt tình, đều trút vào con cái. Khác khoải lo âu, nước mắt đầm đìa, bà thao thức để trông con, như con hải âu mẹ đứng trông đàn chim nhỏ. Người ta bắt mất hai con yêu quí, và giờ đây biết đâu là vĩnh biệt! Biết đâu, vừa giao chiến trận đầu, có tên rợ Tác-ta sẽ chẳng bêu đầu con bà! Thây phơi đồng nội cho qua rỉa, hỏi bao giờ còn biết tin đây! Còn bà, bà sẵn sàng hiến cả cuộc đời để giữ lấy từng giọt máu của con. Bà nhìn hai con ngủ say, dàn cơn thốn thức, và nghĩ vẩn vơ:

- Biết đâu, Bunba thức dậy sẽ hoàn đi một vài ngày. Chẳng qua vì quá chén hôm qua, ông ta mới hối hả như thế!

Trăng giãi từ lâu trên sân lặng lẽ, xuống những khóm liễu cành dương bên bờ rào. Bà từ mẫu vẫn ngồi kề hai đứa con, đôi mắt ấp ủ nhìn suốt đêm không chớp. Đàn ngựa, biết trời gần sáng, đã nằm xuống bãi không ăn cỏ nữa. Lá liễu trên ngọn cao bắt đầu rung rinh, tiếng rì rào như chuyển từ cành nọ sang cành kia. Bà thức trọn đêm cho tới tảng sáng, thức mà không biết mệt, lòng canh cánh ước mong sao cho đêm cứ kéo dài vô tận.

Con ngựa non hí vang trên thảo nguyên, ánh bình minh đã ửng hồng bầu trời. Bunba tỉnh giấc, đứng phắt dậy. Lão tướng nhớ lại rành rọt những điều đã quyết định tối qua:

- Này các con! Ngủ chỉ nửa! Giờ đã tới rồi! Dậy cho ngựa uống đi! Kia bà già đâu? - Lão gọi vợ - Bà già đâu? Dọn cơm mau! Bố con tôi còn phải đi nhiều!

Tia hy vọng cuối cùng tắt ngấm. Bà mẹ đáng thương buồn bã kéo lẻ bước vào nhà. Trong khi bà rưng rưng nước mắt làm cơm thì Bunba còn lo cắt việc, sục sạo chuồng ngựa và tự tay chọn cho hai con những bộ áo quần đẹp nhất. Trong nháy mắt, hai cậu thư sinh đã thay hình đổi dạng. Đôi ủng đỏ, gót bít bạc, đã thay thế cho đôi giày cũ của nhà tu. Dây lưng mạ vàng, thắt chặt người và giữ cái quần ống rộng bắt nếp, thùng thình, lại còn treo mấy quai da dài đeo bông hoa, điếu hút, và túi thuốc. Thêm một chiếc thắt lưng thêu, thắt ngoài áo chèn màu đỏ, đựng những khẩu súng lục Thổ Nhĩ Kỳ, khảm bạc. Một lưỡi kiếm dài đeo lòng thòng xuống ống chân. Mặt hai chàng thư sinh chưa pha màu rám nắng nên trông càng thêm trắng, thêm xinh. Bộ ria đen nhánh tăng vẻ đẹp tuổi thanh niên. Dưới chiếc mũ lông cừu màu đen, chóp thêu vàng, hai chàng trông thật oai phong lẫm liệt. Bà mẹ tội nghiệp vừa trông thấy hai con, thì đứng sững nói không nên lời. Đôi hàng lệ ngừng trên mí mắt.

- Nào! Các con! Xong cả rồi đấy! Đừng bịn rịn nữa.

- Bunba nói - Bây giờ theo phép đạo xưa, ta hãy ngồi xuống, trước khi khởi hành!

Mọi người lặng lẽ ngồi trong căn phòng, kể cả mấy gia đinh vẫn đứng hầu bên cửa.

Bunba nói:

- Thôi mẹ nó hãy cầu phúc cho hai con đi! Xin Chúa phù hộ chúng được vững vàng lúc ra trận, cho chúng giữ tròn danh dự người hiệp sĩ và bảo vệ đạo

Chúa, nhược bằng trái đạo thì đành cam chịu chết, không còn để tăm hơi trên mặt đất này. Hai con hãy xích kế bên mẹ: lời cầu nguyện của mẹ sẽ che chở các con tai qua nạn khỏi, trên cạn cũng như ngoài khơi.

Trong lúc chia tay, người mẹ già động lòng mẫu tử bèn xiết hai con vào lòng, rồi vừa khóc vừa quàng vào cổ môi đứa con một bức ảnh thánh.

- Cầu Đức Mẹ phù hộ cho các con! Hai con ơi! Chớ có quên mẹ nhé! Cho mẹ biết tin luôn và nhớ rằng...- Lời bà mẹ nghẹn ngào trong cổ.

Bunba nói:

- Thôi! Các con! Lên đường!

Ngưa thắng rồi chờ trước thêm. Bunba nhảy lên con "Tuấn mã". Con ngựa bông chốc phải thồ hơn tạ rưỡi trên lưng. Bunba vốn người to lớn nên bực dọc chùn bước.

Khi thấy hai con đã lên yên, bà mẹ chồm tới người con út còn nặng vẻ bịn rịn; bà bám riết chân đăng, nắm chặt con ngựa như cố níu giữ đứa con lại. Hai người lính Cô-dắc lực lưỡng đỡ nhẹ bà và dắt vào trong nhà. Nhưng khi đoàn người ngựa vượt qua cổng, bà bỗng phóng theo chân họ nhẹ như chân nai và tuy tuổi tác, bà cũng có sức mạnh chặn đứng con ngựa lại, rồi ôm lấy con, mà hôn như điên như dại. Người ta lại phải vực bà vào.

Hai chàng thanh niên Cô-dắc ruổi ngựa đau lòng nuốt thầm giọt lệ, vì sợ lão tướng Bunba. Nhưng chính lão cũng đang cố nén nỗi xúc động nao nao.

Trời âm u. Cỏ non xanh rợn, chìm hót véo von.

Vượt một quãng đường, hai chàng ngoảnh đầu về: nếp nhà cố hương xa khuất chân trời, chỉ còn thấy hai ống khói và mấy ngọn cây cao mà thuở bé, hai chàng thường leo lên lanh như sóc.

Đồng cỏ rộng vươn dài trước mắt, Đồng cỏ nhắc nhở cuộc đời thơ ấu, kể từ khi hai chàng bé nhỏ còn lăn tròn trên bãi cỏ đượm sương, cho đến tuổi đã biết đứng chờ cô thiếu nữ Cô-dắc nét mày đen nhánh, thoăn thoắt gót sen.

Phút chốc, chỉ còn thấy cái cần có ròng rọc dựng trên bờ giếng. Cánh đồng họ vừa vượt qua bây giờ lại thành ngọn núi, che khuất nếp nhà cố hương, xóa nhòa cả ngày thơ ấu.

Tạm biệt cố hương! Tạm biệt trò chơi tuổi trẻ! Thôi tạm biệt!

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro