Chương 4 : Nhà Tú

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Tú lái xe thật kinh dị( Hắn giải thích rằng vì mất 1 chân nên bố mẹ hắn thấy không an toàn khi cho hắn đi xe máy , và thế là một chiếc SUV đứng tên hắn). Dù là cài thắng hay vô số thì lúc nào cũng bằng một CÚ XÓC giật nảy người. Tôi cứ lao lên phía trước và bị sợi dây an toàn của chiếc Toyota SUV níu chặt mỗi khi hắn đạp phanh, và đầu tôi cứ đập về phía sau ghế mỗi khi hắn nhấn ga. Lẽ ra tôi phải lo lắng đến việc đang ngồi trong xe ô-tô của một người lạ huơ lạ hoắc và đang trên đường về nhà hắn, nhận thức sâu sắc rằng hai lá phổi vô dụng của mình đang nỗ lực tối đa sau những lời phỉnh phờ ỡm ờ, nhưng khả năng lái xe của hắn tệ bất ngờ đến độ tôi không thể có suy nghĩ gì khác.

Chúng tôi đi khoảng 3km trong im lặng trước khi Tú thú nhận: "Tú thi lấy bằng lái rớt ba lần rồi đó."

"Tú không cần nói đâu."

Tú cười, gật đầu: "Ừ, Tú không hề thấy áp lực trong chiếc Huyndai cũ( xe để thi bằng lái), và Tú cũng không thể học lái xe bằng chân trái. Bác sĩ bảo hầu hết những người tàn tật thì có thể lái xe mà không gặp trở ngại gì nhưng riêng Tú thì... Dù sao thì Tú đã thi bằng lái lần thứ tư, và Tú vẫn lái y như vầy." Cách một mấy trăm mét trước mặt chúng tôi, đèn đường chuyển sang màu đỏ. Tú đạp mạnh phanh, hất tôi văng ra phía trước đến nỗi dây an toàn tạo thành một góc tam giác. "Xin lỗi em. Tú xin thề trước cái bóng đèn là Tú đang rất cố gắng lái xe nhẹ nhàng. À, trở lại câu chuyện thi bằng lái, đến cuối buổi thi Tú cứ đinh ninh là mình lại rớt lần nữa. Nhưng không ngờ ông hướng dẫn lại nói: "Tuy ngồi xe em lái chẳng dễ chịu tí nào, nhưng về mặt kỹ thuật thì không đến nỗi thiếu an toàn."

"Tôi không đồng ý lắm," tôi thản nhiên nói. "Tôi nghi ngờ đó là Đặc Quyền dành cho Bệnh Nhân Ung Thư." Tôi cười.

"Ừ, có lẽ thế." Hắn đáp. Đèn chuyển sang màu xanh. Tôi ghì người xuống ghế, chuẩn bị tinh thần. Tú nhấn ga.
"Tú có biết đến cần điều khiển bằng tay dành cho những người không thể sử dụng chân không?" Tôi mách nước.

"Ừ, Tú biết." Tú đáp. "Chắc một ngày nào đó Tú sẽ thử." Tú thở dài, khiến tôi tự hỏi liệu Tú có tự tin về một ngày nào đó không. Tôi biết u xương ác tính có khả năng chữa trị rất cao, nhưng biết đâu đấy.

Có một số cách để biết được xem người ta sẽ sống thêm khoảng bao lâu mà không cần hỏi thẳng. Tôi dùng cách cổ điển: "Vậy Tú vẫn đi học chứ?" Nói chung, các bậc phụ huynh sẽ rút học bạ của bạn vào lúc họ không còn hy vọng bạn sẽ sống lâu nữa.

"Ừ, Tú còn đi học." Hắn đáp. "Ở trường Lê Hồng Phong. Dù trễ một năm, anh đang học lớp 11 , còn em?"

Tôi nghĩ đến chuyện nói dối. Chẳng ai thích chơi với một người sắp chết cả. Nhưng cuối cùng tôi nói sự thật: "Không, Ba Mẹ cho tôi nghỉ học cách đây ba năm."

"Ba năm á?" Tú hỏi lại, vẻ kinh ngạc.

Tôi bèn kể sơ cho Tú nghe về phép màu của đời tôi: năm mười ba tuổi tôi được chẩn đoán bị ung thư tuyến giáp giai đoạn bốn. (Tôi đã không kể với Tú là kết quả chẩn đoán đến sau khi tôi bắt đầu có kinh lần đầu ba tháng. Giống như: Xin chúc mừng, bạn đã trở thành phụ nữ. Giờ thì, đi chết đi!) Và bệnh của tôi, theo lời các bác sĩ, là không chữa được.

Tôi đã trải qua một phẫu thuật có tên nạo hạch cổ tận gốc, cũng dễ chịu không kém gì tên gọi của nó. Tiếp theo là đến xạ trị. Sau đó, họ đã thử một số trị liệu hóa học cho các khối u phổi của tôi. Các khối u co lại, sau đó phát triển thêm. Lúc đó, tôi mười bốn tuổi. Phổi của tôi bắt đầu bị tràn dịch. Nhìn tôi lúc đó giống như sắp chết – tay chân sưng phù; da dẻ nứt nẻ; đôi môi lúc nào cũng tím xanh. Có một loại thuốc giúp bạn bớt sợ hãi về thực tế là bạn không hít thở bình thường, và tôi được tiêm rất nhiều loại thuốc này thông qua một ống thông nội tĩnh mạch PICC, và còn thêm hơn một chục loại thuốc khác. Nhưng ngay cả như vậy, thật khó chịu khi dịch tràn khắp phổi, nhất là cứ vài tháng tôi lại có cảm giác như phổi mình sắp chết đuối tới nơi. Cuối cùng tôi phải vào Phòng chăm sóc đặc biệt ICU vì chứng viêm phổi. Khi đó, Mẹ tôi quỳ xuống bên giường, âu yếm hỏi: "Con sẵn sàng chưa, con yêu?" và tôi nói là mình đã sẵn sàng, còn Ba tôi thì lặp đi lặp lại hoài một câu "Ba thương con gái lắm!" bằng chất giọng không thể nghẹn ngào hơn, và tôi trấn an ông rằng tôi cũng thương ông nhiều lắm. Tất cả mọi người siết tay nhau, và tôi bắt đầu thở hổn hển, hai lá phổi của tôi co thắt trong tuyệt vọng, cố kéo tôi ra khỏi giường như muốn tiếp thêm không khí, và tôi vừa bối rối trước sự tuyệt vọng của hai lá phổi vừa kinh tởm sao chúng không đầu hàng số phận cho rồi, tôi nhớ Mẹ động viên tôi là mọi chuyện vẫn ổn, tôi sẽ không sao, và Ba tôi đã cố kiềm tiếng nức nở (nhưng một khi ông sụt sịt khóc thì cứ như cơn động đất, mà ông cũng hay khóc lắm). Và tôi nhớ là mình chỉ muốn nhắm mắt lại ngủ.

Mọi người cứ tưởng tôi xong đời rồi, nhưng Bác sĩ điều trị Maria đã cố hút dịch tràn trong phổi tôi ra và chẳng bao lâu sau thuốc kháng sinh điều trị viêm phổi mà họ tiêm cho tôi bắt đầu phát huy tác dụng.

Tôi tỉnh lại và sớm chuyển sang liệu trình thử nghiệm, vốn nổi tiếng Vô Tác Dụng ở Vương Quốc Ung Thư. Loại thuốc này mang tên Phalanxifor( lời tác giả : nó chỉ là hư cấu, trên thực tế không có loại thuốc này), một phân tử hóa học được thiết kế để tự bám vào các tế bào ung thư và làm chậm quá trình phát triển của chúng. Thuốc này không có hiệu quả với 70 phần trăm số người dùng, nhưng nó hợp với tôi – khối u co lại.

Các khối u bị thu hẹp. Hoan hô Phalanxifor! Trong suốt mười tám tháng qua, các tế bào ung thư di căn trong phổi tôi hầu như không phát triển thêm. Và tuy chúng để lại di chứng là phổi tôi không hoạt động bình thường được nhưng ít ra, như bạn thấy đấy, tôi vẫn sống sót (không biết đến bao giờ!?) với sự hỗ trợ đắc lực của bình phun ô-xy và thuốc Phalanxifor mỗi ngày.

Phải thừa nhận rằng Phép màu Ung thư của tôi thực chất chỉ kéo dài thêm một chút thời gian (và tôi không biết một chút là bao lâu). Nhưng khi tôi kể cho Tú nghe, tôi đã vẽ một bức tranh màu hồng tươi sáng nhất trong khả năng của mình, khai thác những khía cạnh kỳ diệu tuyệt vời của phép màu đã xảy đến với mình.

"Vậy giờ em có trở lại trường học không?" Tú hỏi thăm.

"Thực sự là không thể," tôi giải thích, "bởi vì tôi đã lấy bằng Giáo dục phổ thông rồi. Nên giờ tôi đang học ở trường MCC của Mỹ." Đó là trường đại học cộng đồng của 1 bang của Mỹ

"Một nữ sinh viên." Tú gục gặc đầu. "Điều này giải thích cho lối nói chuyện cắc cớ của em." Hắn nở nụ cười dương dương tự đắc cho cái phát hiện ấy. Tôi huých tay hắn, và cảm nhận được da của Tú thật sự rất mịn , còn hơn cả tôi nữa , n làm tôi nghi ngờ rằng mình có quá nam tính.

Tú đánh một cú cua gấp đến rít lốp xe vào một khu nhà có những bức tường cao khoảng hai 2 mét rưỡi. Nhà Tú nằm ngay đầu dãy bên trái. Đó là một căn nhà tầm trung cao hai tầng. Chiếc xe xóc một cú trước khi dừng ngay giữa lối vào nhà.

Tôi theo chân Tú vào nhà. Một tấm bảng gỗ treo trước cổng có khắc dòng chữ 'Mái ấm là nơi trái tim ta luôn hướng về', với nét chữ bay bướm. Và trong nhà cũng tràn ngập những câu cách ngôn. Câu 'Bạn tốt khó tìm và cũng khó quên' được thêu cầu kỳ trên chiếc gối kê lưng trong gian phòng khách được bày trí theo kiểu cổ điển. Tú thấy tôi đang chăm chú đọc khắp nơi, bèn giải thích: "Ba mẹ Tú gọi đó là Lời động viên tinh thần, và họ ghi chúng khắp nhà."

Ba mẹ hắn gọi Tú là Thỏ( tôi biết là nó chẳng hợp gì với tên của Tú cả, nhưng vẫn thấy n rất dễ thương). Họ đang bữa tối trong bếp , nhìn họ thật hạnh phúc và tôi đọc thấy câu 'Gia đình là mãi mãi' được khắc tròn trịa trên một mảnh kính màu cạnh bồn rửa chén. Mẹ hắn đang gắp thịt gà bỏ vào bánh ngô còn ba hắn sẽ cuốn lại và đặt vào một chảo thủy tinh. Họ có vẻ không mấy ngạc nhiên trước sự hiện diện của tôi, cũng dễ hiểu : việc Tú khiến tôi cảm thấy đặc biệt không có nghĩa là bản thân tôi đặc biệt. Biết đâu mỗi đêm hắn dẫn một cô về nhà cùng xem phim và giở trò với cô ấy.

"Đây là bạn Thuỳ Nhi." Hắn lên tiếng giới thiệu.

"Gọi cháu là 'Nhi' được rồi ạ." Tôi nói.

"Cháu khỏe không, Nhi 'được rồi' ?" Ba của Tú hỏi thăm. Ông cao hơn Tú một chút và gầy hơn so với những phụ huynh ở độ tuổi của ông. Không biết là tôi đã nói Tú cao hơn 1m7 chưa , đó là lần đầu tôi gặp một cô gái cao như vậy trừ những cô người mẫu trong chương trình Next top model hay The face.
"Dạ cháu cũng ổn, thưa bác," tôi đáp.

"Hội Tương Trợ của Tài vui không Thỏ?"

"Cũng là lạ." Tú trả lời.

"Con chỉ giỏi nói xấu thôi," mẹ hắn nói, "Nhi, cháu thích hội đó chứ?"

Tôi ngần ngừ một giây, cố nghĩ xem câu trả lời của mình nên làm vui lòng Tú hay ba mẹ của Tú. Cuối cùng tôi nói chung chung: "Đa số mọi người trong nhóm rất dễ thương."

"Đó cũng chính là cảm nhận của hai bác về mấy gia đình trong bệnh viện Memorial vào khoảng thời gian hai bác căng thẳng nhất với bệnh tình của Tú," ba hắn nói. "Mọi người đều rất tử tế. Mạnh mẽ nữa. Trong những ngày đen tối nhất, ông trời sẽ luôn mang đến cho ta những người bạn chân thành nhất."

"Ồ, ba mau đưa con một cái gối cũ cùng mấy cuộn chỉ để con thêu câu này làm lời động viên nào." Tú trêu, và ba của hắn có vẻ hơi khó chịu, nhưng Tú đã đến ôm cổ ba mình và nói. "Con chỉ đùa thôi mà ba. Con rất thích mấy lời động viên đó, thật mà. Con chỉ không thích thừa nhận điều đó bởi giờ con là thiếu niên rồi." Ba hắn trợn tròn mắt.

"Cháu ở lại ăn tối với nhà bác chứ?" mẹ hắn khấp khởi hỏi. Dáng bà nhỏ nhắn, da ngăm ngăm và có phần rụt rè.

"Dạ, chắc được ạ." Tôi đáp. "Miễn sao là cháu về nhà trước mười giờ. Và cháu..., ừm, cháu không ăn được thịt."

"Không sao, hai bác sẽ cuốn một số cuốn chay cho cháu." Bà nói.

"Động vật quá dễ thương nên em không nỡ ăn à?" Tú tò mò hỏi.

"Tôi muốn giảm thiểu số lượng nạn nhân phải hy sinh vì tôi." Tôi đáp.

Tú mở miệng định nói gì đấy, nhưng tự dưng im bặt.

Mẹ hắn phá tan sự im lặng. "Ồ, bác nghĩ ý tưởng đó rất hay đấy cháu!"

Họ nói chuyện với tôi thêm một chốc, kể đủ chuyện như món Bánh Ngô Trứ Danh của nhà họ Lê ngon như thế nào và thật Không Nên Bỏ Lỡ, hay chuyện giờ giới nghiêm của Tú cũng là mười giờ tối, và họ tự nhiên thấy không tin cậy những bậc phụ huynh đặt lệnh giới nghiêm cho con mình hơn mười giờ, hay như hỏi tôi vẫn đi học chứ - "Nhi là sinh viên đại học đó," Tú xen vào – hay chuyện thời tiết tháng Ba đặc biệt đẹp và dễ chịu, hay chuyện vạn vật thay áo mới vào mùa xuân, nhưng họ tuyệt nhiên chẳng đả động đến chiếc bình ô-xy hay bệnh tình của tôi. Điều này tuy kỳ lạ nhưng thật tuyệt vời. Và sau đó Tú xin phép: " Nhi và con sẽ xem phim Vệ sĩ Sài Gòn để bạn con có thể nhìn thấy hình bóng mình trong đó, trong số hàng ngàn cô nàng Thi."

"Ừ, các con cứ tự nhiên dùng ti-vi ở phòng khách." Ba Tú vui vẻ nói.

"Con định sẽ xem phim ở dưới tầng hầm."

Ba hắn bật cười. "Có cố gắng đấy, nhưng phòng khách thôi."

"Nhưng con muốn chỉ em Nhi xem tầng hầm." Tú khăng khăng.

"Cứ gọi là Nhi được rồi," tôi nhắc.

"Vậy chỉ cho Nhi Được Rồi xem tầng hầm trước đi," ba hắn nói tỉnh bơ. "Xong trở lên và xem phim ở phòng khách nhé."

Tú phồng má, đứng thẳng dậy, xoay hông và nhấc cái chân giả lên trước. "Được thôi," hắn lầm bầm.

Tôi theo hắn xuống cầu thang trải thảm, và cả tầng hầm là một phòng ngủ rộng thênh thang. Một kệ gỗ cao ngang tầm mắt tôi bao quanh phòng, bên trên trưng bày vô số kỷ niệm chương bóng rổ: hàng chục chiếc cúp nhựa vàng thể hiện các vận động viên ở nhiều tư thế như đang nhảy lên đánh bóng, đang lừa bóng hay đang lên rổ ném bóng vào một bảng rổ vô hình. Còn có rất nhiều quả bóng rổ và giày thể thao chơi bóng rổ ở đó.

"Hồi đó Tú có chơi bóng rổ," hắn giải thích.

"Chắc Tú phải chơi hay lắm."

"Cũng không tồi, nhưng tất cả mấy đôi giày và bóng lưu niệm là Đặc Quyền dành cho Bệnh Nhân Ung Thư đấy." Hắn đi về phía ti-vi, nơi có một chồng đĩa DVD và trò chơi điện tử chất lên nhau thành hình một kim tự tháp, đoạn cúi xuống và chộp lấy đĩa Vệ sĩ Sài gòn ( thật bất bình thường khi hắn còn thu cả đĩa phim mà chúng ta có thể xem miễn phí trên mạng) " Tú giống một đứa trẻ to xác chính hiệu sinh trưởng tại Sài Gòn vậy," hắn nói. "Kiểu như Tú làm sống lại nghệ thuật nhảy ném tầm xa. Nhưng một ngày nọ khi đang tập ném bóng tự do – khi đang đứng ở vạch biên trên sân thể dục của trường cấp 3 tập ném bóng, đột nhiên anh tự hỏi sao mình có thể máy móc ném một vật hình cầu xuyên qua một vật hình xuyến trên bảng rổ. Đó thật là chuyện ngớ ngẩn nhất Tú từng làm."

"Tự nhiên Tú liên tưởng đến mấy đứa con nít hay xỏ cái cọc hình trụ qua một lỗ tròn, và cứ nghịch đi nghịch lại trò đó hàng tháng liền cho đến khi thành thục, và bóng rổ thực chất chỉ là một phiên bản thể thao hơn của cái trò con nít ấy. Dù sao Tú vẫn tiếp tục tập ném tự do trong một thời gian dài, kỷ lục của Tú là ném lọt rổ tám mươi lần liên tục. Nhưng càng tập, Tú càng thấy mình giống con nít hai tuổi. Và rồi vì một lý do khác, Tú bắt đầu nghĩ đến các vận động viên chạy vượt rào. Em không sao chứ?"

Tôi đã ngồi xuống một góc trên chiếc giường lộn xộn của hắn. Không phải tôi đang gợi ý hay gì; chỉ đơn giản là tôi thường thấy mệt khi phải đứng nhiều. Tôi đã đứng ở phòng khách nhà hắn, rồi xuống cầu thang, rồi lại đứng tiếp dưới tầng hầm, tôi đã đứng khá nhiều và tôi không muốn mình ngã lăn ra xỉu. Tôi hơi giống tuýp phụ nữ thời Cổ đại – hay bị ngất xỉu. "Ổn rồi," tôi nói. "Tôi vẫn đang nghe mà. Các vận động viên chạy vượt rào sao?"

"À, các vận động viên chạy vượt rào. Tú cũng không hiểu sao Tú bắt đầu suy nghĩ về việc họ chạy đua và cứ phải nhảy qua các chướng ngại vật được đặt rất tùy hứng trên đường đua. Và Tú tự hỏi liệu mấy tay vận động viên đó có bao giờ nghĩ, kiểu như là 'Mình sẽ chạy nhanh hơn nếu tháo bỏ mấy cái chướng ngại vật cản đường này.'"

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro