2. Chiến cuộc

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Ngày ** tháng ** năm 2041
Ánh nắng bình minh chiếu nhè nhẹ qua tán lá. Từng giọt sương lấp lánh trên kẽ lá xanh mướt. Đồng cỏ trải dài đến tận chân trời đẹp đẽ, yên bình như đang mời gọi con người đến thư giãn. Buổi chiều hôm nay thật mát mẻ. Gió đưa nhè nhẹ qua cành cây, lướt qua cỏ mềm. Ánh nắng nhè nhẹ không quá gắt.
Tiểu đội tôi quay về làng Ostrosky nằm gần bờ sông. Trên đường đi, các đoàn xe tải chở thương binh của quân đội Zukraina đi ngược chiều bọn tôi kéo dài gần chục cây số. Trên đó là các binh sĩ bị thương nặng, băng bó khắp người, một số đã tử trận vì mất máu, xe tăng T-64 bị bắn thủng vô số chỗ, bốc cháy và đen kịt. Những khuôn mặt của các binh sĩ hiện lên rất nhiều cảm xúc lẫn lộn, vui vẻ vì họ được về nhà, đau buồn, tuyệt vọng vì đã thất trận. Ngồi trên xe bọc thép sơn lên dấu cộng , trên lưng là những khẩu súng chống tăng, súng máy hoặc đạn dược. Chắc hẳn họ cũng là những người đã quay về từ cõi chết, cũng giống bọn tôi vậy.
Xe đi đến đầu làng xong rồi cùng nhau xuống xe, mang theo hành lí rồi đi vào chào hỏi bà con nơi đây.

“Chào các anh, hân hạnh được gặp. Các anh có cần tụi em giúp gì không ạ ?”

Một giọng nói nữ trong trẻo và dịu dàng vọng lại. Tôi ngoảnh đầu lại. Một cô gái người Zukraina đứng sau tôi, nở một nụ cười rạng rỡ. Mái tóc cô ấy bồng bềnh, dài ngang lưng, được buộc gọn gàng. Cô ấy mặc lên bộ váy trắng đẹp đến nao lòng. Mùi hương tỏa ra thơm đến lạ lùng. Trời đất, con gái nhà ai mà xinh thế. Cơ mà bây giờ tôi vẫn không muốn dính dáng vào mấy chuyện yêu đương này lắm nên là bỏ đi, yêu làm gì cho khổ.

“Anh là đại úy Vasily Dimitri, 24 tuổi, chỉ huy đội 209. Hân hạnh được làm quen, đây là Arnold, bạn thân và là phó nhóm.”

“Chào buổi sáng, các cậu lính! Chào mừng đến làng Ostrosky. Tôi là Garov, trưởng làng, còn đây là con gái tôi. Con bé là Valiya, mong các cậu giúp đỡ.”

Một người đàn ông to béo bước ra từ đầu làng, nhiệt tình chào đón đám lính tráng bọn tôi. Đó là Garov, hay gọi thân quen hơn là Lão Béo. Ông ấy hiện đang là trưởng làng, đồng thời là cựu binh từ thời Xô Viết. Ông ấy nhìn thì tưởng dữ dằn lắm, nhưng thực chất lại hiền khô, lão thậm chí còn mời cả đám ở lại để cùng thưởng thức bữa tối mà. Nhưng tất nhiên, làm gì có chuyện mấy ông chỉ huy lại để bọn tôi đóng quân ở đây lâu chứ. Nếu được thì cùng lắm là vài tuần rồi bọn tôi sẽ phải quay lại cái nơi chết tiệt ấy.

Chúng tôi được trưởng lành dẫn đi thăm trang trại trồng lúa, ngô. Ông ấy thậm chí còn cho cả đám chiêm ngưỡng kho vũ khí để lại từ thời Xô Viết gồm 34 khẩu AKM, 40 khẩu AK-74 và vài khẩu RPG cũ được cất cẩn thận bên trong nhà kho. Đây sẽ là nguồn vũ khí của cả làng trong việc đối đầu với quân Rusviryat đang ngày một tấn công gay gắt hơn.

Chúng tôi đi về doanh trại sau khi đã làm quen với địa hình nơi đây. Lúc ấy cũng đã khá muộn nên cả bọn quyết định ở lại nhà Garov luôn. Lão sai người chuẩn bị cả đống bánh mì và súp gà, muốn đãi bọn tôi một bữa no nê. Ban đầu thì tôi còn lưỡng lự, cố gắng lảng tránh và từ chối lời đề nghị ấy từ lão trưởng làng Garov, nhưng ngay sau khi lão bảo sẽ chi chi trả toàn bộ và giữ kín chuyện này thì thái độ của tôi liền quay ngoắt 180°.

Ngay lập tức, chỉ trong tích tắc, chúng tôi đã chén sạch chỗ súp gà khổng lồ ấy. Hơn 54 người ngồi húp sì soạt, ăn lấy ăn để như chết đói. Vị thịt gà kết hợp với hương thanh dịu của súp quả là tuyệt phẩm. Lâu lắm rồi chúng tôi mới có bữa ăn ngon đến thế này. Cũng tại ngày qua ngày, chúng tôi chỉ được ăn mỗi củ khoai tây sống bám đầy bụi bẩn, nhiều lúc còn phải ăn tạm đồ hết hạn, ở chiến tường thì làm gì có mĩ vị nhân gian chứ. Vài anh em trong đơn vị đã không chịu được mà nôn mửa, bệnh tả và đủ thứ bệnh khác. Kinh hoàng nhất là khi có người đã chết vì ăn phải kí sinh trùng trong đồ hộp, có người thậm chí đã đầu hàng quân địch chỉ vì thức ăn ở đây quá tồi tệ. Valiya thấy thế mới hỏi tôi một câu thật ngây thơ.

“Sao các anh ăn ngấu nghiến vậy, ở chiến hào có được chu cấp đầy đủ thức ăn không vậy.”

Tôi ngừng lại, trả lời.

“Có nhưng đồ ăn tệ lắm, ít nhất vẫn an toàn.”

Phải rồi, tôi phải lừa dối con bé chứ. Nếu con bé biết về những gì chúng tôi đã ăn phải thì thật tội lỗi. Chúng tôi đã ăn mọi thứ có thể ăn được vào những ngày hết sạch lương thực. Nào là chuột, đồ hết hạn cho tới bánh mì mốc, khoai tây sống,.... Nước thì phải uống tùe cống lọc ra. Thật quá đỗi đáng sợ đối với người bình thường.

Một vài tiếng nổ lại dội đến, phá vỡ không khí bình yên vốn có của nơi này. Máy bay Su-30 của Rusviryat bắt đầu tập kích các đợt phản công của quân Zukraina nhắm vào nhà máy điện hạt nhân. Đây được coi là nơi quan trọng nhất, chiếm giữ được nơi này thì việc đẩy lùi quân địch chỉ là vấn đề thời gian. Nhưng tất nhiên, việc chiếm đóng nơi đây cũng không phải việc dễ, chỉ cần chút sơ hở hay gì đó là nơi này sẽ phát nổ và sẽ có một thảm họa hạt nhân thứ hai, đó là viễn cảnh tệ nhất có thể xảy ra. May mắn thay, chúng tôi chỉ là đơn vị đóng quân ở gần để đề phòng quân địch thôi.


Một người lính bất ngờ bước vào trong. Cậu ta trông có vẻ rất mệt mỏi, áo quần thậm chí còn bẩn gấp chục lần bọn tôi, từ cơ thể ấy bốc lên mùi xác thối rữa nồng nặc, đầu tóc rũ rưỡi, da đen như cột nhà cháy, với lạo quân phục cậu ta là một bộ đồ bảo hộ sinh học của quân đội. Bỗng nhiên, người lính ấy ngã sõng soài ra sàn nhà, toàn người co giật dữ dội, mồm sủi bọt mép. Tôi giật mình, liền hoảnh hốt ra lệnh cho người khiêng cậu ta vào. Arnold nhanh chóng dọn sạch bàn ăn, đặt người lính kia lên. Cậu ta giật nảy lên, đến nỗi tôi còn phải nhờ người giữ chặt lại. Tôi nhanh chóng nhận ra đây là triệu chứng của việc nhiễm phóng xạ, vì gần đây chúng tôi có nghe tin về việc tấn công nhà máy điện hạt nhân của quân Zukraina. Nhưng vấn đề là sao người lính này lại có thể ra nông nỗi này, tưởng phải có mặt nạ chống độc cho quân lính chứ ?

“Mau gọi cấp cứu đi! Người đâu !”

Vài người lính trong đội tiến lại gần, định sẽ dùng tay giữ lấy anh ta, liên tục thay nhai gọi cấp cứu. Tôi thấy vậy bỗng đẩy bọn họ ra xa, hét rõ lớn. Lão Garov cũng điên tiết, quát nạt mấy người định chạm vào.

“Tránh xa cậu ta ra, nhiễm phóng xạ đấy! Vasily, bỏ đi, cậu ta toi đời rồi, tôi từng là lính ở nhà máy hạt nhân nên biết. Bỏ ra! Mau lên nếu không muốn chết.”

Valiya thấy vậy hoảng sợ, vội chạy khỏi đó, kêu mọi người rời xa khu vực. Lúc này, người lính kia hai mắt trắng dã, kêu gào một cách thảm thiết, ói ra một chất lỏng gì đấy trông thật gớm ghiếc. Vài giây sau, người lính kia nằm bất động, có lẽ anh đã chết thật rồi. Một cái chết thật bất ngờ và dữ dội.


Arnold sau đó đưa cái xác ra ngoài bìa rừng để chôn cất, tội nghiệp anh lính đó thật, chắc hẳn bên trong nhà máy đang loạn lắm đây. Việc tấn công vào nhà máy hạt nhân lúc này đúng là điên rồ hết sức, chẳng hiểu mấy gã chỉ huy nghĩ gì nữa. Mặc cho là nơi ấy là một vị trí chiến lược nhưng mà thế này thì quá mức cho phép rồi. Lỡ nó mà nổ thì ai chịu trách nhiệm?
Nhưng mà như người đời từng nói: đời đâu như mơ, nếu bây giờ tôi có nói ra thì cũng chẳng có giá trị gì, ai lại tin lời một thằng nhãi ranh 25 tuổi như tôi chứ, họ chỉ quan tâm lời của mấy gã tham nhũng ăn chặn tiền từ thiện kia thôi. Đời là thế, chẳng công bằng với ai.

Suốt đêm hôm ấy, tôi không tài nào ngủ được, việc một người lính nhiễm phóng xạ đã dấy lên hồi chuông cảnh báo, nơi này giờ đây quá nguy hiểm rồi, không thể ở lạo được nữa. Vậy mà ai cũng nói về hậu phương là an toàn nhất. Có lẽ sáng mai chúng tôi buộc phải di tản mọi người khỏi đây thôi, vừa giúp họ có ngôi nhà mới, vừa đảm bảo an toàn nơi chiến trận. Đang mải đăm chiêu suy nghĩ thì Arnold đi vào. Trông cậu ta vẫn tươi cười chán, chẳng hiểu sao cậu ta vẫn có thể cười một cách sảng khoái khi ở nơi chết tiệt này được. Cậu ta ngồi xuống, cạnh tôi và tâm sự

“Lại suy nghĩ gì à? Anh bạn.”

Tôi quay ra, bảo với Arnold.

“Không có gì đâu, ngồi đây đi, vẫn chưa ngủ à.”

Arnold tiến tới, đặt khẩu AK-74 sang một bên.

“Không, tôi chỉ muốn xem thằng bạn mình có ổn không thôi mà.”

Tôi hỏi:

“Mà này, Arnold, sao cậu vẫn có thể tươi cười ở nơi chiến trường này thế?”

Arnold không nói gì, cậu ta ngồi suy nghĩ một hồi lâu, thở dài rồi nói. Trông có vẻ nặng nề lắm.

“Haha, đơn giản lắm.... Tại vì... Bố mẹ tôi từng bảo rằng, khi gặp một điều gì đó đau buồn hay vấp ngã, hãy luôn nở một nụ cười thật tươi và tiến về phía trước....”

Cậu ta run rẩy, nói bằng giọng rưng rưng tưởng sư sắp khóc đến nơi.

“Đến nỗi....khi họ bị pháo binh quân li khai giết chết... Tôi cũng đã cười như họ, cười trong nước mắt.....”

Arnold gục đầu xuống, khóc nấc lên như một đứa trẻ.

“Tôi thậm chí....đã cười ngay cả khi chứng kiến đồng đội mình bị địch bắn thủng ruột ngay trước mặt.”

Mẹ kiếp.....
Tàn khốc thật đấy.
Nghe thôi mà tôi cũng đủ để hiểu được cậu ta đã phải trải qua những gì rồi. Mất mẹ, mất cha, mất đồng đội... Cậu ta và tôi đều giống nhau, đều gặp những điều bất hạnh, đều bị bỏ rơi, đều bị dày vò....
Tôi đập vào vai Arnold, cố an ủi cậu ta.

“Không sao đâu, rồi mọi thứ sẽ ổn thôi....”

Sáng hôm sau, tôi và Arnold mau chóng giúp người dân di tản khỏi làng. Trời càng trưa dần. Thêm một chút ánh sáng đã lọc qua đám sương mù bao phủ mặt đất. Nhưng trời vẫn nhiều mây, thế rồi bắt đầu đổ mưa. Mây tơi tả hạ thấp dần. Mưa phùn. Gió đưa về chúng tôi, với một đà chậm chạp và chán chường, cái khoảng trống không ẩm ướt. Sương mù và nước mưa làm nhớp nhúa và xám xịt hết thảy. . Có những đường đã bỏ không dùng, mọc đầy cỏ và hầu như đất bị lấp bằng. Có những đường khác được tu sửa luôn luôn và lố nhố những binh sĩ. Những đường hào song song đó nối với nhau bằng vô số đường giao thông ngoắt ngéo như những đường phố cổ. Mạng lưới chiến hào còn chi chít quá sức tưởng tượng của chúng tôi, những người đương sống ở đó. Trên hai mươi lăm cây số đường rộng của mặt trận, kể có đến hàng nghìn cây số đường hào, chiến hào, giao thông hào, hầm ngầm mà quân đội có mười binh đoàn. Những hạt mưa li ti rơi xuống đất, tóc tách tóc tách.
Phía bên kia, quân Rusviryat vẫn tấp cập nã tên lửa vào các ụ pháo của quân Zukraina. Tiếng pháo gầm lên, vang động cả một vùng trời. Không biết bên đấy có ổn không nhỉ?



       


Xe chúng tôi phóng đi thật nhanh trên con đường cao tốc vắng tanh không có lấy bóng người, dẫn đầu đoàn người sơ tán về tuyến sau. Trên đường đi, một vài cột khói bốc lên từ xa, đó là những gì còn lại của các đoàn xe vận tải chờ theo lính tân binh, chúng đã bị máy bay Rusviryat thiêu rụi, đốt cháy thành tro. Rất may, quân địch tưởng rằng bọn tôi là dân thường nên đã phớt lờ đi mà tập trung tiêu diệt những chiếc UAZ còn lại.

Valiya ngồi sau xe bỗng mở lời, hỏi tôi.

“Anh Vasily này, ở ngoài đấy đánh nhau có ác liệt không?”

Tôi trả lời, tay giữ lấy khẩu RPG phòng trường hợp bị phát hiện bởi quân Rusviryat.

“Có, kinh khủng lắm... Thậm chí còn lần anh suýt nữa là bay đầu đấy. Ở chỗ này còn an toàn chán, mấy thằng bạn của anh ở Khertzson chết hết rồi.”

“Nghe sợ thật...”

“Phải, chiến trường là vậy mà, lơ là một chút là chết ngay.”



Từ phía sau chúng tôi, một làn gió lạnh lẽo bất ngờ thổi đến, kèm theo một tiếng gầm vang dội. Tiếng gầm kinh hoàng ấy lớn tới mức có thể gây điếc chỉ trong vài giây. Ngay lúc đó, bầu trời bỗng đen kịt lại, như bị che khuất bởi thứ gì đó, một thứ thật to lớn và vĩ đại.
Một chiếc MIG-29 của quân Zukraina bỗng bay tới chỗ chúng tôi rồi lao đi như một mũi tên, phía sau nó là vài chiếc tiêm kích SU-27 của Rusviryat. Có vẻ đây là một trận không chiến là kẻ địch đang áp đảo quân ta. Chiếc MIG rẽ sang trái, cố gắng sử dụng tên lửa để bắn trả nhưng thất bại. Nó tìm cách thoát ra, hệt như một con hươu non đang cố gắng chạy thoát khỏi hai con mãnh thú. Chiếc Su-27 bay đầu phóng 2 quả rocket, tách làm hai phía. Rất nhanh, MIG nhả ra hàng chục cột pháo gây nhiễu, làm cho hai quả rocket kia lệch hướng, nổ tung trên trời. Chiếc SU-27 theo sau vượt lên, áp sát rồi nhả đạn liên tục vào MIG-29 kèm theo 3 quả tên lửa.


VIUUUUIUI
BÙMUMUMUMUMUM.

Chiếc MIG-29 lập nổ tung trên trời, rơi tõm xuống một cánh đồng ở gần đó. Âm thanh nổ vọng lại, sóng xung kích ập tới làm vỡ toàn bộ cửa chắn gió. Khói đen phủ kín bầu trời.

“Mẹ kiếp.... Kinh khủng quá....”

“Arnold, rẽ trái đi, ta cần phải cứu gã phi công đó, nếu hắn mà rơi vào tay người Rusviryat thì sẽ là một thiệt hại lớn đấy.”

“Đã rõ.”

Chiếc SUV của chúng tôi quẹo trái, đâm nát vạch chắn đường rồi phóng tới chỗ chiếc MIG. Xung quanh, mọi thứ đã bị đốt cháy, biến thành tro. Một mùi khét lèn lẹt bốc lên. May mắn là viên phi công kia vẫn còn sống, chỉ bị thương nhẹ ở phần đầu. Tôi nhanh chóng nhảy khỏi xe, lôi cậu phi công khỏi buồng lái trước khi quân địch quay lại. Ngay khi tôi vừa tiến tới, cậu phi công nhảy ra khỏi buồng lái, một tay nắm chặt lấy khẩu súng lục, tay còn lại thì ôm lấy vết thương đang rỉa máu ở bụng.

“Tránh xa tao ra, bọn Rusviryat khốn kiếp! “

“Bình tĩnh đi nào, là bọn tôi đây, quân đội Zukraina!”

Người phi công lớn tiếng, hỏi.

“Mật khẩu là gì? Nói mau!”

“Mã 2410.”

Vài giây sau, người lính phi công bỏ khẩu Makarov xuống, bình thản nói:

“Ơn chúa... Các anh đây rồi... Xém nữa là....”

Nếu các bạn không biết thì 2410 là mật mã do quân ta tự tạo ra nhằm tìm ra những tên gián điệp Rusviryat. Cách này nói chung cũng khá hiệu quả và cũng rất nguy hiểm nếu rơi vào tay địch.

Tôi cất súng trường AKS ra sau, đưa cậu ta vào xe rồi nhờ Valiya sơ cứu. Kể ra thì con bé giỏi thật, thậm chí còn phẫu thuật lấy mảnh đạn bên trong cậu phi công luôn. Hóa ra, cậu ta tên là Zarakev, phi công của quân đội Zukraina năm 2034, hiện là trung úy và trạc tuổi tôi. Trên đường đi, cậu ta kể cho tôi và Arnold nghe về đủ thứ chuyện đã xảy ra ở tuyến đầu. Zarakev nói dài lắm, đại loại là việc quân Rusviryat đang đẩy mạnh việc đánh bom các cơ sở hạ tầng, khiến cho nước và lương thực của quân ta trở năn khan hiếm hơn bao giờ hết. Quân ta thì bệnh tật, chết rét nhiều không đếm xuể. Hơn nữa, tần suất địch nã pháo đã tăng đáng kể, khiến cho quân Zukraina chỉ biết đường rút lui.
Đường cao tốc đi vào thành phố bỏ lại xe chật kín cả mép đường, nhưng chúng đều đã bị phá hủy hoặc bỏ lại, thỉnh thoảng vẫn còn lưu lại mùi xăng cháy. Quần áo, hành lí vứt ngổn ngang trên những khung đường trống vắng, bị bỏ lại trong thời khắc hỗn loạn. Thi thoảng còn bắt gặp vài cái xác bất động cùng những ngọn lửa cháy nghi ngút do loang lỗ dầu.  Máu khô chạy lốm đốm dọc cả đường. Xác những đại đội lính Zukraina nằm cách đó không xa hiện lên sau màn sương dày đặc, phủ kín cả cánh đồng. Phía xa, pháo binh Rusviryat vẫn đang nã đạn liên tiếp. Xe của bọn tôi nhiều lần suýt bị trúng đạn, may là chỉ trầy xước nhẹ.

Zarakev và gia đình lão Garov được đưa về một doanh trại của quân ta ở phía Tây Khertzson. Ngay sau đó, bọn tôi lập tức bị điều đến tiền tuyến còn họ sẽ ở lại, phụ giúp công binh

Mẹ kiếp.... Nơi đó quả là tồi tệ hết sức. Mặc dù chúng tôi đã nắm được thế chủ động tấn công nhưng cũng vì nó mà số lượng người thương vong cao đến ngã ngửa. Đến đó, chúng tôi nhận ra rằng Zaporozhye còn an toàn gấp nơi đây gấp trăm lần. Mỗi ngày đều bị địch phản pháo, xung phong đánh úp. Quân ta và địch giành giật từng mét đất, mét hào. Đáng ra bọn tôi sẽ yên tâm mà nghỉ ngơi ở hậu phương nếu như không có lệnh từ gã chỉ huy khốn nạn đó. Là hắn, đại tá Veskov, một tên theo tư tưởng Tân Phát Xít, gã ta thật điên rồ và biến thái. Hắn đã từng rạch bụng một người lính Rusviryat, giết chết một thai nhi gốc Rusviryat,.....
Hắn đã từng là cấp trên của tôi, nhưng về sau thì tách ra. Giờ đây, tôi lại phải sát cánh cùng với Veskov một lần nữa. Khốn nạn.

Ngay khi tiễn đưa Garov, Valiya và Zarakev đi, Veskov bước ra với khẩu súng máy RPK, nói một cách khinh bỉ. Hắn có thân hình to lớn, vạm vỡ, đầu cắt trọc, xăm hình chữ thập ngoặc.

“Chào người quen! Vasily Dimitri.”

Tôi nhăn mặt, càu nhàu nói:

“Địt mẹ, tránh xa tao ra, thằng khốn.”

“Thôi nào! Mày định đối xử với sếp cũ của mày nhue này à! Thằng nhãi ranh.”

Tôi nắm chặt tay, cố kìm nén cơn giận dữ trong lòng, nghiến răng rồi nói.

“Tôi không thèn nói chuyện với một tên chỉ huy thần kinh đâu, hân hạnh vì được thấy lại cái bản mặt chết tiệt của anh, Veskov.”

Phải rồi, tôi, Vasily Dimitri, đã bị chuyển về doanh trại số 899. Doanh trại có quân số tổng cộng tất cả 950 người cùng vài ngàn người tị nạn khác. Dĩ nhiên, quân số và dân số ở đây đang tăng lên và giảm xuống một cách thường xuyên, lên xuống gập gềnh. Nhiều kẻ chết và ra đi trên chiến trường, kẻ sống sót đi vào mừng rỡ, rồi sau đó lại có những kẻ tình nguyện mới được bổ sung vào và quân đội trong đó có cả tôi và Arnold. Mọi thứ cứ thế lặp lại suốt mấy tháng trời tôi ở đây.


Và trong chưa đầy một tháng, kể từ khi chúng tôi đến đây, nơi này đã được các chỉ huy quân sự hô biến thành một thành trì thực sự. Bên ngoài, được giăng dây thép gai chi chít cùng rào cọc tua tủa được dựng lên. Và việc được đào hào, đắp lũy đang được được dốc sức đẩy nhanh tiến độ để có thể cố thủ trước địch thủ đông đảo và nguy hiểm.


Vì điều đó là cần thiết thế nên người tị nạn và cả những người trong quân đội đều ngày đêm dốc sức lao vào để hoàn thành nó. Không ai chối từ công việc của mình, thế mới thấy được trong cái hiểm nguy này, con người ta càng phải đoàn kết.

Vấn đề an toàn là một chuyện, vấn đề khác nữa chính lại là thức ăn thức uống. Kể từ thời điểm quân Nga tấn công chúng tôi tới bây giờ đã hơn mười tháng, cuộc sống của chúng tôi có quá nhiều thứ đã thay đổi. Giờ giấc, chế độ ăn uống, tắm rửa, mọi thứ. Ngày trước, tôi có thể đi vào trong nhà bếp và lấy một gói mì ra pha ăn liền vào buổi tối trước khi chơi game hay đọc truyện, nhưng giờ từng miếng ăn, miếng gói đều phải được tiết kiệm. Nước còn nhiều, nhưng sợ rằng đến một lúc nào đó, nguồn nước sạch của chúng tôi cũng sẽ cạn kiệt dần, thế nên chả ai dám tắm hoặc có cũng rất ít. Mỗi người đều, đang chia sẽ lẫn nhau từng chút, từng chút một, không ai dám lãng phí.


Mặc dù đoàn kết, nhưng tôi lại thấy điều này tuyệt vọng một cách đáng sợ. Không khí doanh trại lúc nào cũng bị bao phủ bởi một bầu không khí nặng nề và u uất, không ai biết nơi này có thể trụ được tới bao giờ, tất cả giống như tôi đang níu lấy một hy vọng vô cùng nhỏ nhoi giữa thời đại đầy tuyệt vọng này.

Tôi bất ngờ được chỉ huy trưởng gọi vào trong hầm. Thì ra mọi người đang bàn kế hoạch tác chiến cho nhiệm vụ sắp tới.

“Hiện tại, lượng lớn xe tăng Rusviryat đang tập hợp ở đây và đây. Chúng ta phải tìm ra cách để phá vỡ hàng rào phòng thủ của địch. Những hàng rào này được cấu tạo làm 3 phần. Phần đầu, gồm các bãi mìn, chông thép gai, phần hai là chiến hào đầy rẫy bộ binh trang bị hạng nặng. Cuối cùng là xe tăng T72B3 và BMP-2. Đó là còn chưa kể tới số lượng lính bắn tỉa ẩn nấp.”

“Ôi trời.... Nếu như này, ta mà tấn công thì chỉ có đường chết, dù cho quân số áp đảo nhưng với dàn hỏa lực thế này thì Rusviryat sẽ dễ dàng quét sạch quân đội Zukraina mất.”

“Tuy nhiên, ta có thể sử dụng hệ thống M142 HIMARS tối tân để có thể xử lý hết bao quát khu vực này. Xe tăng T-72 sẽ tiến công, đồng thời phối hợp với trực thăng Mi-24 nghiền nát tuyến phòng thủ của kẻ địch.”

“Kế hoạch hay đấy, được rồi các quý ngài, hãy tái chiếm Kharkov thôi!”

“Hoooorahhhhh!”

Chúng tôi quay vào kho, lấy mọi thứ cần thiết để chuẩn bị cho trận chiến ngày mai. Có lẽ đây sẽ là trận đánh lớn nhất từ trước tới giờ của bọn tôi, bởi vì quy mô trận đánh có tới 2000 lính Zukraina tham gia cùng với xe tăng, máy bay. Phía Rusviryat ắt hẳn sẽ dội pháo khủng khiếp lắm đây. Có lẽ tôi sẽ chết vì mảnh pháo hoặc đại loại vậy.
Bất ngờ, Valiya từ đâu bước tới, trên tay con bé là một thứ gì đó. Arnold thấy vâyh, vội xua đuổi con bé đi nhưng bị tôi cản lại. Tôi gọi Valiya vào, hỏi:

“Valiya! Sao em lại ở đây, về đi, ở đây không an toàn đâu.”

“Chuyện là.... Em có cái này muốn tặng anh.. Nghe nói anh sắp lên đường đến Kharkov nên em muốn tặng anh cái này, coi như là bùa may mắn đi.”

Nói rồi, Valiya đưa cho tôi một chiếc móc khóa hình chữ thập kiểu Kinh Thánh. Con bé tặng xong rồi thì quay về, không quên ngoái lại nhìn tôi.
Và, các bạn biết mọi chuyện ra sao rồi đấy.

“Ái chà! Xem ai được hoa khôi tặng quà may mắn kìa, sướng chưa! Ước gì tôi cũng số hưởng như này.”

“Nói quá rồi, Valiya chỉ muốn chúc tôi an toàn thôi, không có yêu đương gì đâu.”

Tôi xách khẩu AKS-74 lên vai, đội mũ FAST lên rồi bắt đầu trận chiến khốc liệt nhất của mình.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#ukraini