Chương 107. In tiền không đơn giản

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chương 107. In tiền không đơn giản

Giữa lúc mọi người còn đang bàng hoàng đến thất thần thì bỗng có tiếng của Cao thượng thư quát lên:

"Ranh con, một tên gia nô ngu xuẩn dám đứng trước đại điện mà nói nhăng nói cuội như thế sao?".

Dứt lời, lão giả vờ tức giận rồi run rẩy nhìn về phía Hậu Nam Đế nói:

"Tâu Bệ Hạ, lão thần không thể chấp nhận nổi lời nói hoang đường này. Vì thế lão thần đề nghị Bệ Hạ cho phép, bắt tên này trong 5 ngày phải nấu ra được Tiên tửu, nếu y không nấu ra được thì dứt khoát giao cho Hoàng Phi Hùng công tử xử lý ạ".

Cao thượng thư vừa nói xong thì Hoàng Chân lắc đầu cười khẩy, hắn không thèm tranh luận với lão Thượng thư ma mãnh này mà nhìn gã Hoàng Phi Hùng chậm rãi hỏi một câu:

"Hoàng Phi Hùng, ngươi có dám đánh cuộc với ta không? Nếu trong 5 ngày mà phụ thân ngươi có thể nấu ra được Tiên tửu thì ta tình nguyện nhận làm gia nô của ngươi, lúc đó mặc ngươi muốn làm gì thì làm. Hoặc trong 5 ngày, nếu ta nấu ra được Tiên tửu thì ngươi phải làm gia nô cho ta, thế nào?".

Gã Hoàng Phi Hùng hoảng quá vội ấp úng:

"Việc này... việc này... ta...".

Gã vội nhìn về phía Cao thượng thư cầu cứu, Cao thượng thư thấy thế thì hơi bối rối nhưng lão vốn tinh ranh, trong đầu lập tức nghĩ ra một chủ ý. Thế là Cao thượng thư giả vờ "hừ" một cái không nhanh không chậm nói:

"Được... việc này ta thay mặt Hoàng Phi Hùng công tử đồng ý, nhưng muốn mời được phụ thân của Hoàng công tử đến Kinh Thành thì không dễ chút nào, ít nhất cũng phải để Hoàng công tử gặp được phụ thân đã".

Gã Hoàng Phi Hùng vội gật đầu lia lịa nói:

"Đúng vậy, đúng vậy, cần phải gặp được phụ thân ta mới quyết định được...".

Hoàng Chân quay đầu nhìn hai người Cao thượng thư và gã Hoàng Phi Hùng, hắn cười khẩy nói mỉa mai:

"Hừ, cho cả Hoàng Gia Trang ngươi 20 năm nữa cũng không thể nào nấu được Tiên tửu chứ đừng nói chi là 5 ngày... ".

"Ngươi... ngươi...".

Gã Hoàng Phi Hùng nghe thế thì tức quá, nhưng gã không biết làm sao để phản bác. Lời lẽ đối phương quá sắc bén, hắn dám đem 5 ngày ra cá cược, thử hỏi nếu không nắm chắc, làm sao hắn dám như vậy.

Tất nhiên Hoàng Chân cũng không nói rõ cho ai biết, hắn chỉ có thể chưng cất lại rượu nhạt phổ thông thành cồn 60 độ thôi, sau đó mới cho đóng nhãn thành Tiên tửu. Tất nhiên thời gian để làm việc đó cũng không cần 5 ngày mà chỉ cần 5 tiếng là cùng.

Nhưng đối với đại đa số người ở đây, ai cũng biết rằng muốn nấu rượu thì phải ủ men, sau đó chưng cất rồi hạ thổ..., nên thời gian 5 ngày là không thể làm được. Vì thế Cao thượng thư quát mắng, bảo Hoàng Chân là nói nhăng nói cuội cũng có lý của nó.

Nhưng việc này đối với Hậu Nam Đế hay Thương lão bản hoặc Phạm công công thì lại cảm thấy bình thường. "Học đồ của Thánh Nhân" thì tất nhiên phải làm được những việc phi thường mà người phàm không làm được.

Vì thế cả đại điện chỉ có 3 người này không có tỏ vẻ ngạc nhiên nào, hơn nữa họ còn mỉm cười liên tục coi đó là chuyện hiển nhiên.

Cao thượng thư cũng không biết phải làm sao, rõ ràng là đối phương ra lời thách thức, còn dám nói cho Hoàng Gia Trang thêm 20 năm nữa cũng không nấu ra nổi Tiên tửu. Thế thì có khác gì bảo số Tiên tửu mà Cao Gia vừa mang đến kia, vốn không phải do Hoàng Phi Hùng làm ra.

Mà nếu lão đề nghị Hậu Nam Đế bắt Hoàng Chân nấu thử thì nhỡ hắn làm được thì sao. Lúc đó tên Hoàng Phi Hùng kia sẽ phải làm gia nô cho người ta, như thế chẳng khác gì Cao Gia mất cả chì lẫn chài, tự tay bôi phân lên mặt.

Lão biết là liên doanh Cao Gia đã rơi vào hạ phong, bây giờ chỉ mong làm sao yên ổn lờ cho qua chuyện rồi tính tiếp. Vì vậy, lão đành len lén nhìn lên Hậu Nam Đế chờ xem thái độ.

Một lão Ngôn quan hay thích chọc gậy bánh xe bèn cười nói:

"Tâu Bệ Hạ, thưa các vị đại nhân. Hạ thần cho rằng cứ để Hoàng Chân công tử nấu thử xem trong 5 ngày có thể nấu được ra Tiên tửu không? Nếu quả thực công tử nấu được thì nhất định phải đem gã kia ra chém đầu vì tội vu cáo, bôi nhọ người hiền tài..."

Gã Hoàng Phi Hùng nghe thế thì hoảng quá, chân gã run lẩy bẩy suýt quỵ xuống, cũng may Cao Thượng thư nhanh trí đáp lại:

"Tâu Bệ Hạ, Tạ đại nhân hay thích nói đùa. Cho dù gã Hoàng Chân kia có thể nấu ra được Tiên tửu trong vòng 5 ngày thì cũng phải chờ phụ thân của Hoàng Phi Hùng công tử tới mới được, lúc đó phụ thân Hoàng công tử cũng nấu được ra Tiên tửu trong vòng 5 ngày thì sao ạ? Như vậy có phải là gã Hoàng Chân kia sẽ bị bắt hay không?".

Lão Ngôn quan nghe thế thì nhăn mặt hỏi lại:

"Vậy theo ý Cao đại nhân, bao giờ mới có thể mời được phụ thân của gã Hoàng Phi Hùng tới Kinh thành để nấu thử Tiên tửu? Theo ý hạ thần thì xin Bệ Hạ ra chỉ, trong vòng 3 tháng hai bên phải tiến hành nấu rượu, nếu bên nào không đến thì lập tức xử thua ạ".

Hậu Nam Đế ngồi trên ngai vàng chú ý nghe, ngài cảm thấy thú vị khi nghe hai người đối đáp nên giả vờ đưa mắt nhìn về Cao thượng thư.

Cao thượng thư nghe thế thì hơi ngẩn người, nhưng vốn cáo già nên lão trầm ngâm một lúc rồi ậm ừ:

"Tạ đại nhân có vẻ hơi vội vàng, làm sao chúng ta biết được lúc nào sẽ gặp được phụ thân của Hoàng Phi Hùng. Giả sử... 3 năm nữa, à không, có thể là 30 năm mới gặp được, lúc đó chẳng lẽ nói chúng ta không có khả năng nấu ra được Tiên tửu hay sao?".

Lão Ngôn quan kia nghe Cao thượng thư trả lời kiểu lập lờ như vậy thì cười phá lên nói to:

"Nói như vậy thì chắc là Cao đại nhân cũng đoán được Hoàng Gia Trang không làm ra được Tiên tửu. Vả lại vị Hoàng Phi Hùng này nói Tiên tửu phải mất 5 năm mới nấu ra, mà ta biết liên doanh của Cao Gia mới hoạt động chưa được 1 năm. Vậy số Tiên tửu mà các vị mang lên triều kia là ở đâu? Có phải là mua lại của Thương Hành Các rồi đem lên điện nói dối hay không?".

Cao thượng thư nghe lão Ngôn quan này vặn hỏi thì á khẩu, hồi lâu ấp úng không thể trả lời được, lão bèn xấu hổ cúi gằm mặt xuống không dám ngẩng lên nữa.

Hậu Nam Đế nghe hai người tranh luận thì gật gù, ngài đã hiểu tương đối sự việc xảy ra hôm nay, rõ ràng là Cao thượng thư sợ trách phạt nên đã cho người đi mua một số lớn Thiên vị, Tiên tửu rồi mang vào đại điện để lừa mọi người, nếu như ngài thực sự có chủ ý thì làm sao giấu được.

Trong thâm tâm, Hậu Nam Đế cũng hiểu Cao Gia không có gan hạ độc nên ngài cũng không muốn xử mạnh tay. Bởi vì ngài đã cho người điều tra số hàng trước, chỉ có mùi thôi thối nồng nặc, nếu cố tình uống vào gây sẽ đau bụng chứ không làm chết người.

Vì thế, ngài nghĩ là Cao Gia có gì đó sơ suất mà Cao thượng thư không giải thích được nên mới gây thành trò cười cho thiên hạ.

Nhưng việc Cao Gia muốn thoát tội không đồng nghĩa với việc Cao Gia lại muốn dùng việc này để bắt chẹt người khác. Hơn nữa lại lộ ra ý đồ muốn ăn cướp cả bí quyết của người ta, cho nên ngài sớm có chủ ý.

Hậu Nam Đế quăng về phía Cao viên ngoại và gã Hoàng Phi Hùng một cái nhìn mỉa mai và nụ cười hài hước, ngài từ tốn phán:

"Việc Thiên vị, Tiên tửu Trẫm đã có chủ ý, tạm thời dừng ở đây. Bây giờ Trẫm có chuyện quan trọng cần hỏi, nếu trong hai vị công tử có thể trả lời được thì Trẫm sẽ cân nhắc".

Các vị đại thần thấy Hậu Nam Đế nói vậy bèn thôi không xì xào bàn tán mà nghiêm mặt nhìn về phía ngai vàng chờ đợi, Hậu Nam Đế bèn nói:

"Bởi vì việc này rất quan trọng, ảnh hưởng đến cả quốc gia đại sự nên Trẫm cho phép các vị đại thần tham gia, ai có chủ ý gì cứ việc nói, nói sai Trẫm không trách, nói đúng Trẫm có thưởng, còn nói lung tung làm mất thì giờ Trẫm sẽ trách phạt".

Nghe Hậu Nam Đế nói vậy, vẻ mặt các đại thần lập tức trở nên đặc sắc, có hưng phấn, có lo lắng, có trầm tư suy nghĩ...

Hậu Nam Đế bèn nhìn xuống toàn đại điện rồi chậm rãi nói:

"Các khanh, chuyện quan trọng hôm nay chính là việc in tiền. Bởi vì nước ta từ trước đến nay đều đúc tiền đồng hoặc dùng bạc, vàng làm giao dịch nên không thể tránh khỏi đôi lúc phiền phức, nhất là khi cần sử dụng một khối lượng lớn tiền tệ".

Các đại thần nghe đến đó đều không tỏ vẻ gì mà trầm ngâm chờ Hậu Nam Đế nói tiếp:

"Để giải quyết khó khăn này, triều đình cũng đã nghĩ ra biện pháp dùng ngân phiếu, tín phiếu thay thế, nhưng những thứ này lại không phổ thông nên dân chúng không còn biện pháp nào khác là phải tích trữ tiền bạc với số lượng lớn. Điều này khiến tiền đồng và bạc càng ngày càng ít đi làm cho triều đình phải liên tục đúc tiền mới hoặc khai thác bạc bổ sung, do đó gây trở ngại và tốn kém cho chi phí quốc gia".

Hậu Nam Đế nói đến đây bèn nhìn về phía bắc dằn giọng nói:

"Nhìn sang nước Quy quốc, bọn họ trước kia cũng không khác chúng ta, nhưng từ sau khi họ cho in tiền giấy thì lại khác. Bây giờ Quy quốc có nền kinh tế ổn định, triều đình thiếu bao nhiêu tiền họ lại cho in bấy nhiêu, bên cạnh đó, Quy quốc còn thực hành chính sách dùng tiền giấy mua vét vàng, bạc và đồng khiến nước ta càng thêm khó khăn, nếu tương lai nước ta không cho in tiền giấy thì có lẽ phải dùng tiền giấy của Quy quốc mà dùng..."

Nghe Hậu Nam Đế nói, vẻ mặt của các đại thần đều chán nản, dù sao cũng không có biện pháp. Vài vị thở dài trong lòng, đúng là thiếu tiền khiến cho nhiều Bộ gặp khó khăn không nhỏ.

Hậu Nam Đế sau một lúc ngừng lại thì nói tiếp:

"Vì vậy, triều đình đã quyết tâm cho in tiền giấy, nhưng lại có nhiều vấn đề khiến cho Trẫm ngày đêm lo lắng, nhất là nguồn gốc giấy và cách thức in tiền. Nguồn gốc giấy không rõ ràng có thể khiến cho triều đình bị động, cách thức in tiền không tốt có thể khiến cho tiền dễ bị làm giả... Do đó, hôm nay Trẫm cho triệu Hoàng công tử đến đây để hỏi vài vấn đề...

Hậu Nam Đế nói đến đây thì nhìn Hoàng Chân hỏi:

"Hoàng công tử, giấy do Thương Hành Các chào thầu đã được lựa chọn làm giấy in tiền. Vì vậy Trẫm hỏi ngươi, giấy này có phải thực sự do các ngươi làm ra không?".

Nghe Hậu Nam Đế hỏi, Hoàng Chân lập tức trả lời:

"Vâng, thưa Bệ Hạ, đúng vậy. Chúng thần đã cho sản xuất ở phía nam thành Nam Sơn ạ, Bệ Hạ có thể cho người đi kiểm tra là rõ".

"Tốt... vậy Trẫm hỏi tiếp. Ngươi có chủ kiến gì nếu nước ta cho in tiền giấy hay không?". Hậu Nam Đế hỏi tiếp.

Trong thâm tâm, Hậu Nam Đế cảm thấy việc in tiền là không đơn giản. Nhưng vấn đề ở chỗ nào thì ngài không hiểu, vì thế ngài hy vọng vị "học đồ của Thánh Nhân" này gợi ý, có thể hắn sẽ chỉ điểm ra điều gì đó.

Tất cả mọi người trong đại điện đều nhìn về phía Hoàng Chân, đến bây giờ mọi người mới biết Bệ Hạ triệu kiến hắn đến đây không phải là do kiện cáo gì mà chính là ngài muốn hỏi ý kiến hắn về việc in tiền.

Hoàng Chân đứng giữa ánh mắt của mọi người, thực ra hắn đã được Thương lão bản nói cho chuyện này từ trước và đã có ý định kiếm lợi. Cho nên hắn không cam lòng chỉ cung cấp mỗi giấy, mặc dù có thể kiếm được vài chục ngàn lượng bạc một năm nhưng bao nhiêu lợi nhuận lại rơi hết vào túi của Thương Hành Các.

Nhưng làm thế nào để dẫn dắt toàn bộ những người ở đây nghe theo ý hắn thì cần phải động não. Vì thế hắn phải nêu ra được những lý do khiến cho đám người này không tự quyết định được, cuối cùng phải nghe theo ý hắn.

Do đó hắn ngập ngừng một lúc mới nói:

"Thưa Bệ Hạ, chuyện in tiền đúng là không đơn giản!".

Nghe hắn nói, các đại thần trong đại điện đều "ồ" lên. Mịe kiếp, ai chẳng biết in tiền là không đơn giản, nếu quá dễ thì Bệ Hạ phải hỏi ý kiến mọi người làm gì.

Chỉ có gã Hoàng Phi Hùng bên kia là bỗng dưng sáng mắt lên, vừa rồi gã bị đối phương nói cho không cách nào mở miệng. Vì thế trong lòng gã vừa xấu hổ, vừa lo lắng không dứt, bây giờ bỗng nhiên có cơ hội để cho gã có thể nói ra những điều gã biết nhằm lấy lại mặt mũi, gã bèn nói:

"Tâu Bệ Hạ, theo như tiểu dân biết thì tiền thường in ra nhiều loại có giá trị từ thấp đến cao giống ngân phiếu, nhưng mỗi loại lại có một mầu đặc trưng cho dễ nhìn. Ví dụ như tiền của Quy quốc, loại giá trị thấp thì in màu xanh, loại trung bình in màu đỏ, loại giá trị cao in màu vàng ạ... ".

Đây là gã nói đúng sự thật, bởi vì thời đại này có một quy củ bất thành văn, bá tánh bình dân chỉ mặc áo đen hoặc nâu nên thường được gọi là dân đen (hắc bào). Bá tổng địa chủ, thương nhân thì mặc áo xanh lam (lam bào), quan lại mặc áo đỏ (hồng bào), sĩ nhân tài tử mặc áo trắng (bạch bào), chỉ có vua hoặc họ hàng nhà vua mới được mặc áo vàng (hoàng bào).

Kể cả mái nhà tường gạch cũng căn cứ theo địa vị chủ nhân mà làm như vậy. Do đó, căn cứ theo màu sắc này thì giá trị tiền được in theo thứ tự, giá trị thấp nhất in màu đen, giá trị cao nhất in màu vàng.

Gã Hoàng Phi Hùng nói xong bèn mỉm cười đưa mắt nhìn sang phía đối phương. Bởi vì từ bé gã đã biết đồng tiền Quy quốc như thế nào nên gã có thể nói rõ đặc điểm ngay, thậm chí gã biết rằng, hầu hết các vị đại thần đứng đây cũng đều biết như vậy.

Quả nhiên Hậu Nam Đế nghe thế thì gật đầu, thái độ ngài có vẻ hài lòng. Ngài bèn quay người về phía gã Hoàng Phi Hùng hỏi tiếp:

"Ngươi nói cũng có phần đạo lý, hãy nói tiếp đi".

Gã Hoàng Phi Hùng nghe Hậu Nam Đế hỏi tiếp thì bỗng lúng túng, gã chỉ thấy đồng tiền Quy quốc nó như vậy chứ hỏi nữa, gã biết trả lời làm sao.

Nhưng thấy đối phương nói in tiền không đơn giản, gã lại nghĩ ngược lại, lòng thầm coi đối phương không ra gì, vì thế gã bèn nói tiếp:

"Tâu Bệ Hạ, tiểu nhân cho rằng, in tiền rất đơn giản. Tờ tiền to nhất màu vàng thì cho in chân dung Bệ Hạ. Tờ màu đỏ thì cho in hình Thái Hậu. Tờ màu xanh thì cho in hình Hoàng Hậu. Tờ màu đen thì cho in hình thái tử hoặc công chúa, hoàng tử nào Bệ Hạ thích là được ạ".

Gã Hoàng Phi Hùng nói đến đây thì liếc mắt nhìn quanh đại điện một vòng, gã thấy cả Hậu Nam Đế và các đại thần đều nhăn mày suy tư, không ai nói câu gì nên gã thầm thở phào nhẹ nhõm. Tất nhiên đây là những điều gã đã thấy trên tờ tiền của Quy quốc nên gã mới tự tin nói như vậy.

Hoàng Phi Hùng còn quay đầu liếc nhìn về phía Cao thượng thư, thấy lão khẽ gật đầu động viên làm gã thấy tự tin hơn, gã bèn ngập ngừng trình bày tiếp:

"Tâu Bệ Hạ, ngoài ra xung quanh đồng tiền nên cho in thật nhiều hình rùa đen, rùa bơi rùa lặn... À quên, tiểu nhân nói nhầm, nước ta là Long Quốc thì phải cho in thật nhiều rồng. Rồng vàng, rồng xanh, rồng đỏ... rồng bay, rồng lượn rồi cả rồng lộn nữa, như thế mới hoành tráng".

Nghe gã Hoàng Phi Hùng nói thế, cả Hậu Nam Đế và các đại thần đều nghệt mặt ra suy nghĩ. Quả thật cũng có đạo lý, nhất là vị Đại tổng quản ngân khố có chung ý tưởng này nên lão gật gù liên tục khen "hay hay..." không ngớt.

Cả đại điện đang xôn xao vì câu khen ngợi của Trương đại tổng quản thì bỗng có tiếng giận giữ của vị Tạ Ngôn quan vang lên:

"Tâu Bệ Hạ, thần thấy không ổn!".

Hậu Nam Đế và các đại thần đều giật mình nhìn lại, Hậu Nam Đế bèn chau mày hỏi:

"Vậy theo ý khanh thì nên thế nào?".

Lão Ngôn quan bèn chắp tay giải thích:

"Tâu Bệ Hạ. Nếu cho in chân dung Thái Hậu thành mặt đỏ, chẳng phải là bảo Thái Hậu bị bệnh tim sao. Còn nữa, Hoàng Hậu lại in mặt xanh, chẳng phải nói Hoàng Hậu bị tắc ống mật hay ám chỉ Hoàng Hậu là quỷ. Rồi còn Bệ Hạ, người cũng được in mặt vàng, không phải bảo bị bệnh dạ dày thì là gì... ".

"Hả...?". Nghe lão Ngôn quan này phân tích, cả một đám đại thần bỗng cảm thấy đầu to như cái đấu, sương mù che đầy mặt.

Lão Ngôn quan thấy mọi người nhăn mày nhăn trán thì tỏ vẻ hậm hực nói tiếp, dường như rất bất mãn:

"Gã Hoàng Phi Hùng còn nói, cho in rồng bay rồng lộn trên tiền, mà rồng lộn nói ngược lại là cái gì thì ai cũng biết. Nếu có kẻ ám chỉ, cho là Hoàng Hậu nương nương... như thế thì sao?".


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro