Chương 108. Từng bước dẫn dắt

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chương 108. Từng bước dẫn dắt

Lời lẽ của lão Ngôn quan rất hùng hồn khiến cho cả đại điện lâm vào trầm tư. Mịe kiếp, nếu theo lời của lão thì chẳng phải là Thái Hậu, công chúa... cũng đều như thế ư?

Hậu Nam Đế tức lòi mắt nhưng không làm gì được, bởi vì luật triều đình từ xưa đến nay chưa bao giờ trách tội các Ngôn quan, bọn họ cũng như đám luật sư, nhà báo đời sau luôn được phép biện luận trong các lần thiết triều.

Nhưng không làm gì được lão Ngôn quan thì chẳng nhẽ không làm gì được kẻ vừa ra chủ ý, thế là Hậu Nam Đế hầm hầm quăng một cái nhìn tóe lửa về gã Hoàng Phi Hùng khiến gã hoảng sợ suýt vãi đái ra quần.

Các đại thần thấy thế bèn im thin thít, không ai dám phát biểu gì nữa, sợ bị lão Ngôn quan úp cho mấy cái bô thối lên đầu.

Lão Ngôn quan nói xong bèn đứng vênh mặt lên, tỏ vẻ ta nói thật, ta trung thực, các người làm gì được ta.

Hoàng Chân nghe lão Ngôn quan biện luận cũng suýt phì cười, hắn vội vàng đưa tay lên che miệng và liếc khắp đại điện, thấy ai cũng trầm tư, nhất là Hậu Nam Đế thì vẻ mặt không được vui lắm.

Vì để phá vỡ cục diện khó xử này nên hắn bèn chắp tay nói:

"Tâu Bệ Hạ, thưa các vị đại thần, tiểu dân có ý thế này".

Nghe thấy Hoàng Chân nói, mọi người đều nhìn về phía hắn. Vẻ mặt Hậu Nam Đế có hơi hòa hoãn đôi chút, ngài hỏi với thái độ chân thành:

"Hoàng công tử có ý kiến gì? Cứ mạnh dạn nói ra".

Hoàng Chân bèn nói:

"Tâu Bệ Hạ, thưa các vị đại thần. In tiền không đơn giản vì những nguyên nhân sau. Đầu tiên phải dùng giấy loại tốt, vừa dai vừa khó rách, lại không được thấm nước, tiền in xong phải khó phai mực. Như vậy khi mang ra lưu thông, dân chúng mới tin dùng. Nếu không đạt được như vậy thì tiền sẽ rất mau hỏng, mọi người sẽ không dám tiêu hay cất giữ".

Hoàng Chân vừa nói xong thì vẻ mặt các vị đại thần có phần dịu đi, mịe kiếp, đúng là rất có lý, vì thế vài vị đại thần đầu gật gù liên tục tỏ vẻ đồng tình.

Cao thượng thư nghe vậy thì mắt hơi sáng lên, lão vừa phát hiện ra vấn đề trong câu nói của đối phương, vì vậy lão vặn hỏi:

"Theo lý của ngươi thì giấy do Thương Hành Các chào thầu không đạt yêu cầu đúng không?".

Nghe Cao thượng thư hỏi, Hoàng Chân đáp:

"Đúng là tiểu dân không biết Thương Hành Các đem giấy này ra chào thầu, nhưng tiểu dân dám nói thẳng, mặc dù giấy này tốt, nhưng để chuyên in tiền thì còn chưa phù hợp. Bởi vì giấy đó dễ thấm nước cũng như dễ thấm mực, chỉ dùng để viết hoặc vẽ, còn nếu cho in tiền thì chắc chắn bị nhòe. Vì giúp Bệ Hạ có được một mẫu giấy in tiền đúng chuẩn, tiểu nhân sẽ chào một loại khác tốt hơn".

"Cái ziề, giấy tốt như thế mà vẫn chưa phù hợp sao?".

Cả Hậu Nam Đế và Phạm công công cùng thốt lên ngạc nhiên, đến cả Thương lão bản cũng nhăn mày, nếu giấy này không được chọn thì có phải Thương Hành Các ta mất một khoản lợi lớn hay không?

Thương lão bản hơi oán hận trong lòng, nếu để vị "học đồ Thánh Nhân" kia chào ra một loại giấy khác, chắc chắn Thương Hành Các sẽ mất phần chủ động, nhưng lão không dám phản bác ý kiến này vì còn phải chờ xem thái độ của Bệ Hạ và các vị đại thần như thế nào.

Chỉ có Cao thượng thư cười "cạc cạc" sung sướng, lão nhếch mép hỏi:

"Hoàng Chân công tử, kết quả chấm thầu là căn cứ vào các mẫu giấy đã chào, nếu Hoàng công tử tự cho là giấy của mình không đạt thì chắc triều đình sẽ phải chọn loại khác thôi... ha ha".

Trong thâm tâm, Cao thượng thư không muốn liên doanh Thương Hành Các trúng thầu, bởi vì khi đã trúng rồi thì chắc chắn triều đình sẽ quản lý chặt chẽ nguồn cung khiến cho kế hoạch bắt cóc, cướp bí quyết của lão sẽ khó thực hiện. Vì vậy lão muốn ra tay trước rồi sau đó sẽ tìm cách sau, in tiền cũng không thể nào nhanh trong một vài năm là xong ngay được.

Đồng lòng với Cao thượng thư còn có Đại tổng quản ngân khố, Tể tướng đương triều và Thượng thư Bộ Hộ, bọn họ cũng có giấy chào thầu. Bây giờ đối phương tự nhiên nói giấy của mình không đạt chất lượng thì hóa ra bọn họ vẫn còn cơ hội.

Hậu Nam Đế cũng không tỏ thái độ, ngài thong thả hỏi tiếp:

"Tiếp theo là thế nào?".

Hoàng Chân nói tiếp:

"Tâu Bệ Hạ, thưa các vị đại thần. Tiếp theo chính là lựa chọn mực in và công nghệ in. Bởi vì cái này rất quan trọng, mực in không tốt sẽ bị nhòe, bị bạc màu theo thời gian. Còn công nghệ in không tốt sẽ khiến cho nét in không rõ ràng, màu sắc loang lổ trông đồng tiền sẽ không đẹp".

Hoàng Chân vừa nói xong thì có hai vị đại thần đồng thời "a" lên một tiếng khiến cho cả đại điện ngạc nhiên, chỉ thấy lão Thượng thư Bộ Hộ chắp tay nói:

"Tâu Bệ Hạ, đúng là như thế. Vừa rồi thần đã cho in thử một ít tiền mẫu, nói ra thật xấu hổ, tiền in ra trông nhòe nhoẹt, màu sắc và nét in bị lẫn vào nhau trông rất giống tranh biếm họa mà bọn thợ vẽ hay bán ngoài chợ".

Lão Đại tổng quản ngân khố đứng gần đấy cũng chắp tay nói theo:

"Tâu Bệ Hạ, thần còn cho mang theo một số mẫu tiền để các đại thần xem thử, quả đúng như Hoàng công tử nói, tiền rất giống tranh châm biếm ạ".

Lão Đại tổng quản ngân khố nói xong bèn cúi người xuống mở ra một cái hòm gỗ nho nhỏ đặt dưới chân, lão móc ra một xấp mẫu tiền xanh xanh đỏ đỏ, trông không khác gì tiền âm phủ loại chất lượng kém.

Hậu Nam Đế bèn nói:

"Khanh hãy đưa lên cho Trẫm xem".

Đại tổng quản ngân khố trịnh trọng trình lên, sau khi xem xong Hậu Nam Đế khẽ cau mày, trong lòng ngài rất muốn chửi một câu: "Mịe kiếp, thế này mà cũng gọi là tiền sao? Bản mặt của Trẫm trông xanh xanh vàng vàng khác gì bôi cứzz. Lại còn mấy con rồng đang bay lộn nữa, thế này mà cũng gọi là rồng sao? Có khác gì mấy con giun, người ta lại ám chỉ bảo là... Hoàng Hậu của Trẫm bị... mịe kiếp, chắc thành trò cười cho thiên hạ".

Hậu Nam Đế xem qua lật lại mấy tờ tiền, xem xong ngài nản quá bèn vứt cho Phạm công công đang đứng gần đấy bảo:

"Cầm mẫu tiền này cho Hoàng công tử và các đại thần xem thử đi".

Phạm công công vội "vâng dạ" luôn miệng, lão cầm lấy xấp tiền mẫu rồi đi một vòng đưa cho từng người. Thấy mọi người chăm chú xem, Hậu Nam Đế bèn hỏi:

"Các khanh và Hoàng công tử nhận xét thế nào?".

Nghe hỏi vậy, các đại thần vội im thin thít, vị nào được Hậu Nam Đế liếc mắt nhìn trúng đều lắc đầu quầy quậy, tỏ vẻ không có ý kiến gì, chỉ có Hoàng Chân là hơi nhăn trán cố nhịn cười, hắn "khục khục" vài tiếng rồi nói:

"Tâu Bệ Hạ, công nghệ in tiền chắc là dùng bằng bản khắc gỗ. Hai nữa là dùng nhiều màu sắc khác nhau để in khiến cho màu sắc trùng lên nhau trông rất loang lổ, quả thực là giống tranh biếm họa ngoài đường".

Hậu Nam Đế nghe vậy thì nhíu mày lườm về phía Đại tổng quản ngân khố và lão Thượng thư Bộ Hộ, hai vị này thấy vậy thì cười cười một cách ngượng nghịu.

Hậu Nam Đế thở dài nhìn Hoàng Chân, ngài cũng biết là không có biện pháp. Thời đại này đều lấy bản khắc gỗ để in, kể cả in ngân phiếu, thơ sách cũng vậy, vì thế ngài đành hỏi:

"Vậy Hoàng công tử có biện pháp gì không?".

Đây là một câu hỏi mang đầy tính hy vọng, tất cả các đại thần khi nghe Hậu Nam Đế hỏi câu này thì biết được mục đích chính của Bệ Hạ khi triệu kiến vị công tử kia đến đây để làm gì. Bởi vì bọn họ đều nghĩ ra, chỉ có kẻ biết làm ra giấy in tiền mới biết nên in tiền như thế nào.

Nhiều vị đại thần thở dài, không nghĩ tới tên kia lại được Bệ Hạ coi trọng.

Nhưng dù sao cũng hết cách, ai bảo không người nào có thể cho ra mẫu in tiền tốt hơn. Các vị đại thần cũng biết rằng tiền mẫu đã được in thử nhiều lần nhưng đều không đạt, trước kia Bộ Hộ và Ngân khố còn đổ tại mẫu giấy, nhưng bây giờ đều biết, thì ra in tiền cũng không đơn giản.

Cao thượng thư cũng thở dài, trước kia Bệ Hạ từng mắt nhắm mắt mở khi lão giá họa cho bọn chèo thuyền tội hạ độc vào Thiên vị, Tiên tửu. Chắc bởi vì trong lòng ngài, giá trị của đám mọi dân không lớn hơn chức Thượng thư của lão.

Nếu quả thực là vấn đề tranh cãi bản quyền sản xuất Thiên vị, Tiên tửu. Chắc chắn Bệ Hạ sẽ lại làm ngơ cho Cao thượng thư thích múa gì thì múa, thích cướp gì thì cướp, miễn là không cướp của Bệ Hạ là được.

Điều này đâu chỉ có giới hạn mình lão mà tất cả đám quan lại trong triều đều như thế, trong bao năm qua chỉ có quan cướp của dân chứ có lúc nào dân cướp của quan đâu, trừ khi là chán sống hoặc phản loạn.

Nhưng bây giờ thì khác, tại sao Bệ Hạ lại tỏ ra không mặn không nhạt khi lão khởi kiện, chắc chắn là ngài không xem trọng vấn đề này mà chỉ quan tâm tới in tiền thôi, Cao thượng thư nghĩ đến đây không khỏi giá lạnh trong lòng.

Hoàng Chân nghe Hậu Nam Đế hỏi thì vội trả lời:

"Tâu Bệ Hạ, tất nhiên tiểu dân có biện pháp tốt nhất. Ví dụ như khi in tiền không nên dùng màu sắc lòe loẹt, cũng không cần thiết phải in mỗi loại tiền một màu mà tất cả chỉ cần dùng một hoặc hai loại màu là được. Ngoài ra nét in cần sắc sảo, lấy phương pháp diễn họa làm chính. Tiền cũng nên lấy kích thước và nội dung in bên trong để phân biệt, có thể lấy các chủ đề, đất nước, phong cảnh, con người... làm chủ đề...".

Vừa nói, hắn vừa nhớ đến đồng đô la Mỹ của kiếp trước, đúng là chỉ có một loại màu sắc in theo kiểu diễn họa, vừa đơn giản, vừa ý nghĩa.

Thấy mọi người vẫn chăm chú lắng nghe, hắn lại tiếp tục nói:

"Bệ Hạ có thể cho các họa sỹ trong cung đình phác thảo một vài loại tiền mẫu rồi để cho các đại thần lựa chọn, xong rồi giao cho tiểu dân để thực hiện theo kỹ thuật in tiền. Cuối cùng tiểu dân sẽ cho in thử bằng công nghệ tốt hơn hiện nay, đảm bảo sẽ đáp ứng các điều kiện trên".

Đây quả là điều nói đúng trọng tâm, dùng cách này để dẫn dắt mọi người theo ý định của mình.

Đầu tiên hắn phải nói rằng giấy in tiền nên dùng loại tốt hơn để thoát khỏi sự ràng buộc với Thương Hành Các. Hai là chê bai kỹ thuật in ấn quá dở khiến cho triều đình không dám tự in. Ba là đẩy trách nhiệm thiết kế mẫu in tiền cho các Bộ khiến cho không ai chê trách, cuối cùng mới là khống chế việc in tiền của quốc gia.

Hậu Nam Đế nghe vậy thì có vẻ vui mừng, từ lâu việc in tiền bằng giấy vốn là tâm bệnh của ngài, nếu quả thực có thể cho ra mẫu tiền tốt nhất thì đúng là mãn nguyện.

Lê thượng thư Bộ Hộ từ khi trưng ra tiền mẫu bị chê cười thì vẫn đứng ngượng nghịu, giờ thấy Hoàng Chân nói vậy thì lão sáng mắt lên hỏi:

"Theo lời nói vừa rồi, Hoàng công tử chắc đã có biện pháp. Chỉ là sau khi in xong mẫu tiền thì phải giao cho Bộ Hộ phụ trách chứ. Lúc đó, giá cả chuyển nhượng là thế nào?".

Đây quả là một câu hỏi, bởi vì từ trước đến nay Bộ Hộ vẫn chịu trách nhiệm đúc tiền bạc của quốc gia, còn việc cất trữ lại thuộc về Đại tổng quản ngân khố. Cái này cũng giống như Ngân hàng Trung ương và Kho bạc quốc gia đời sau vậy.

Lê thượng thư hỏi vấn đề này cũng có lý, bởi vì ai cũng nghĩ rằng sau khi mẫu tiền đã được lựa chọn thì tất nhiên Bộ Hộ sẽ phụ trách việc in ấn, mà khi đó thì bao nhiêu màu mỡ sẽ rơi vào túi Lê thượng thư.

Điều này trách sao được, chỉ riêng việc khai báo giấy in hỏng, rồi chi phí mực màu, nhân công, khuôn in... đã là một con số trên trời, chưa kể đến ai mà biết vị Thượng thư kia có biến hóa hay không.

Giây lát khắp đại điện nghe thấy tiếng nuốt nước bọt ừng ực, hầu như vị đại thần nào cũng cảm thấy nước dãi chảy xuống cổ họng ào ào còn hơn là ngửi mùi cao lương mỹ vị.

Hậu Nam Đế cũng cảm thán trong lòng, mùi tiền quả thật là thơm hơn mùi sơn hào hải vị, chẳng trách các đại thần đều nuốt nước bọt.

Dường như câu hỏi của Lê Thượng thư không làm Hoàng Chân động dung. Mịe kiếp, ta nghĩ ra mẫu giấy, nghĩ ra công nghệ in tiền, chẳng lẽ để không cho các người xơi hết sao.

Vì thế hắn không nhanh không chậm nói:

"Tâu Bệ Hạ, thưa các vị đại thần. Bí quyết làm giấy và công nghệ in ấn là tuyệt mật, không thể bán hoặc chuyển giao".

"Cái ziề? Không thể bán hoặc chuyển giao ư?". Lê thượng thư bật thốt lên.

"Không được, cho dù là tuyệt... tuyệt mật cũng phải giao ra". Nhiều đại thần lập tức thì thào với nhau.

Lê thượng thư sau một hồi bất ngờ thì gằn giọng hỏi vẻ bất thiện:

"Hoàng công tử nói vậy là muốn từ chối Bệ Hạ sao? Hay là công tử muốn độc chiếm việc in tiền...?".

Thương lão bản cũng cảm thấy hoang mang, vị Hoàng công tử này dám can đảm từ chối một mối làm ăn như vậy, có biết rằng chỉ riêng việc cung cấp giấy hàng năm cũng là một con số khổng lồ rồi hay không.

Hậu Nam Đế cũng cảm thấy bất ngờ, vị Hoàng công tử này thật là lạ, vừa đưa ra ý định về việc in tiền, vừa từ chối việc chuyển giao, như vậy là ý gì? Hậu Nam Đế không hiểu nên bèn hỏi lại:

"Vậy ý của Hoàng công tử là gì? Mời nói ra thử?".

Hoàng Chân từ tốn nói:

"Tâu Bệ Hạ, thưa các vị đại thần. Tiểu dân có một đề nghị là việc cung cấp tiền giấy để cho tiểu dân đảm nhận, triều đình chỉ cần cử người giám hộ là được...".

"Cái ziề, xin đảm nhận việc cung cấp tiền giấy cho Quốc gia?".

Các đại thần đều giật mình thốt lên, mịe ơi, khẩu khí cũng quá lớn hay là nói tên này cũng quá tham đi. Giây lát khắp đại điện bỗng ồn ào đầy tiếng bàn tán.

"Không thể được, việc in tiền phải do Bộ Hộ quản lý, quyết không để cho người ngoài làm". Bộ Hộ Lê đại nhân thốt lên đầy vẻ cương quyết.

Hậu Nam Đế cũng cảm thấy bất ngờ, ngài thắc mắc hỏi:

"Hoàng công tử có ý gì, hãy giải thích rõ hơn được không?".

Hoàng Chân liếc nhìn khắp đại điện, hắn mỉm cười với tất cả các đại thần rồi từ tốn nói:

"Tâu Bệ Hạ, thưa các vị đại thần. Tiểu dân cũng có lý do của mình, xin hãy bình tĩnh nghe tiểu dân trình bày".

Nói xong, hắn chờ tiếng lao xao trong đại điện lắng xuống mới nói tiếp:

"Các vị hãy nghĩ kỹ xem, giấy in tiền phải là loại vô cùng đặc biệt, nếu tiểu dân hàng năm chỉ sản xuất một số ít bán cho Bộ Hộ thì tiểu dân lấy đâu ra lãi. Như thế tiểu dân cũng chẳng cần đầu tư làm gì mà cứ để Thương Hành Các bán ra loại giấy đã có sẵn, như thế cũng kiếm được ít lợi".

Chậm rãi, hắn liếc mắt một vòng xem phản ứng của các đại thần, chỉ thấy Thượng thư Bộ Hộ hơi cau mày, dường như muốn nói: "Mịe kiếp, ít lợi của ngươi bằng người ta làm cả đời chưa xong".

Thấy không ai tỏ thái độ, hắn bèn nói tiếp:

"Thứ hai là công nghệ in ấn, nếu không cao minh thì tiền in ra sẽ dễ bị làm giả. Mà tiểu dân làm ra công nghệ này cũng phải đầu tư trí tuệ, tiền bạc rất nhiều, nếu bán đứt cho Bộ Hộ thì sẽ được bao nhiêu cho đủ. Hai nữa triều đình còn không cho phép bán công nghệ này ra ngoài, như vậy tiểu dân cũng cần gì đầu tư cho phí công, cứ để Bộ Hộ tự lo".

Nói đến đây, một vài vị đại thần gật đầu cảm thấy có lý, quả đúng là như vậy, "không gạo đố vực được đạo" cổ nhân nói không sai, làm gì có kẻ nào biết lỗ vẫn làm, trừ khi là kẻ ngu.

Hoàng chân lại mỉm cười nói tiếp:

"Nói cho cùng, nếu tiểu dân đầu tư vào công nghệ in, tiểu dân có thể đi in thuê thơ, sách và các thứ bao bì, nhãn mác... cũng đủ lãi, cần gì phải bán công nghệ cho ai. Cuối cùng, để đảm bảo tiền in không bị làm giả, triều đình lại phải thuê tiểu dân in, có khác gì tiểu dân vẫn phải chịu trách nhiệm hay không?".


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro