Chương 111. Ngân hàng thành lập

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chương 111. Ngân hàng thành lập

Theo sự giải thích của Hoàng Chân, cả đại điện lập tức sôi động hơn lúc bình thường. Các vị đại thần quay đầu tứ phía bàn luận đến nỗi nước bọt văng tung tóe, con ruồi vô tình bay qua cũng bị nước bọt bắn cho chết tươi.

Kể ra điều này cũng hơi khác biệt với các triều đại trước, thường các vị đại thần không được phép thì thào bàn tán nhưng Hậu Nam Đế là một vị vua hơi dân chủ, ngài thích xem và nghe các đại thần cãi nhau trong triều để dò xét thái độ, từ đó mới có chủ ý giải quyết.

Tiền Gia đúng là một ví dụ tốt nhất để giải thích, vì sao từ trước đến nay các đại thần không để ý đến, bởi vì họ chỉ coi Tiền Gia như những gia tộc loại vừa chuyên cho vay nặng lãi hoặc lấy phí luân chuyển tiền tệ cho người làm kế sinh nhai, chứ không phải nằm trong tập đoàn quan chức quyền quý.

Hậu Nam Đế cũng mơ hồ hiểu ra vấn đề, ngài lo lắng hỏi:

"Vậy theo Hoàng công tử, làm cách nào để không bị như vậy?".

Các vị đại thần cũng đưa mắt nhìn về phía Hoàng Chân với vẻ chờ mong, thấy hắn chậm rãi trả lời:

"Tâu Bệ Hạ, thưa các vị đại nhân. Đầu tiên vẫn phải cho in một số tiền nhất định, kể cả vượt quá Ngân sách cũng không sao. Hai là phát hành ra dần dần rồi cân đối với thống kê của Ngân khố để không bị phát khống quá mức. Ba là áp dụng chính sách thuế hợp lý. Bốn là khuyến khích tiêu dùng, phát triển nông công nghiệp. Cuối cùng là điều tiết thị trường tiền tệ..."

Dừng lại một chút, hắn lại nói tiếp:

"Tiểu dân có một kế sách khiến cho Ngân khố triều đình sẽ thu được rất nhiều tiền, đồng thời có thể khiến cho đời sống dân chúng được nâng lên, nhất là các vị đại nhân ở đây ai cũng được lợi không nhỏ".

"Hả, biện pháp ziề mà có lợi như vậy?".

Hoàng Chân vừa nói xong thì các vị đại thần lập tức nhộn nhạo, vị đại thần nào cũng cúi đầu về phía trước, tai dỏng lên hết cỡ để nghe hắn nói như thế nào.

Nhìn vẻ mặt của các đại thần, Hoàng Chân tiếp tục phân tích:

"Kế sách này chính là khuyến khích phát triển nông nghiệp, công nghiệp bằng cách hỗ trợ nông dân và nhà sản xuất vì đó là nền tảng kinh tế của quốc gia. Chỉ cần hai vấn đề này phát triển, triều đình ắt sẽ thu được rất nhiều tiền thuế..."

Hoàng Chân còn chưa nói xong, một vị đại thần bèn lên tiếng:

"Hoàng Chân công tử, triều đình rất muốn dân chúng ăn no mặc ấm. Nhưng nói thì dễ, làm thì khó bởi vì biết làm như thế nào? Từ xưa đến nay thuế má vẫn thu theo diện tích đất, mà diện tích đất thì có hạn. Nếu khuyến khích dân chúng phát triển nông nghiệp thì triều đình ắt phải giảm thuế, như vậy làm sao thu được nhiều tiền... Công tử có thể giải thích rõ hơn không?".

Hoàng Chân quay đầu lại, thì ra là vị Thượng thư Bộ Hộ, thấy vậy hắn bèn đáp:

"Đại nhân, cần phải nghĩ xa hơn một chút, nếu giảm thuế đất tất nhiên sẽ khiến triều đình giảm nguồn thu một ít, nhưng nhờ vậy khiến nông dân bớt áp lực, sản lượng lương thực của họ sẽ khá hơn, lúc đó giá lương thực lại giảm đi khiến cho triều đình lại mua được nhiều lương thực dự trữ, như vậy việc giảm thu thuế đất chưa chắc là điều dở..."

"Đúng... đúng, Hoàng công tử nói có lý".

Một vị đại thần lập tức gật đầu như gà mổ thóc tán thành, chắc nhà vị này có rất nhiều đất nên mới có phản ứng nhanh nhẹn như vậy.

Hoàng Chân vẫn tiếp tục nói:

"Khi sản lượng lương thực dồi dào sẽ khiến cho các ngành sản xuất kinh doanh khác phát triển, tỷ như nấu rượu, làm cám, nuôi gia súc, sản xuất bánh kẹo... Triều đình lại có chính sách tăng thu thuế buôn bán từ các ngành này, khiến cho Ngân khố dần dần đầy hơn...".

"Ừm, công tử nói quả có đạo lý...". Lại có nhiều vị đại thần gật gù khen ngợi.

Hoàng Chân mỉm cười nói tiếp:

"Các vị đại nhân thử nghĩ xem, khi các ngành trên phát triển thì những ngành khác như chế tạo công cụ, xe kéo, tàu thuyền vận tải, cửa hàng kinh doanh... cũng phát triển theo, như vậy Ngân khố sao còn lo thiếu hụt tiền...".

"Đúng... đúng. Miker, Hoàng công tử nói rất có lý, không ngờ trẻ tuổi mà giải thích sâu xa như vậy".

Giây lát các vị đại thần gật đầu tán thưởng không ngớt, vẻ mặt vị nào cũng tỏ ra đã hiểu, nhưng còn phải chờ xem vị Hoàng công tử này kiến giải vấn đề quan trọng nhất như thế nào.

Hoàng Chân mỉm cười đưa mắt nhìn khắp đại điện, thấy mọi người đang chăm chú, hắn thầm nghĩ:

"Miker, bây giờ mới là vấn đề quan trọng, đảm bảo đám quan lại này sẽ sôi sục lên cho mà xem".

Vì thế hắn không nhanh không chậm nói:

"Bây giờ là vấn đề quan trọng nhất... chính là điều tiết thị trường tài chính. Sau khi triều đình phát hành tiền giấy thì chỉ một thời gian sau, tiền sẽ lập tức quay lại Ngân khố dưới dạng tiền thuế. Nhưng đấy chỉ là một số rất ít mà phần lớn đều nằm ở trong tay những người giàu có hoặc Tiền Gia, dần dần sẽ sinh ra thiếu hụt tiền mặt trên thị trường...".

Hoàng Chân vừa nói đến đây thì một vị đại thần nói chen vào:

"Ý của Hoàng công tử là triều đình sẽ phải phát hành tiếp tiền mới sao?".

"Như vậy chẳng phải là phát khống?". Một vị khác bâng quơ hỏi.

Hoàng Chân mỉm cười giải thích:

"Đúng vậy, số tiền nằm trên thị trường này nếu không được điều tiết thì chỉ vài năm sau, tiền mặt trong dân chúng sẽ trở nên thừa thãi dẫn đến lạm phát. Đó là chưa kể triều đình phải mất thêm chi phí để in tiền mới".

Nghe Hoàng Chân giải thích, vẻ mặt của Hậu Nam Đế và các đại thần lập tức nhăn lại, quả là một vấn đề nan giải. Hóa ra in tiền giấy không phải đơn giản như chuyện mua giấy hay mua công nghệ mà chính là sự điều tiết của thị trường.

Hoàng Chân nhìn vẻ mặt âu sầu mọi người, hắn cười cười nói tiếp:

"Đó là chưa kể tiền cũ, tiền hư hỏng trong dân chúng thì triều đình còn phải chịu trách nhiệm đổi tiền mới...".

"Cái ziề, chẳng nhẽ tiền cũ hỏng cũng bắt triều đình đổi mới sao? Như vậy chẳng phải triều đình hàng năm luôn bù lỗ?". Có một vị đại thần kêu lên.

"Ai làm cũ tiền thì kẻ đó phải chịu, cớ gì bắt triều đình đổi mới?". Lại có một vị đại thần khác lên tiếng.

"Xin các đại nhân cứ bình tĩnh, tiểu dân xin giải thích tiếp". Hoàng Chân giơ tay hỏi:

"Nếu triều đình không chịu đổi tiền cũ, tiền hỏng thì dân chúng sẽ dần dần không tin tưởng tiền giấy nữa, lúc đó họ sẽ chuyển sang dùng vàng hoặc bạc, hoặc lấy đất đai làm đối trọng, hay lấy lương thực, thực phẩm làm phương tiện mua bán... các vị đại nhân có lường được vấn đề này không?".

Lập tức các vị đại thần nhìn nhau ngơ ngác. Đây quả là vấn đề đau đầu, đổi lại vào trường hợp của mọi người thì ai cũng giống nhau, trong tay cầm tiền cũ nát thì ai mà chẳng muốn đổi, nhưng như vậy lại làm tăng gánh nặng cho Ngân sách quốc gia.

"Hoàng công tử có cao kiến gì không?".

Hậu Nam Đế bỗng hỏi, nãy giờ ngài nghe vị "học đồ Thánh Nhân" này lý giải nên đã vỡ lẽ rất nhiều điều. Bỗng dưng ngài cảm thấy tin tưởng vào hắn nên hỏi một câu đầy hy vọng.

Các vị đại thần thấy Hậu Nam Đế hỏi bèn im lặng chờ Hoàng Chân trả lời, chỉ thấy hắn mỉm cười nói:

"Để cho giá trị đồng tiền ổn định, tất nhiên phải dùng biện pháp, đó chính là thành lập một cơ quan quản lý và kinh doanh tiền tệ gọi là... Ngân hàng. Ngân hàng chính là một mô hình rất lớn của Tiền Gia, nó chịu trách nhiệm điều tiết tiền tệ tầm vĩ mô, làm giảm sức ép cho triều đình".

Trước hàng trăm con mắt chú ý của mọi người, Hoàng Chân bắt đầu khoa tay giải thích kỹ hơn:

"Ngân hàng sẽ đưa ra một chính sách thu hút tiền tệ trong dân chúng, tỷ như lãi suất tiền gửi, chỉ cần dân chúng đem tiền đến Ngân hàng gửi sẽ được nhận lãi suất hợp lý và đảm bảo. Thứ hai là Ngân hàng lại dùng số tiền này cho vay với lãi suất cao hơn lãi suất gửi một chút để hỗ trợ nông dân làm nông nghiệp hoặc công xưởng sản xuất... Nói cách khác, Ngân hàng chính là nơi kinh doanh tiền tệ, lấy chênh lệch tỷ giá vay - gửi làm lãi suất của mình".

"Có lý... có lý".

Nhiều vị đại thần lập tức gật gù, Hoàng Chân lại nói tiếp:

"Ở ý nghĩa nào đó, Ngân hàng độc lập với triều đình vì nó có hệ thống quản lý kinh doanh riêng không khác gì Tiền Gia, nghĩa là nó vẫn phải nộp thuế vào Ngân khố. Nhưng dưới góc độ khác, nó giúp triều đình quay vòng và dự trữ tiền tệ, bất cứ lúc nào Ngân khố thiếu tiền, đều có thể vay Ngân hàng chứ không phải phát khống. Ngoài ra Ngân hàng còn giúp thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh nhờ cho vay lãi suất thấp chứ không bóp hầu bóp cổ như Tiền Gia. Vì vậy, thành lập Ngân hàng là tối cần thiết trong hoạt động kinh tế của quốc gia".

Nói đến đây, Hoàng Chân mỉm cười ranh mãnh nhìn khắp các đại thần, hắn nói:

"Tiểu dân có một kiến nghị, đó là Bệ Hạ cho phép tiểu dân thành lập Ngân hàng, mọi hoạt động kinh doanh của nó sẽ do tiểu dân quyết định nhưng triều đình phải đứng ra đảm bảo. Ngân hàng này sẽ cần một số vốn nhất định nên tiểu dân mời các vị đại nhân tham gia góp vốn, lãi hàng năm sẽ được chia gọi là lợi tức sau khi đã nộp thuế, các vị đại nhân thấy thế nào?".

"Hả, Hoàng công tử có thể giải thích rõ hơn không?".

Lập tức mấy vị đại thần đang đứng dỏng tai hồ hởi hỏi lại, đúng là nghe thấy chữ "lợi" đã vàng mắt.

Hoàng Chân khẽ mỉm cười, mục đích của hắn là vậy. Bởi vì muốn đầu tư vào sản xuất giấy và in tiền, hắn cần một số vốn lớn để triển khai. Nếu mà Ngân hàng này được thành lập, tất nhiên sẽ do hắn điều hành, hắn vừa có thể vay tiền từ Ngân hàng này, vừa khiến cho các đại thần được lợi mà không quấy nhiễu việc làm ăn của hắn nữa.

Chỉ cần với kiến thức cơ bản nhất về hoạt động Ngân hàng mà hắn đã biết, hắn tin rằng chỉ trong một thời gian rất ngắn, hắn sẽ trở thành một nhà tư bản mạnh nhất thời đại này, lúc đó hắn thích làm cái gì cũng được.

Hoàng Chân bỗng thấy cảm thán, đúng là thế sự vô thường. Một năm trước hắn còn phải sống chui lủi trong rừng, đến quần còn không có mà mặc, phải cởi truồng cho mát. Vậy mà chỉ sau một năm hắn đã trở thành đại tỷ phú giàu nhất thiên hạ.

Hắn ung dung mỉm cười và chậm rãi giải thích tiếp cho vị đại thần vừa hỏi:

"Đại nhân, tiểu nhân lấy ví dụ thế này. Giả sử đại nhân góp vốn vào Ngân hàng với giá trị 10 triệu đô, lợi nhuận do kinh doanh tiền tệ hằng năm có thể đạt 5%. Ngoài ra Ngân hàng có thể đầu tư vốn vào các hạng mục như in tiền, sản xuất giấy hoặc cái gì khác mà sinh lợi thì Ngân hàng cũng được chia một phần trong đó. Vì vậy, khi chia lợi nhuận hàng năm, ngoài chuyện kinh doanh tiền tệ còn có lợi nhuận từ đầu tư..., các vị đại nhân cảm thấy sao?".

Vị đại nhân được hỏi hơi ngẫm nghĩ rồi hồ hởi nói:

"Nếu vậy thì quá tốt, bạc của ta cất ở nhà nào có sinh ra lãi, cứ cất mãi cũng phí, chi bằng đem ra góp vốn với Hoàng công tử thành lập Ngân hàng đi, vừa có lãi lại vừa được đảm bảo, hai nữa không sợ mất trộm".

Vị đại nhân khác thấy vậy bèn hấp tấp hỏi:

"Hoàng công tử, không biết thành lập Ngân hàng cần góp bao nhiêu vốn? Bản quan cũng muốn tham gia".

"Ha ha...". Thấy nhiều vị đại thần tỏ vẻ sốt sắng, Hoàng Chân cười tươi vỗ tay nói:

"Thưa các vị đại nhân, tiểu nhân dự định thành lập Ngân hàng với số vốn khoảng 2 tỷ đô, bằng 20 triệu lượng bạc, tức là mỗi cổ phần là 1 lượng bạc bằng 100 đô. Vị nào góp nhiều vốn thì hưởng lãi nhiều, vị nào góp ít thì hưởng lãi ít. Vị nào không muốn góp thì có thể mang tiền hoặc vàng bạc đến gửi...".

"Hoàng công tử, vậy lãi suất gửi là bao nhiêu, công tử có thể nói rõ được không?". Một vị đại thần khác lên tiếng hỏi.

Hoàng Chân mỉm cười trả lời:

"Nếu là gửi tiền, vàng hoặc bạc, lãi suất hàng năm khoảng 2%. Nếu góp vốn mua cổ phần, lợi tức hàng năm sẽ đảm bảo là 5%. Trong trường hợp vị nào đã góp cổ phần mà muốn bán hay chuyển nhượng thì theo giá góp vốn mà bán, nếu không có ai muốn mua thì Ngân hàng sẽ mua lại hoặc đem đấu giá...".

Sau đó, Hoàng Chân tiếp tục giải thích rất nhiều thắc mắc của các đại thần, hắn cười nói đến nỗi mỏi hết cả hàm, đến mấy hôm sau vẫn chưa ngậm lại được.

Sau khi nghe hắn giải thích, một vị đại thần tấm tắc khen:

"Hoàng công tử quả là đại trí tuệ, có thể nghĩ ra biện pháp vẹn toàn như vậy, đúng là phúc khí của Quốc gia... ha ha ha".

Thương lão bản đang đứng cạnh Hoàng Chân, thấy hắn nói từ nãy đến giờ lão cũng hiểu ra nhiều điều, nhưng nỗi lo lắng sợ vị "học đồ Thánh Nhân" này quên mình nên lão vội nhắc thầm:

"Hoàng công tử, vậy Thương Hành Các thì sao?".

"Yên tâm, Thương Hành Các sẽ có một cổ phần trong đó, việc này chúng ta sẽ bàn sau".

Hoàng Chân quay đầu thì thầm, Thương lão bản nghe vậy thì mới yên lòng, lão cười híp mắt, bộ dạng rất là sung sướng.

Nguyễn tể tướng cũng cười nói:

"Đúng vậy, biện pháp này của Hoàng công tử quả thật khéo, vừa giúp cho triều đình ổn định, vừa giúp cho kinh tế phát triển và nhất là vừa có lợi cho các cổ đông góp vốn. Ha ha ha".

Nguyễn Tể tướng nói xong thì chắp tay với Hậu Nam Đế:

"Tâu Bệ Hạ, biện pháp của Hoàng công tử quả thực kinh người, vượt quá sự hiểu biết của chúng thần, nếu được thực hiện sẽ rất có ích với đất nước. Vì vậy thần đề nghị Bệ Hạ phê duyệt cho Hoàng công tử được thành lập Ngân Hàng trong thời gian sớm nhất để triều đình an tâm ạ".

"Đúng vậy, thưa Bệ Hạ...".

Giây lát, hàng loạt đại thần trong điện đều chắp tay ủng hộ. Vị đại thần nào cũng cảm thấy hài lòng vì nếu triều đình cho in tiền thì gián tiếp mình cũng được lợi, nên vị nào cũng mong Hậu Nam Đế quyết định thật sớm.

Hậu Nam Đế nhìn xuống chúng thần đang hò reo ủng hộ, ngài đã sớm hài lòng với biểu hiện của Hoàng Chân, đúng là "học đồ của Thánh Nhân" có khác, kiến thức đầy mình.

Bỗng nhiên Hậu Nam Đế vô tình nhìn thấy gã Hoàng Phi Hùng và Cao viên ngoại đang đứng dúm dó ở một góc. Kể từ khi Hoàng Chân giải thích về bản chất của tiền tệ và biện pháp thành lập Ngân Hàng để chống lạm phát, kích thích đầu tư tăng trưởng kinh tế thì hai tên này dường như bị mọi người bỏ quên.

Giờ đây mọi vấn đề đã bàn xong, điều đó chứng tỏ Hoàng Chân là một kẻ vô cùng thông minh và hiểu biết, trái ngược với điều gã Hoàng Phi Hùng đã tố cáo.

Điều này khiến cho Hậu Nam Đế bực mình, dám nói "học đồ của Thánh Nhân" là ngu si, đấy là phạm thượng với Thần Tiên. Dám nói Hoàng Chân là gia nô ăn cắp, đấy là bôi vào mặt Bệ Hạ là bất nhân bất nghĩa, dùng kẻ không ra gì hay sao? Thế là vẻ mặt của Hậu Nam Đế đang tươi cười bỗng trở nên âm trầm đáng sợ.

Nguyễn tể tướng không hổ là kẻ thức thời, nghe nhạc đoán huyền ca. Chỉ cần nhìn thái độ của Hậu Nam Đế là ngẫm ra nội tình, vì thế vị đại thần này bèn chắp tay tấu:

"Tâu Bệ Hạ, thần bỗng sực nhớ tới tên Hoàng Phi Hùng đã tố cáo bố láo kia, dám nói Hoàng Chân công tử là gia nô ngu si nhà nó, còn bịa đặt công tử chỉ biết ăn cắp bí quyết, quả thực là tội to bằng trời. Vì vậy thần đề nghị Bệ Hạ cho chém đầu hắn để răn đe kẻ khác ạ".

Gã Hoàng Phi Hùng vừa nghe Nguyễn Tể tướng nói vậy thì hoảng quá sụp cả hai chân xuống đất, đầu dập bình bình như tế sao tưởng như vỡ tan cả mấy tảng đá lát nền trong điện Kính Thiên, gã cuống quít gào lên:

"Tâu Bệ Hạ, tiểu nhân biết tội rồi, xin Bệ Hạ tha mạng, là do tiểu nhân hồ đồ ăn nói càn quấy...".

"Câm mồm...". Hậu Nam Đế vỗ mạnh tay xuống long ỷ quát:

"Dám coi triều đình là chỗ chợ búa thích nói gì thì nói sao? Bay đâu, lôi hắn ra ngoài đánh 100 gậy thật mạnh cho chừa đi".

Hậu Nam Đế quát xong bèn "hừ hừ" nói tiếp:

"Cũng may là Hoàng Gia Trang ngươi coi như biết điều, hàng năm luôn hiếu kính ta rất nhiều Thiên vị, Ngự tửu nên ta tha chết cho. Nhưng tội coi thường vua là không thể tha, đánh như vậy vẫn còn nhẹ lắm..."

Nói xong Hậu Nam Đế liếc mắt nhìn Cao viên ngoại đang run như cầy sấy đứng bên, ngài lạnh lùng hỏi:

"Còn tên kia, ỷ thế phụ thân để lừa gạt Trẫm và các đại thần, dám cùng tên Hoàng Phi Hùng ăn nói hỗn láo trên đại điện, bây giờ ngươi muốn bị phạt ra sao?".


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro