Chương 50. Tân trấn Phượng Hoàng

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chương 50. Tân trấn Phượng Hoàng

Trong bầu không khí vui vẻ, Thương thiếu chủ bỗng nói:

"Bá bá, nghe nói người mới lấy tiểu thiếp rất trẻ đẹp phải không ạ? Bá bá thật là đào hoa, trông thế này mà vẫn còn phong độ gớm, bọn điệt nhi chắc phải cưỡi ngựa chạy theo cũng không kịp".

Lưu thành chủ cười típ mắt, lão cũng không để ý Thương thiếu chủ khen thật hay khen đểu mà gật gù:

"Hây, thì gừng càng già càng cay mà, các ngươi cũng phải học tập ta đi".

"Dạ dạ, bá bá nói đúng quá". Thương thiếu chủ phụ họa.

Lưu thành chủ đưa tay vuốt hàng râu con kiến vẻ hãnh diện, lão liếc nhìn tên thiếu niên rồi hỏi:

"Vị tiểu điệt này đã đủ sức lấy vợ chưa? Nếu đủ rồi thì lấy nhiều vợ vào cho nó sướng, đỡ phí đời trai trẻ".

"Dạ, đại nhân nói... chí phải, nhưng tiểu điệt... chưa đủ sức lấy vợ". Tên thiếu niên mặt đỏ bừng ấp úng nói.

"Sao lại như vậy? Ngày xưa bằng tuổi ngươi ta đã lấy 2 vợ rồi". Lưu thành chủ trố mắt.

Tên thiếu niên chưa kịp trả lời thì Thương thiếu chủ đã lên tiếng:

"Bá bá, từ ngày lấy tiểu thiếp mới, bá bá vẫn còn xung chứ?".

"A, tất nhiên rồi, riêng khoản ấy ta phải gấp đôi so với ngày xưa".

"Chu choa, bá bá khỏe hé". Thương thiếu chủ trầm trồ:

"Vậy để cháu giới thiệu cho bá bá một cô nữa, đảm bảo bá bá mãn nguyện".

"Hả, thêm cô nữa để ta gấp bốn à?". Lưu thành chủ trợn mắt.

"Gấp bốn!". Thương thiếu chủ tý nữa ngã ngửa ra sau. Mịe ơi, không ngờ lão này già mà chơi hăng vậy ta.

Lưu thành chủ nhìn hai tên trước mặt đang nhìn mình ngưỡng mộ, lão bỗng giật mình vội giải thích:

"Lão phu phải gấp đôi rồi lấy dây buộc lại, nếu gấp bốn thì lại gập thêm lần nữa, nếu không thì làm ăn thế nào được".

Rồi lão lại lẩm nhẩm tiếp:

"Gấp đôi thì dài bằng ngón tay, gấp bốn thì bằng thế này". Lão giơ một đốt ngón tay lên dứ dứ.

Thương thiếu chủ bỗng thấy lạnh toát cả người:

"Bá bá, thế thì... chọc thế nào được".

"Không chọc được thì đành phải ngoáy, càng ngắn nó càng to mà". Lưu thành chủ trả lời vẻ thành thật.

"Dạ dạ, đúng là ngoáy... cũng tốt... tốt". Cả hai tên cùng gật đầu như gà mổ thóc.

-------------------------

Trời về đêm, trái ngược với phía thành bắc, ở thành đông lại là nơi tụ hội của vô số người. Hai bên đường người ta thắp đèn lồng làm sáng bừng cả những ngôi nhà, người đi đường rất nhộn nhịp, đó đây tiếng cười nói, chào hỏi... vang khắp nơi.

Tất cả những điều này chính là do ở đây tập trung nhiều quán trọ, nhà hàng cũng như tửu lâu nhất đại thành Giang Bắc.

Ở trước các nhà hàng, tửu lâu bao giờ cũng có một hoặc hai điếm tiểu nhị, đầu đội mũ quả dưa luôn miệng mời chào khách. Bọn chúng sẵn sàng gập đầu sát đất khi có bóng dáng tiểu thư, công tử con nhà đại phú gia nào đó đi qua.

Đối lập với nhà hàng, tửu lâu, các điếm trọ, kỹ viện lại có phong cách mời chào kiểu khác. Ở đây luôn luôn có các thiếu nữ trẻ trung, môi son má phấn, váy dài đến chân nhưng hở hoác cả núi đôi khiến cho các vị khách vô tình đi qua đều không chủ ý được ánh nhìn.

Chỉ cần thấy người đến là các cô xúm lại bá vai bá cổ, kéo tay kéo chân quyết mời khách cho bằng được. Bởi vậy, rất nhiều công tử con quan, đại phú gia vừa từ nhà hàng, tửu lâu đi ra lại lảo đảo sa vào vòng tay của các cô mà tiến vào nơi "vui vẻ" lúc nào không biết.

Tất nhiên không phải điếm trọ nào cũng như vậy, chỉ có những nơi xa hoa, đẳng cấp mới có các cô trẻ đẹp đứng. Còn những chỗ của khách bình dân thì chỉ có vài cô gái già như U60 quá lứa, dù có khoe cả mông ra cũng không ai muốn nhìn.

Trong căn phòng của một điếm trọ vô danh, có 3 người đang ngồi uống trà xanh, ngắm sao trời và hít khí giời cho mát. Nếu ông chủ của Tề Gia Công xưởng ở đây, chắc sẽ nhận ra 3 người này là những người vừa mua xe kéo lúc chiều, hai lão già và tên thiếu niên dân tộc.

Sau khi từ phủ thành chủ trở về, Hoàng Chân đã ngồi đây và bàn bạc công việc với hai lão. Trải qua gần canh giờ, cuối cùng họ cũng bàn bạc và thống nhất với nhau một số điều.

Thứ nhất, bọn họ quyết định thành lập một công xưởng ở phía nam thành Nam Sơn. Ở đây có một khu đồi hoang sơ rộng chừng mười dặm vuông, gần sông, hồ và rất thuận lợi cho giao thông.

Để có được khu đất này, Thương thiếu chủ đã giúp họ nhờ Lưu thành chủ cấp phép sau khi đã hối lộ kha khá.

Khi lập công xưởng ở đây, họ sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian vận chuyển. Quan trọng là, họ không cần phải sống ẩn nấp, chui lủi như trước.

Thứ hai, bọn họ tiếp tục để cho nghĩa binh ở lại sơn trại nhằm đề phòng quan binh và đám Lò tù trưởng dò xét. Thu hoạch chè, trồng thảo dược và tập luyện chiến đấu là nhiệm vụ bắt buộc. Dù sao, đây cũng là lực lượng nòng cốt đáng tin cậy và quan trọng nhất là không phải trả lương.

Thứ ba, bọn họ chia đám nhân công mới tuyển dụng ra làm nhiều tổ khác nhau. Tùy theo từng công việc mà đám này phải làm như xẻ gỗ, làm nhà, mở lò rèn, vận chuyển... Mặc dù ban đầu, họ chỉ thuê được chừng 100 nhân công nhưng như vậy cũng là tạm đủ, chờ khi nào sản xuất phát triển sẽ thuê tiếp.

Để đạt được sự đồng ý, hắn đã phải nói đến mỏi mồm mới khiến cho hai lão gà mờ hưởng ứng. Bởi vì trong suy nghĩ của các lão, việc chui trong hang nấu rượu và làm xì dầu mới là cách tốt nhất để đảm bảo bí mật.

Có lẽ đã quen với việc chổng mông nấu từng vò rượu nên hai lão không biết rằng, công nghiệp hóa sản xuất mới là cách đúng đắn để phát triển tương lai.

Trong không khí sôi sục tinh thần... nấu rượu và làm xì dầu, Bảo lão còn thốt lên một câu nghe rợn người:

"Tiểu Hoàng, khi nào lập xong công xưởng, ngươi hướng dẫn cho ta nấu rượu bằng... phân nghe không?".

"Hả... được, được. Để cháu cho làm bể ngầm chứa phân cho thúc tha hồ... ủ rượu".

"Tốt, thế mới là cháu ngoan của ta chứ". Bảo lão phấn khởi cười nói.

Mông lão vẫn ngồi im lặng, thấy vậy bèn lên tiếng:

"Tiểu Hoàng à, ta có ý định làm xì dầu bằng than củi. Ta thấy than củi rất sẵn lại không phải mua, ngươi cũng hướng dẫn ta làm xì dầu đi?".

"Hả... cái zề? Mịe ơi, hai lão này chắc sắp bị điên sao? Từ tối đến giờ đã gặp một lão đòi gấp đôi, bây giờ lại có đôi lão đòi nấu rượu bằng phân và làm xì dầu bằng than củi?". Hắn ngồi vò đầu bứt tóc, vẻ mặt ảo não chẳng thốt nên lời.

Cuối cùng bọn họ cũng quyết định, phần nấu rượu sẽ do Bảo lão tạm thời phụ trách. Để nhanh chóng được nhiều, Bảo lão sẽ đi mua rượu nhạt từ các thành trì xung quanh rồi về chưng cất lại. Tất nhiên, lão cũng phải tự học nấu rượu để tăng năng suất.

Còn xì dầu sẽ do Mông lão điều hành. Cũng như Bảo lão, các vò, vại đựng xì dầu hoặc rượu sẽ được đi mua hoặc thuê làm từ những làng, bản xung quanh, chỉ có công đoạn quan trọng nhất cần bảo mật mới được đặc biệt chú ý.

Còn Hoàng Chân, hắn tiếp tục là linh hồn của đám người. Công việc hàng ngày của hắn chính là... chỉ tay năm ngón và vẽ ra những kế hoạch cho mọi người hành động.

-----------------

Hai tháng sau, trên một khu đồi khá rộng nằm ở phía nam thành Nam Sơn chừng năm dặm.

Trước kia, nơi đây là những cánh rừng rậm. Nhưng từ khi con người đến đây khai phá, đốn gỗ làm nhà và củi đốt, nơi đây dần trở thành vùng hoang vu đầy rẫy cỏ lau và những khoảng rừng thưa thớt.

Bởi vì nơi này hoang vu nên không ai muốn đến ở hoặc trồng trọt, dần dần, chỉ có những người kiếm củi hoặc săn bắt vài con thú nhỏ đến mà thôi.

Nhưng hôm nay, vùng đất này đã có sự thay đổi, có đến hơn trăm người tụ tập, dựng nhà ở, lều lán, chuồng trại. Thậm chí, họ còn phạt cây làm đường, trồng rau màu và lương thực.

Mặc dù tất cả chỉ là nhà gianh vách gỗ, nhưng không khí rất sôi sục, không kém gì khu dân cư đông đúc ở thành Nam Sơn.

Hoàng Chân và gia đình Bảo lão, Mông lão đã dọn đến nơi đây, bọn họ chia số nhân công ra làm các nhóm nghề khác nhau. Mặc dù khá vất vả, nhưng đám nhân công mới đều yên ổn, an phận và làm tốt công việc.

Tất nhiên, cũng không phải mọi việc đều hoàn mỹ, nhưng cũng không có gì đáng e ngại.

Để cho vùng đất mới có một địa danh, bọn họ quyết định theo phong thủy, thế sông núi mà đặt tên cho vùng đất này là Trấn Phượng Hoàng.

Một cuộc sống mới đang bắt đầu.

Nhờ có lưỡi cưa xẻ nên đám thợ mộc đã xẻ được rất nhiều gỗ, bọn họ xẻ tại rừng rồi vận chuyển về đây. Gỗ xẻ chất cao hàng đống, tha hồ cho đám thợ dựng nhà, dựng trại.

Công việc nấu rượu, làm xì dầu cũng nhộn nhịp không kém. Có hai nhà xưởng được dựng lên, bên trong sặc mùi rượu và xì dầu. Ngoài sân, chum vại, vò hũ xếp đầy đất.

Tất nhiên những công đoạn quan trọng đều được bảo mật, chỉ có rất ít người tin cậy mới được biết và khu vực này cũng được bố trí khuất nẻo, thường có hai ba người canh gác.

Trong hai tháng, hắn bán được cho Thương Thiếu chủ hơn 1.000 vò rượu và 300 vò xì dầu, lượng bạc thu về cũng kha khá, nhưng những khó khăn cũng bắt đầu.

Đầu tiên là việc thiếu hụt nhân công khiến cho hắn phải tuyển dụng thêm cả nông dân, phụ nữ. Còn người già, trẻ em đi theo cũng được khuyến khích tăng gia nuôi trồng, khai khẩn đất hoang...

Thứ hai là thiếu hụt người có học thức. Bởi vì công tác ghi chép tính toán, thống kê sổ sách cũng là một việc quan trọng mà nơi này vốn ít người biết chữ. Vì vậy, có nhiều việc khiến cho hắn phải tính toán cả ngày đêm đến không ngóc đầu lên được.

Do đó, hắn phải nhờ cả Thương thiếu chủ giúp tuyển người có học, nhưng vẫn chưa có kết quả.

Thương thiếu chủ cũng cử người tìm kiếm, nhưng sau một tháng, gã đành phải thông báo lại, những người có học đều được các quan lại, đại phú gia trọng dụng, không ai nguyện ý đi làm cho người man tộc.

Bất đắc dĩ, hắn đành phải ra quyết định. Tất cả những ai đến đây đều được đi học miễn phí, ai học giỏi sẽ được tăng lương và bố trí công việc tốt hơn. Vì vậy, phong trào xóa nạn mù chữ được mọi người nhiệt liệt hưởng ứng.

Tất cả mọi người đã biết chữ đều được huy động để dạy học vào buổi tối, Bảo lão thì dạy cho đám thanh niên. Bảo thị thì dạy cho đám đàn bà, con gái. Bão nhi thì dạy cho đám thiếu niên, còn hắn thì phải soạn giáo trình cho đám người đi dạy.

Tất nhiên chữ viết là do hắn sáng tạo, dù sao ở đây cũng không ai biết chữ cái A, B, C... bắt nguồn từ đâu. Do đó, kể cả hắn viết chữ như giun dế, mọi người vẫn cứ thế mà học.

Do đó, đến buổi tối, khắp khu ở mới lại vang vang tiếng đọc A, B, C... như tụng kinh cầu nguyện. Không một ai biết rằng, một chữ viết mới đã bắt đầu được phổ cập.

Khi mọi người đã học xong chữ cái thì một khó khăn mới lại phát sinh, đó là giấy và bút. Để giúp mọi người tập viết, ban đầu hắn dạy cách vạch que trên nền đất, sau đó vạch trên lá cây, hoặc dùng dao khắc vào gỗ, đá.

Nếu có ai đến tham quan vùng đất này đều hết sức ngạc nhiên vì khắp nơi đầy những chữ là chữ. Chữ xuất hiện cả trên đường, trên ruộng, trong sân vườn, thân cây, đến lá khô cũng đầy chữ.

Bảo lão còn sáng tạo cách dùng lưng làm bảng, lão bắt người học ngồi xếp hàng dọc, người nọ viết vào lưng người kia. Mực thì dùng tay bôi nhọ nồi để viết, có người sáng ngủ dậy quên rửa, đi làm mang cả chữ trên lưng.

Đi ngoài đường, ai ai cũng khoe đã học xong đến X, Y, Z. Có người còn lẩm bẩm đếm từ 1 đến 100.

Sau vài tuần xóa nạn mù chữ, mọi người còn tổ chức thi. Ai không đánh vần hết 24 chữ cái hoặc không đọc thành thạo từ 1 đến 10, kẻ đó còn bị phê bình và phạt gánh phân trồng rau.

Giữa một cái xưởng mới mở, Hoàng Chân và hai lão Bảo, Mông cùng mấy tên thợ đang đứng xúm xít. Trước mặt họ là một cái nồi gang lớn đặt trên mặt bếp, nắp nồi mở ra để hơi nước nóng bốc lên nghi ngút. Xung quanh còn mấy cái khung gỗ lớn, mặt khung căng vải giống như rây bột.

Trong tay của hắn đang cầm một xấp giấy mới, đó là sản phẩm thí nghiệm mà bọn họ mới sản xuất.

Tại thế giới trước của hắn, đến kẻ ngu cũng biết giấy được làm từ gỗ. Nhưng ở thế giới này, hầu như ít người biết giấy được làm bằng gì.

Ở đây, người ta hay viết trên da thuộc hoặc lụa. Bởi vì chữ viết không được phổ cập nên giấy cũng không thịnh hành, nhưng trong cung đình hoặc gia đình quan lại, đại phú gia, người ta lại rất thích dùng giấy vì để vẽ tranh, viết chữ mới đẹp mà không bị nhòe. Hai nữa dùng giấy cũng là cách để thể hiện đẳng cấp "Trí Gia".

Tất nhiên, hầu hết chất lượng giấy không được tốt cho lắm, chưa kể đến một số khuyết điểm như dễ rách, dễ cháy, dễ mốc... Nhưng điều đó không làm giá giấy trở nên rẻ mà trái lại, nó còn rất đắt, nhất là giấy đẹp.

Giữa cái xưởng, mọi người đều căng mắt nhìn vào xấp giấy, ai cũng tỏ vẻ hưng phấn.

"Tiểu Hoàng à, hóa ra sản xuất giấy cũng không khó a!". Mông lão thốt lên cảm thán.

"Hây, trước kia ta cứ tưởng giấy được làm bằng lụa, bây giờ mới biết được làm từ bột gỗ. Lấy gỗ xay nhỏ rồi đem luộc, sau đó trộn thêm vôi bột hoặc bột màu, cuối cùng quết thêm tí hồ vào hai mặt giấy là xong". Bảo lão cũng thở dài khâm phục.

"Nói thì dễ mà làm mới khó, để có được xấp giấy mẫu này, không biết phải thí nghiệm bao nhiêu lần mới xong đấy". Hắn cười nói.

"Hoàng huynh đệ, mẫu giấy nhiều thế kia thì sau này, chúng ta định sản xuất như thế nào?". Một tên thợ đứng gần hỏi.

"À, tất nhiên loại trắng dầy sẽ làm giấy vẽ. Loại mỏng hơn làm giấy viết, loại mỏng nữa làm giấy in, còn loại dầy cộp mà bẩn bẩn thì phải làm giấy gói, giấy đóng thùng. Loại giấy xốp này thì làm giấy ăn, giấy vệ sinh, nếu tẩm thêm nước hoa thì bán cho chị em làm giấy đóng bỉm". Hắn vừa giải thích vừa chỉ vào từng mẫu giấy.

"Hả, hả, hả... Giấy được sử dụng nhiều như vậy sao?". Cả đám người thốt lên.

"Tiểu Hoàng, mấy loại sau là dùng như thế nào mà chúng ta không hiểu? Cái gì giấy ăn, giấy vệ sinh? Lại còn giấy đóng bỉm tẩm nước hoa, không phải là để úp lên mặt chứ?". Mông lão trố mắt hỏi.

"À, sau này cháu sẽ giải thích. Còn bây giờ, phải tìm cách sản xuất đại trà đã. Ít nhất là những người đang học sẽ được phát vài tờ để viết". Hắn gật gù nói.

"Ta phản đối, không thể phung phí như vậy được, ngươi có nhớ mấy tờ giấy trước kia mua không? Những 5 đô một tờ chứ bộ?". Bảo lão lên tiếng, cứ nghĩ đến tiền là lão lại thấy hoa mắt.

"Hả, hả. 5 đô một tờ, vậy thì phát giấy cho trăm người chẳng phải mất toi mấy ngàn đô sao". Đám người lập tức xôn xao, một tên còn ngáp ngáp như sắp tắt thở.

"Hô hô hô". Một tờ giấy bằng 5 cân thóc. Mịe ơi, đây là sự thật sao?

"Im lặng, im lặng. Mọi người bình tĩnh, đấy là nói phát giấy hỏng thôi. Còn giấy tốt, tất nhiên là để bán rồi, hiểu không?". Hắn vội vàng trấn an.

"Hả hả, thế thì được". Cả hai lão già đồng thanh, đám thợ xung quanh cũng gật gù.

"Tiểu Hoàng à, ngày mai bắt đầu sản xuất giấy đi thôi. 5 đô một tờ mỏng như thế này, ta thấy cả đống gỗ đằng kia, đem làm giấy hết, chắc được hàng trăm... trăm... trăm tờ, thành năm trăm... trăm... trăm đô, ha ha". Bảo lão cười típ cả mắt.

"Trời ạ, thúc học đếm thế nào mà nói vậy? Phải nói là hàng vạn, hàng triệu, hàng tỷ... hiểu chưa?". Hắn lắc đầu vẻ... bó tay.

"Hiểu rồi, ta mới học đếm đến 100 nên chỉ biết gọi như vậy". Bảo lão lý sự.

"Tiểu Hoàng, ngày mai ta vào thành Nam Sơn tuyển thêm người nhé? Nếu sản xuất giấy ra nhiều tiền thế thì cũng nên nhanh chóng mà làm". Mông lão lên tiếng.

"Ô, mọi người định bắt đầu bằng những thứ này sao?". Hắn chỉ tay vào mấy dụng cụ thí nghiệm rồi nói tiếp:

"Phải thiết kế dây chuyền sản xuất, chế tạo thiết bị, sau đó mới tuyển thêm người và nguyên liệu, nhanh nhất phải 3 tháng nữa mới bắt đầu được".

"Cái zề, ba tháng nữa thì mất bao nhiêu tiền rồi còn gì. Ngươi cứ thiết kế, chế tạo đi, để ta dùng tạm mấy thứ này sản xuất giấy đã. Ta quyết định rồi, ngày mai sẽ bắt đầu". Bảo lão hai tay chống nạnh, mặt vểnh lên vẻ ngang ngược.

"Hả, thế còn việc nấu rượu, thúc định bỏ luôn hả?". Hắn trố mắt hỏi Bảo lão.

"Bỏ thế nào được, ta kiêm nhiệm cả hai". Bảo lão trợn mắt.

"Vậy còn số thảo dược mới thu hoạch, thúc có định làm thuốc chế biến sẵn không?". Hắn gặng hỏi.

"A, việc này giao cho Mông huynh kiêm nhiệm đi. Huynh làm giúp đệ nhé, bây giờ đệ không còn hứng thú với thảo dược nữa?". Bảo lão nhìn về Mông lão lên tiếng.

"Cái zề, ta còn phải giúp hắn chế tạo thiết bị". Mông lão trợn mắt.

"Vậy thì tuyển lão thầy lang khác đi". Bảo lão tỏ vẻ cùn.

"Đúng là... bó tay với lão tham". Mấy tên thợ đứng bên cùng lắc đầu than thở.


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro