Chương 84. Cổ đông đầu tiên

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chương 84. Cổ đông đầu tiên

Cuối cùng, Thương thiếu chủ được Hoàng tiên sinh nói thầm vào tai sự việc đang diễn ra tại Cao Phủ, làm cho gã khoái chí đến nỗi ôm bụng cười lăn lộn. Thế là bao nhiêu rượu thịt từ bao tử phun tóe ra cổ họng khiến gã suýt tắc thở.

Cũng may có lão đầu xù cấp cứu kịp thời, nếu không Thương thiếu chủ đã hồn về chín suối.

Kết thúc tiệc rượu, đám người say khướt con mẹ hàng lươn rồi kéo nhau về điếm trọ, phải đến mấy hôm sau mới gặp mặt. 

Những ngày tiếp theo, họ gặp gỡ đàm phán, ký kết. Thương thiếu chủ theo kế hoạch của Thương Gia đã đưa ra một loạt các điều kiện có lợi nhất cho Thương Hành Các như điều kiện góp vốn, độc quyền kinh doanh hàng hóa sản xuất...vv.

Nhưng khiến Thương thiếu chủ vô cùng bất ngờ chính là vị Hoàng tiên sinh dường như còn am hiểu về các điều khoản kinh tế hơn cả sự hiểu biết của gã. Các cuộc tranh luận diễn ra hết sức gay gắt, hồi hộp. Cuối cùng Thương thiếu chủ không thể phản bác được các điều kiện hợp lý của Hoàng tiên sinh mà phải đặt bút ký kết hợp đồng.

Kết quả, kế hoạch ban đầu của Thương Hành Các là muốn lợi dụng sự góp vốn để khống chế đám người dân tộc, từ lúc bắt đầu sản xuất đến ép buộc độc quyền kinh doanh. Cuối cùng trở thành đám người dân tộc lợi dụng vốn của Thương Phủ vào các hoạt động phát triển của tiểu trấn.

Mà Thương Phủ muốn độc quyền kinh doanh thì phải đảm bảo được bao tiêu trong 10 năm đầu tiên. Ví dụ: Thương Hành Các muốn độc quyền bán Tiên tửu, Thiên vị chẳng hạn, phải chấp nhận giá mua vào là 250 đô một vò trong vòng 10 năm với toàn bộ lượng hàng sản xuất ra.

Tuy rằng điều này hơi gây khó khăn cho Thương Hành Các, bởi vì không ai biết sau 10 năm nữa thì giá bán của các mặt hàng sẽ như thế nào. Nhưng Hoàng tiên sinh cũng giải thích rất hợp lý, để giá cả các mặt hàng trở nên rẻ hơn thì còn phải hiện đại hóa sản xuất, nếu làm được điều đó thì tối thiểu cũng phải mất 10 năm chứ không ít. Vì vậy, khiến Thương thiếu chủ không thể phản bác.

Nghĩa là, dù ký kết hợp đồng như thế nào, Thương Hành Các cũng được thu lời trong vòng 10 năm đầu, còn sau đó thì tính sau.

Mặc dù điều kiện là thế, nhưng Thương thiếu chủ vẫn phải đồng ý để tiểu trấn kinh doanh Tiên tửu, Thiên vị chất lượng thấp để bán tại chỗ, phục vụ nhu cầu tiểu trấn và khách đến buôn bán nhằm thu hút đầu tư và người định cư. 

Từ đó, Thương Hành Các chính thức trở thành cổ đông đầu tiên khi góp tới 20 triệu đô vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh tại tiểu trấn. Mặc dù là cổ đông góp nhiều vốn, nhưng Thương thiếu chủ cũng không được quyền can thiệp vào các hoạt động khác của tiểu trấn mà gã chỉ được chia lợi tức từ việc kinh doanh mà thôi.

Trong quá trình đàm phán, Thương thiếu chủ cũng được Hoàng tiên sinh gợi ý cho vài quan điểm về cách huy động vốn qua cổ phần, chứng khoán, cũng như phương thức thuê mua tài chính, ngân hàng... Nhưng gã vốn là con người cổ đại, kiến thức về lĩnh vực này không có nên ù ù cạc cạc. Bao nhiêu tri thức mới mẻ cứ như nước đổ đầu vịt, chui vào tai trái lại bay ra tai phải, khiến cho Hoàng tiên sinh chán nản mà thối chí thuyết phục.

Cuối cùng, Thương thiếu chủ đã bị buộc cùng một rọ với đám người dân tộc tiến bộ. Bất cứ thiệt hại hay rủi ro nào cũng có phần của gã. Nhưng không vì thế làm gã lo lắng, trái lại còn phấn khởi bắt tay vào việc.

Kết thúc quá trình đàm phán. Thương thiếu chủ vội gửi thư về cho Thương lão để báo cáo kết quả hợp tác. Trước ý tưởng đầu tư vào nông, lâm nghiệp và các điều kiện góp vốn, Thương lão thấy giật cả mình vì bao nhiêu năm trong đời, lão chưa từng nghĩ ra cũng như chưa thấy ai đề cập đến vấn đề này. 

Nhưng lão tin tưởng vào tầm nhìn của vị Tiên nhân Thiên giới nên không có phản đối, thậm chí còn gửi thư cho Thương thiếu chủ hỏi có cần thêm vốn không?

Một tuần sau, bọn họ chia tay. Đám người dân tộc quay trở về tiểu trấn để xây dựng thêm nhà xưởng, còn Thương thiếu chủ thì ở lại thành Giang Bắc để lo 3 việc. 

Thứ nhất, Thương thiếu chủ có nhiệm vụ kiểm tra, tiếp nhận và vận chuyển máy móc từ các xưởng rèn, xưởng mộc về tiểu trấn để lập nhà xưởng sản xuất giấy.

Việc này thì rất đơn giản, bởi vì trước khi Thương thiếu chủ đến đây, đám người dân tộc đã đi đặt hàng hết rồi. Gã chỉ việc đưa xuống thuyền rồi dong thẳng đến bến đò của tiểu trấn là xong.

Thứ hai, Thương thiếu chủ phải tổ chức tuyển chọn thêm thợ giỏi để tiểu trấn thành lập một xưởng kim khí lớn, chuyên gia công sửa chữa, chế tạo các loại thiết bị, công cụ. 

Việc này cũng không quá khó với Thương thiếu chủ, chỉ cần 3 ngày là gã đã rủ rê được một đống nhân công của mấy xưởng rèn thất nghiệp trong thành Giang Bắc. Chỉ cần trả lương cao, hậu đãi tốt, thêm nữa là lấy danh nghĩa của Thương Hành Các để tuyển dụng. Thế là người ta ùn ùn kéo đến xin việc, còn phải đuổi bớt đi không ít.

Thứ ba, Thương thiếu chủ phải chạy đến Lưu Phủ để gặp Lưu thành chủ. Mục đích là xin cấp thêm diện tích đất để đầu tư làm nông, lâm nghiệp.

Đối với việc này thì Thương thiếu chủ gặp phải nan đề khó gỡ, đơn giản vì Lưu đại nhân không rõ mục đích khiến cho việc xin đất bị chậm trễ.

Nhất là sau khi Lưu Văn đại nhân nghe Thương thiếu chủ trình bày việc xin thêm đất để trồng rừng... Lão há hốc cả mồm tưởng mình bị ù tai hoặc nghe nhầm, đến nỗi Thương thiếu chủ phải nói đi nói lại đến mỏi hàm, lão vẫn không tin là sự thật. Chỉ nghĩ rằng Thương thiếu chủ phát khùng mà làm mấy sự kiện giật gân như thi nấu Tiên Tửu, Thiên Vị dạo nọ.

Thậm chí, Lưu thành chủ còn cẩn thận cho người về Kinh thành để hỏi lại Thương lão. Cuối cùng nhận được xác minh của Thương Phủ, lão mới chịu cấp thêm cho tiểu trấn mấy chục dặm vuông, gồm toàn bộ diện tích đất giáp ranh với vùng dân tộc.

Chính vì việc này khiến cho việc cấp đất bị chậm gần hai tháng, nhưng cuối cùng cũng xong. Theo chứng nhận thuê đất mới thì diện tích của tiểu trấn đã mở rộng ra đến gần thành Nam Sơn khoảng 3 dặm, hầu như gồm toàn bộ vùng rừng núi bị bỏ hoang của Tây Long Quận.

Kể ra cũng không trách được Lưu thành chủ, bởi vì vào thời đại này có ai nghĩ đến việc đầu tư trồng rừng hay làm nông nghiệp. Các bậc quân chủ thời xưa chỉ quan tâm đến việc thu thuế ruộng đất mà quy ra thóc, còn việc trồng trọt thì mặc kệ dân chúng tự lo. Đến nỗi nếu gặp phải mất mùa, thiên tai hay dịch bệnh, dân chết đói gần hết thì mới phát chẩn.

Về phía tiểu trấn, khi đám dân tộc tiến bộ gồm 3 vị lãnh đạo về tới nhà thì bắt tay vào chuẩn bị. Có 20 triệu đô từ Thương Phủ cộng với hơn 10 triệu đô cướp được của sơn tặc và tích lũy từ trước khiến cho việc đầu tư, mở rộng tiểu trấn trở nên khả thi hơn. 

Mặc dù Hoàng Chân biết rằng, với số vốn như trên mà muốn phát triển tiểu trấn thành một đô thị hiện đại thì còn lâu mới đủ. Nhưng hắn cũng hiểu, với số vốn ban đầu như vậy là quá tốt rồi. 

Hắn còn đặt ra 4 mục tiêu để phát triển kinh tế. Thứ nhất là mở thêm một số nhà xưởng rồi cho cổ phần hóa để tăng vốn sản xuất. 

Thứ hai có thể mua lại các cơ sở sản xuất, kinh doanh cũ rồi mở rộng, nâng cấp nhằm bớt thời gian xây dựng cơ sở ban đầu. 

Thứ 3 là mở thị trường bất động sản, khu công nghiệp, đầu tư giao thông... Bởi vì hắn biết rằng, cơ sở của nền kinh tế sản xuất phải dựa vào thứ ấy. Mà bất động sản, vốn là một thị trường lợi nhuận khổng lồ đầy tiềm năng. Nhưng thời đại này, không phải ai cũng rõ điều đó.

Thứ 4 là mở một ngân hàng để huy động tiền từ dân chúng. Nhưng hiện tại còn chưa đủ điều kiện, muốn đại nhảy vọt thì còn khó khăn. Vì vậy buộc phải đi từng bước.

Thế là mấy ngày sau đó, tiểu trấn bắt đầu thay đổi. Hàng trăm lao động mới và cả đám tù binh đều kéo nhau ra làm việc.

Những người khỏe mạnh thì đào đắp đất, vác đá xây dựng. Người yếu thì chặt cây, phát quang các tuyến đường theo quy hoạch. 

Một con đường lớn rộng đến mấy chục thước được mở ra giữa tiểu trấn, nó bắt đầu từ phía bắc tiểu trấn nối với Nam Sơn thành rồi chạy thẳng về phía nam nối với vùng dân tộc. 

Con đường dài đến chục dặm chạy quanh co giữa các sườn đồi, nó bám theo địa hình tự nhiên chỗ cao, chỗ thấp chứ không được làm phẳng lừ như những con đường cao tốc hiện đại. Hai bên đường còn được trồng cây xanh, vỉa hè. Giữa đường còn có bãi cỏ trồng hoa, cây cảnh. Những chỗ trũng còn được làm cống thoát nước...

Mặc dù đường chỉ là đường đất, vỉa hè cũng chưa được lát gạch. Nhưng các con đường được định hình rõ ràng, khiến cho tiểu trấn có một diện mạo mới rất lạ mắt.

Các con kênh đào cũng được đào đắp ngang dọc, vừa đảm bảo tiêu nước khi trời mưa lũ, vừa đảm đương việc cấp nước cho các cánh đồng khi mùa vụ.

Hai bên tuyến đường chính là các cánh đồng trồng lương thực, cây hoa màu. Còn phía xa, dọc theo các triền đồi thì được trồng các cánh rừng nhỏ, cây ăn quả.

Ngoài ra, nhiều tốp lao động còn san đắp nền nhà, lập nhà xưởng, xây trạm y tế, trường học, trụ sở hành chính... vv, dọc theo các tuyến đường mới mở này.

Các cánh đồng, khu chăn nuôi gia súc, ao hồ thả cá, rừng cây và vườn ươm..., đều được căn cứ theo địa hình để bố trí.

Từng dãy nhà ở, nhà ăn cũng được dựng thêm và xếp đặt vào những vị trí thích hợp. Tiểu trấn cũng phân chia các lô đất mặt đường để chuẩn bị bán cho người đến định cư hoặc mở nhà hàng, buôn bán... 

Khu công nghiệp nhỏ được bố trí gần bến sông, hiện tại nơi đây đang tập trung gỗ đá để dựng xưởng chế biến gỗ, giấy và xưởng rèn, sản xuất kim khí... Ngoài ra còn một xưởng nhỏ để sản xuất bút chì cũng được thành lập.

Từ đó, thị trấn bắt đầu nhộn nhịp, sôi động. Người đến, người đi không ngớt. Có người đến tìm hiểu việc mua đất, mở nhà hàng. Có người đến bán lương thực, vật tư, rượu nhạt, vò hũ gốm... Lại có người muốn mở nhà xưởng nhỏ để phục vụ nhu cầu ngay tại thị trấn như đóng gạch, nung vôi, chế biến gỗ... vv. 

Ngoài ra, còn có người đến định cư, xin việc. Người lang thang, cơ nhỡ, du thủ du thực, đến cả ăn trộm, ăn cắp... cũng lắm.

Để đảm bảo an ninh trật tự, giải quyết các vấn đề xã hội. Tiểu trấn cho phát chẩn từ thiện cho dân nhập cư, cơ nhỡ. Đồng thời từ đó lựa chọn ra những người có thể lao động mà bồi dưỡng, đào tạo. Còn kẻ lưu manh, trộm cắp thì bị giam giữ, cuối cùng bị áp tải đi xa hàng trăm dặm rồi phóng thích, để chúng muốn làm gì thì làm.

Nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề cho người lao động và phổ biến chữ viết, tiểu trấn phải trưng dụng cả phòng họp của ban lãnh đạo để làm lớp học. Đội ngũ giáo viên tạm thời cũng được tuyển chọn, gồm cả Hoàng Chân và gia đình Bảo lão, đơn giản vì họ được học chữ sớm nhất.

Hoàng Chân còn có ý tưởng phổ cập rộng rãi chữ viết, bởi vì hắn biết rằng, muốn cho tương lai tiểu trấn trở thành một trung tâm văn hóa, kinh tế lớn trong vùng thì nhất quyết phải dạy dân học chữ. Vì thế, hắn cho viết thông báo tuyển sinh miễn phí. Chỉ vài ngày sau, dân chúng quanh vùng đến xin học nườm nượp. Điều này khiến cho hắn bị giới thày đồ tại thành Nam Sơn chửi bới, xỉ vả không ngớt.

Nhưng mà, nhờ sự thay đổi đó mà sau vài tuần, tiểu trấn đã có một diện mạo mới trông rất khang trang, hứa hẹn sẽ trở thành một đô thị phồn vinh.

Đến cả căn cứ trên núi Quỷ cũng rậm rịch, đèn đuốc được thắp suốt đêm. Hắn còn phải cùng Bảo lão đến đây để chuẩn bị các vườn thảo dược, xây dựng các khu nhà cho lao động khai thác than và gỗ, đồng thời tăng cường công sự, bẫy rập để phòng vệ.

Nhưng không ai biết, chiến tranh đang sắp tới.

Vào sớm ngày 13 tháng hai, khắp các mặt đông tây nam bắc xung quanh núi Quỷ đều xuất hiện bóng dáng bọn tráng binh. Nhất là mặt bắc của núi Quỷ, nơi có con đường độc đạo lên đó, hàng ngàn tráng binh bỗng kéo đến nườm nượp. Chúng hạ trại, đóng quân chờ mệnh lệnh của các tù trưởng, bộ dạng chuẩn bị chiến đấu.

Chiều ngày hôm đó, có 3 người cưỡi ngựa chạy đến Thị trấn. Người đi đầu tuổi đã trung niên, hai hàng ria mép vểnh lên, trông rất uy quyền. Hai người đi sau là một thanh niên chừng 18 - 19, và một thiếu nữ chừng 15 - 16 tuổi. 

Nhìn dáng vẻ của 3 người này thì đều biết họ là những người có thế lực, nhưng trang phục của 2 người đàn ông lại có phần kỳ quặc. Nhất là cả hai đều mặc áo gấm rất sang trọng nhưng lại đóng khố, hở cả cặp giò màu gụ và đầy lông như chân đười ươi. Còn cô gái mặc một cái váy ngắn đến đầu gối đầy màu sắc, đầu buộc một cái khăn xanh, bộ dáng của một thiếu nữ dân tộc chưa lập gia đình.

Sau khi vào đến tiểu trấn, họ cho ngựa phi chậm lại, vừa ngắm các xe hàng đang đỗ đầy hai bên đường, vừa hỏi khắp nơi. Sau đó, người thanh niên nhận xét:

"Phụ thân, con thấy cái trấn này rất kỳ lạ. Đường vừa to lại chia làm 3 phần, lòng đường thì thấp, hai bên đắp đất rồi trồng cây lên. Phụ thân nhìn kìa, dải đất ở giữa đường còn có mấy tên gầy gầy ngồi trồng hoa nữa. Haiz, thật là kỳ quái! Không biết bọn chúng làm đường to thế để làm gì, thật là phí cả đất".

"Đúng đó, cái nơi này không giống ở đâu, cũng khác xa mấy xóm quanh đây hay ở mấy thành lớn. Nhà thì rất to, bên trong ở đến mấy chục người không khác gì trại lính. Lại còn cái nhà lớn đằng kia, đến bữa ăn bọn chúng đánh trống, thế là hàng trăm người mang bát đến". Người đàn ông trung niên chậm rãi bình phẩm.

Cô gái trẻ đi sau cũng nói: 

"Ưm, lúc nãy con hỏi chỗ rửa mặt thì được chỉ đến cái giếng đằng kia, bên ngoài thấy quây tường kín mít. Vào bên trong lại có mấy thằng cởi truồng đang tắm, con ngượng quá phải chạy ra... Hỏi ra mới biết đấy là nhà tắm công cộng dành cho nam..."

Người đàn ông nhăn trán nhìn, sau đó lắc đầu lẩm bẩm: 

"Đúng là kỳ quặc đến ngu xuẩn, đến cả nơi tắm giặt cũng phải xây nhà, lại còn chia ra nam nữ riêng biệt. Ở bản ta thì chỉ cần ra suối rồi nhảy ùm xuống là xong rồi".

Sau khi vòng vèo khắp mấy quả đồi, cuối cùng họ đi thẳng đến một căn nhà ở phía xa, trước cửa nhà có tấm biển ghi hàng chữ "LỚP HỌC".

Đến đây thì tên thanh niên đang ngồi trên lưng ngựa nói với người đàn ông lớn tuổi: 

"Phụ thân, con thấy khó chịu trong người quá..."

Người đàn ông lớn tuổi cũng trả lời: 

"Ta cũng thấy thế..." Nói xong, gã đưa mắt nhìn khắp xung quanh rồi hớn hở chỉ tay ra một chỗ nói: "Đến đằng kia..."

"Ha ha...". Cả hai tên đều hấp tấp nhảy xuống ngựa rồi chạy vụt ra đằng sau căn nhà, bộ dạng rất khó hiểu.

Cô gái ngồi trên lưng ngựa thấy thế thì bĩu môi vẻ coi thường, miệng lẩm bẩm: 

"Đã bảo rồi, đừng ăn tiết canh chó lại còn không nghe..."

Một lúc sau, hai gã đàn ông vui vẻ đi ra, vừa đi vừa vỗ bụng cười nói: "Hô... hô, nhẹ cả người".

Bỗng có tiếng quát lớn vang lên: 

"Hai tên kia, đứng lại..." Lập tức có 3 bóng người cầm gậy chạy tới, nhìn dáng vẻ thì là bọn thủ vệ tiểu trấn.

Người đàn ông hơi cau mày khó hiểu, nhưng lão vẫn chắp tay về phía mấy người mới tới mà hỏi: 

"Ba vị, không biết có gì chỉ giáo?".

"Hừ, chỉ giáo thì không dám!". Một tên thủ vệ cười lạnh rồi nói tiếp, giọng có vẻ hơi khó chịu: 

"Mấy người các ngươi ở đâu đến, có biết quy định của tiểu trấn không hả?".

Nghe thấy tên thủ vệ hỏi vậy, cả 3 người đều ngơ ngác. Người đàn ông lớn tuổi hỏi: "Chúng ta đến đây xin học chữ... A, vị huynh đệ này, xin cho biết nội quy tiểu trấn là cái gì vậy?".

Tên thủ vệ nghe thế thì cười khẩy trả lời: 

"Nội quy của chúng ta là kẻ nào đến đây gây rối, vứt rác, xả bã bậy bạ thì bị phạt 3 đô đó!". Nói xong, gã lại gườm gườm nhìn 3 người rồi nói tiếp: 

"Mà lúc nãy, 2 người các ngươi làm cái gì ở sau lớp học của chúng ta, tưởng bọn ta không biết hả, mau nộp tiền phạt đi".

 "Cái ziề, lại có quy định đấy sao?". Người đàn ông lớn tuổi kêu lên.

"Nếu chúng ta không nộp phạt thì sao?". Gã thanh niên nhăn mặt hỏi.

"Hừ, nếu không nộp tiền thì phải chịu phạt lao động 3 ngày. Nếu không bị quất 20 roi vào mông". Gã thủ vệ trả lời.

"Hừ chúng mày dám?". Gã thanh niên kêu lên rồi rút phắt cây đao trên lưng ngựa ra, gã múa tít cây đao như thách thức.

"A". Tên thủ vệ kêu lên rồi lập tức rút ra một cái còi cho vào miệng thổi lên váng cả tai: "Toe... toe... toe". 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro