Bài Thứ Mười Một

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Cái trí – Những chỗ khác nhau giữa cái trí và cái vía – Những gắng sức của tư tưởng – Tinh luyện – Chơn thân (corps causal) – Trực giác – Cái Ta cao siêu; các trạng thái của nó

1 – Giữa cái trí và cái vía có những chỗ khác nhau chăng?

            Có.

            1 – Trước hết, chúng nó cấu tạo bằng những chất khác nhau. Thể chất của trí, mảnh mai hơn, tế vi hơn, chói sáng hơn và đẹp đẽ hơn (với những màu sắc lấp loáng và lóng lánh) thể chất của cái vía. Vì nó vi tế qua nên mắt thịt hoặc giác quan của cái vía không thể thấy được nó, mà phải dùng đến giác quan của cái trí mới có thể thấy được.

            2 – Nơi kẻ tiến hóa thì cái vía sẽ lần lần giống hệt xác thịt, giống như hình của xác thịt giọi trong kiến vậy. (Vì lẽ nầy mà những kẻ đã từ trần còn nhìn biết nhau ở bên kia cửa tử và những kẻ còn sống trong khi xuất vía cũng thế). Cái trí không giống xác thịt chút nào cả; nó có hình tròn dài như cái trứng.

            3 – Cái vía càng tăng trưởng thì sự tổ chức của nó càng hoàn bị hơn và 7 giác quan của nó sẽ mở lần. Nơi những kẻ trầm tư mặc tưởng, sưu tầm chân lý, thì hình vóc của cái trí nở lớn, vẻ đẹp của nó tăng lên, sự rung động của nó mau lẹ hơn, cùng nếu cái trí còn pha lẫn dục vọng (Kâma-Manas), thì hình dáng của nó xem ra thô kịch, xấu xa, nặng đặc, và chỉ là món khí cụ của hạng thường nhơn dùng để phát biểu những bản năng tính ích kỷ, những cảm xúc của bản ngã thấp hèn.

2 – Sự tiến hóa của cái trí hướng về mục đích nào?

            Nhập hạ trí với thượng trí hay là chơn thần; đó là cái cầu rất khó bước qua trong đường tiến hóa của chúng ta. Người ta đặt đến mục đích nầy bằng sự gắng sức về mặt tư tưởng và bằng sự tinh luyện.

3 – Muốn gắng sức về mặt tư tưởng phải làm như thế nào?

            Phải cẩn thận xem xét tất cả những hoạt động, tư tưởng, tình cảm, lời nói và hành vi của chúng ta hầu chế ngự và điều khiển chúng nó về điều thiện, về nghĩa vụ, về sự tiến hóa tinh thần.

            Phải quan sát bền bỉ, suy xét thấu đáo hầu có thể tự dùng sức trí óc của mình mà tư tưởng (chớ không tư tưởng theo kẻ khác), suy luận đúng theo lương trí, hợp lý và có phương pháp để tìm ra chân lý và bắt đầu có được minh triết.

            Phải tập trung cực độ về một điểm nhứt định, cũng như ngọn lửa của cây đèn hàn (chalumeau) làm chảy kim loại cứng nhứt ở một điểm nhứt định.

            PhẢi suy gẫm thậ lâu về một đối tượng hoặc một quan niệm hầu am hiểu tinh tường đối tượng đó hoặc quan niệm đó.

4 – Muốn cải thiện cái trí phải làm như thế nào?

            Phải diệt trừ lần lần lòng vị ngã thấp hèn hay là phàm nhơn của chúng ta, đây là một công việc chậm chạp và khó khăn, vì phàm nhơn chứa chan lòng ích kỷ dưới trăm ngàn hình thức khác nhau.

            Do đó, phải nâng cao tư tưởng của chúng ta về tất cả những gì có tính cách thanh bạch, tốt đẹp, lương thiện và chơn thật.

            Phải chiêm ngưỡng một lý tưởng hoặc một nhân vật đã c hiện được lý tưởng đó, bởi vì <<con người là một vật phản chiến, con người tưởng nghĩ như thế nào sẽ trở nên như thế ấy>>

            Về mặt thực tế, phải hưởng tư tưởng, hành động của chúng ta về tình hữu ái, luôn luôn có nhã ý, rộng lòng trắc ẩn, tận tâm và – điều nầy thật trái nghịch với tính chất của chúng ta – một lòng vô tư lợi, từ bỏ những ban thưởng và những kết quả của hành động.

            Đó là những nấc thang vàng dắt đến lòng yêu thương thuần túy, đến sự hy sinh vui vẻ; và cuối cùng, khi hạ trí đã hiệp nhứt với chân thân, chân thân sẽ xuất hiện. Bấy giờ, lòng ích kỷ đã diệt trừ: mỗi vật của nó (hạ trí) tan mất.

            Những phải có một ý chí cương quyết, kiên nhẫn, bền vững điều khiển sự tiến bộ. Và khi mà tất cả những tham vọng đều bị loại trừ thì ý chí sẽ càng mạnh.

5 – Chân thân là gì?

            Đó là cái thể của <<Cá tính bất tử>> chứng nhân của tất cả các kiếp sống của chúng ta, viên kế toán không khi nào sai lầm trong sự ghi chép mọi sự hoạt động đã qua của chúng ta, vị quản khố trung thành thâu trữ tất cả những tư tưởng tốt đẹp và trong sạch của chúng ta, tất cả những nguyện vọng cao thương và khoan đại của chúng ta.

            Người ta gọi nó là Soutratma hay là <<sinh tuyến>> (sợi chỉ sống) nối liền những kiếp sống của chúng ta lại với nhau và làm cho chúng nó liên đới với nhau. Vì thế, qua1k hứ của chúng ta đã chuẩn bị cho hiện tại của chúng ta và cuộc đời hiện tại của chúng ta chuẩn bị cho tương lai của chúng ta. Vì thế, nó là nơi thân chứa tất cả những Nguyên nhân buộc chúng ta vào bánh xe sinh tử hoặc giải thoát chúng ta.

6 – Sự sanh ra đời của cái ta cao siêu (chân nhân xuất hiện) phải chăng đã đánh dấu một điểm quan trọng trong bước đường tiến hóa của chúng ta?

            Phải; sự sinh ra chân nhân đảm bảo vĩnh phúc của chúng ta. Chúng ta không thể bước lui lại được nữa, cũng không còn là sợ cho <<linh hồn của chúng ta phải chịu cảnh tử vong>>. Đến trình độ này, mọi người sẽ tiến hóa mau lẹ; nhưng muốn leo lên những chót núi cao tuyệt mù tất phải khó khăn lắm. Một vị gu-ru (Đạo Sư) sẽ chỉ cho người đệ tử phải đi theo Con Đường nào, sẽ dạy dỗ và dìu dắt người. Nếu người đệ tử được trong sạch và đã rèn luyện cho cái trí được mạnh mẽ thì sự giúp đỡ của vị Đạp Sư sẽ càng có hiệu quả.

            Một khi các thể của người được hoàn toàn trong sạch thì người sẽ thành một vị <<Thánh Nhân>>. Chân ngã, <<Nhà Tư tưởng lặng thinh>> ngự nơi thâm tâm của người sẽ phóng vào lý trí của người những lằn ánh sáng thường hơn và lâu bền hơn: đó là sự thức tỉnh của trực giác, của thiên tài.

7 – Trực giác là gì?

            Đó là sự nhận thức chơn lý một cách trực tiếp và rõ ràng không cần đến sự học hỏi và lý luận, ban đầu trực giác chỉ lộ ra đôi chút, về sau càng ngày càng nhiều. Đó là một quan năng có hiệu lực nhứt để đạt đến sự hiểu biết về tất cả các cảnh giới, để mở rộng ý thức, nhưng với điều kiện là phải hướng tâm trí về những tư tưởng cao siêu, những nguyện vọng cao thượng: hợp nhứt với Thượng-đế, mở mang tình huynh đệ v.v…Bấy giờ vòng hào quang và nhứt là chân thân sẽ có những màu rực rỡ. Chân ngã của ta tự biết lấy mình; Người đã đạt đến sự Tư Tri, và đối với Người, những thể thấp thành ra những đối tượng để nghiên cứu.

8 – Trạng thái của chân nhân như thế nào?

            Nơi hạng người thì hào quang vừa thấy được thôi, nơi người tấn hóa, nó có hình một bức màn hành viên cầu rất mảnh mai, rất vi tế, có những ánh sáng phản chiếu rựt rỡ những màu sắc lấp lánh, phần nhiều không có ở cõi trần và muôn lần đẹp hơn những màu đẹp nhứt của những buổi trời.

            Chân thân nhờ vào sự hoạt động của lý trí để tăng trưởng chớ không phải nhờ vào sự học hỏi, nghiên cứu, vì theo lối nầy, chúng ta chỉ mượn những tư tưởng của kẻ khác thôi, mà nhứt là nhờ vào sự tham phiền thâm uyên, cường liệt, diện trường. Như thế, chúng ta sẽ vận động thể chất cấu tạo ra cái trí của chúng ta; do theo luật  tiết điệu, chúng ta sẽ ấn định cho nó có một sự hoạt động, một mãnh lực càng ngày càng tăng và phát triển những quan năng đầy thế lực: ý chí không thể cưỡng tự chủ, trực giác (có bảy lực), những nhánh sáng chân lý và sự nảy nở thiên tài.

9 – Có bao nhiêu Chân Ngã?

            Chỉ có một <<Chân Ngã tối cao>>, duy nhất (Thái cực). Cũng như những tia sáng của mặt trời phản chiếu trong vô số giọt nước trên mặt biển, vô số <<Chân nhân>> của tất cả mọi người là phản ảnh của Chân Ngã tối cao. Thế nên, mỗi người có thể nói rằng: <<Tôi là Cái Đó>>; tôi là một thành phần của <<Nguyên lý độc nhứt>>. Nhưng Cái Đó chỉ dùng để gọi sự sáng thuần túy của Điểm Linh Quang nơi con người, chớ không phải những tia sáng xuyên qua những thể thấp (xác, vía, trí). Mấy thể nầy chỉ là những cái ta nhỏ nhen phân cách nhau.

10 – Vậy Chân Ngã của ta là gì?

            Đó là Ngôi Thái Cực có ý thức hay là Đấng độc nhứt vô nhị có cảm, có biết và luôn luôn tồn tại ngự nơi thâm tâm của mỗi người trong chúng ta và tự biết mình như thế. Người biết phân biệt mình với cái không phải mình (phi ngã), nghĩa là tất cả mọi vật bao chung quanh người. Thế thì người là <<Thức giả>>. Người có thể hoạch đắc <<Tri thức>> và hợp mình làm một với cái vật <<biết được>>. Người đạt đến mục đích đó bằng sự phát triển trọn vẹn <<Ý thức>>, phát triển trọn vẹn <<Tự kỷ Ý thức của con người.

11 – Chân Ngã mở mang những trạng thái nào và biểu lộ những trạng thái đó như thế nào?

            Chân Ngã phát triển ba trạng thái: Trí tuệ, Bác ái và Ý chí, và biểu lộ ba trạng thái đó bằng những thể thiêng liêng gọi là Chân Thân, Kim Thân và Tiên Thể. Bấy giờ, con người đã bước đến ngưỡng cửa thần minh, Hào quang của người rực rỡ không có gì sánh được và làm thành một bộ thiết giáp che chở tất cả những mối nguy nan. Trong rừng rậm, cọp đói luôn luôn kính trọng bực Chân tu có thánh đức.

            Người tự biết mình, nhân đó người biết được Vũ trụ và các Đấng Thần minh.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro