CHƯƠNG II: NHỮNG NGUYÊN-LÝ ÐẠI-CƯƠNG

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Ý muốn nhiệt-thành của tôi là hiến cho các bạn một quan-niệm rất sáng tỏ và dễ hiểu về Thông-Thiên-Học. Vì vậy nên ở mỗi điểm riêng rẽ, tôi chỉ nói những nguyên-lý đại-cương thôi. Nếu độc giả muốn biết rõ hơn, xin coi ở những cuốn sách lớn và ở những bài nghiên-cứu tường tận về mỗi vấn-đề riêng biệt.

     Tôi bắt đầu bằng sự trần-thuật đơn-giản những gì đặc-biệt nhất trong những nguyên-lý đại-cương của Thông-Thiên-Học. Vài độc giả có thể tìm thấy ở đây những chủ-trương khó tin, trái ngược hẳn với những thành-kiến của họ. Xin những vị đó nhớ rằng những điều mà tôi trình này đây không phải chỉ là một lý-thuyết suông, một không luận siêu hình, hay một quan-niệm tôn-giáo của riêng tôi, mà là những thực-nghiệm khoa-học được chứng-minh và phân tách rất nhiều lần, không những bởi tôi, mà còn bởi nhiều người khác nữa. Ngoài ra tôi còn tuyên-bố rằng những thực-nghiệm này có thể kiểm-soát trực-tiếp bởi bất cứ ai có ý chí dành thời giờ và cố gắng để tự thích nghi với sự suy tầm này.

   Tôi không đưa cho độc-giả một tín-điều phải nuốt chửng như ta nuốt một viên thuốc. Tôi ráng để trước mặt độc-giả một hệ-thống để độc-giả nghiên-cứu và hơn nữa, tôi ráng nói với độc-giả phải sống cách nào. Tôi không đòi hỏi ở độc-giả một sự tín-ngưỡng mù quáng. Tôi chỉ xin độc-giả coi Thông-Thiên-Học như một giả-thuyết nào khác tuy rằng đối với tôi Thông-Thiên-Học không phải là một giả-thuyết, mà là một sự thật linh-động nhất. Mong rằng độc-giả sẽ nghiên-cứu sâu xa giả-thuyết này nếu thấy nó làm mình hài lòng hơn những giả-thuyết khác, nếu nó có thể giải quyết được nhiều vấn-đề về đời sống khiến cho con người phải thắc mắc; nó trả lời được một số rất lớn những câu hỏi hiện ra trong đầu óc của người biết suy nghĩ, vậy thì độc-giả nên khảo-cứu sâu xa thêm nữa. Tôi mong và tin rằng do đó độc-giả sẽ càng ngày hài lòng và được an lạc ỡ nội tâm cũng như tôi vậy. Nếu trái lại, độc-giả thấy rằng có một học-thuyết khác hay hơn, thì cũng không hại gì; độc-giả đã biết được một phần nào của giáo-lý của một hội mà hiện giờ chưa hạp với mình. Nhưng còn riêng về phần tôi, tôi tin chắc chắn ở giáo-lý này đến nỗi tôi biết rằng chẳng sớm thì muộn, sẽ có lúc độc-giả đồng ý với Thông-Thiên-Học và hiểu biết những điều mà chúng tôi đã tường.

 BA CHÂN LÝ TRỌNG ÐẠI

        Một trong những cuốn sách Thông-Thiên-Học đầu tiên của chúng ta có nói:

Có ba chơn-lý tuyệt-đối không bao giờ biến mất hẳn đi; tuy vậy ở một vài thời-đại, nhưng chơn-lý này bị lu mờ vì không có ai ra công tuyên bố chúng. Những chơn-lý căn-bản này bao la, cao cả như đời sống, và tuy nhiên lại đơn giản như tâm-trí của một người chơn nhất. Tôi kể những chơn-lý ra đây như là những nguyên-lý đại-cương trọng đại nhất.

     Sau, tôi sẽ trình bày với các bạn một vài qui-kết phụ thuộc phát sinh tự những chơn-lý ấy; rồi tôi sẽ kể một vài lợi-ích tất nhiên do những điều hiểu rõ ràng này mà ra. Ở đoạn chót, sau khi đã phát họa một cách rõ rệt những điểm lớn của đề tài, tôi sẽ đi sâu vào mỗi điểm và tôi sẽ ráng trình bày với các bạn trong cuốn sách nhỏ khai tâm này tất cả những lời giải nghĩa sơ-lược mà nó có thể chứa được.

1._ Có Thượng-Ðế, và Ngài từ-bi. Ngài phân phát sự sống ở trong và ở ngoài ta. Ngài trường sanh bất tử và đời đời từ-thiện. Chúng ta không thể lấy giác-quan mà biết Ngài được. Tuy vậy, kẻ nào muốn thấy Ngài thì sẽ thấy được.

2._ Con người trường sanh bất tử, cái tương-lai vinh-quang và huy-hoàng của con người không có giới hạn.

3._ Một định-luật thiêng-liêng tuyệt-đối công-bình chưởng-quản thế-giới, cho nên mỗi người tự phán-xét lấy mình, làm chủ đời mình, tự cho mình sự vinh-quang hay sự tối tăm, tự ban thưởng hay trừng phạt.

QUY- KẾT TẤT NHIÊN

          Mỗi chơn-lý trọng-đại vừa kể đều có một vài qui-kết khác phụ thuộc, bổ-túc cho.

Những qui-kết sau đây là do ở chơn-lý số I :

a) Không kể những vẻ bề ngoài, mọi vật đều được kết-hợp với nhau một cách khôn ngoan và rõ rệt để đi tới sự tốt lành. Tất cả những sự đến với ta, dù có vẻ rủi ro đến đâu mặc dầu, quả thiệt chúng nó đã xảy ra đúng như thiên-định. Tất cả hoàn cảnh của ta đều có mục-đích để giúp ta, chớ chẳng phải là để ngăn cản ta, song ta phải hiểu điều đó.

b) Vì tất cả vũ-trụ đều được xếp đặt để làm cho nhân-loại tiến-hóa dễ dàng, thì bổn phận con người tất nhiên là phải hiểu thiên-cơ.

c) Ai đã hiểu được thiên-cơ thì có bổn phận phải hợp-tác với cơ Trời một cách khôn ngoan.

Chơn-lý thứ II cho ta những qui-kết sau đây:

Con người thiệt thọ là một linh-hồn, xác thân chỉ là một phần phụ thuộc

 Con người phải đứng vào vị-trí của một linh-hồn để suy nghiệm mọi sự, và mỗi khi trong bản thân có một sự xung-đột, thì con người phải coi mình là cái

phần cao cả nhất, tức là linh-hồn chớ không phải là thể xác.

Cái khoảng thời-gian mà chúng ta thường gọi là << đời người >> thiệt ra chỉ là một ngày của một đời sống thiệt thọ rộng lớn.

 Sự tử không phải là một vấn-đề quan-hệ như người ta thường tưởng. Thiệt ra nó không phải là mức chót của sự sống, mà chỉ là sự đi từ một nấc này tới nấc kia của đời sống mà thôi.

 Con người có sau lưng mình, trong dĩ vãng, một sự tiến-hóa bao la bát ngát. Nghiên-cứu về sự tiến-hóa này rất thích thú và rất bổ ích cho trí não.

Nó cũng có, trước mắt nó, trong tương lai, một sự tiến-hóa huy-hoàng. Nghiên-cứu về sự tiến-hóa này lại cũng thích thú và lại càng bổ ích cho trí não hơn nữa.

Có một điều chắc chắn là con người sẽ đạt được mục-đích định sẵn cho nó, măc dầu dường như nó dan ra xa con đường tiến-hóa đến bực nào.

Chơn-lý thứ III cho những qui-kết sau đây:

Mỗi tư-tưởng, lời nói, việc làm đều sanh ra một kết-quả rõ rệt; kết-quả này không phải là một sự thưởng phạt do bên ngoài đưa tới, nhưng là một kết-cấu tự nhiên của hành-động, liên-quan tới hành-động như kết-quả liên-quan tới duyên do; nhân và quả này, thiệt ra, chỉ là hai phần-tử bất khả chia ly của một đại-thể hoàn-bị.

Người ta có bổn phận và có quyền lợi học hỏi tường tận về định-luật thiên-nhiên này, hầu có thể sống theo nó và xử-dụng nó cũng như người ta đã xử dụng những định-luật trọng đại khác trong Vũ-trụ.

Con người rất cần làm chủ được lấy mình để có thể điều-khiển đời mình một cách khôn ngoan và hợp với luật Trời

HIỂU BIẾT NHƯ VẬY, TA ÐƯỢC ÍCH LỢI GÌ

       Một khi ta đã hoàn toàn thấm-nhuần sự hiểu biết này thì đời ta hoàn toàn đổi mới đến nỗi không sao đếm xuể những điều lợi lạc. Tôi chỉ kể ra đây một số ít những đường lối chánh theo đó thì có sự thay đổi hiện ra, rồi lẽ cố nhiên các độc-giả chỉ cần nghĩ ngợi ít nhiều cũng có thể nhận định được vô số những chi nhánh phát-minh tự những đường lối đó mà ra.

    Muốn có sự thay đổi đó, không phải chỉ hiểu biết lờ mờ mông lung là đủ. Nếu ta tin tưởng giống hệt mấy người tín-ngưỡng ở những tín-điều của tôn-giáo họ, thì thiệt là vô công hiệu, vì như vậy không sao thay đổi cách sống được. Nhưng nếu chúng ta tin ở những chơn-lý trọng đại này cũng như chúng ta tin những định-luật của thiên nhiên, thí dụ như lửa đốt cháy, nước nhận chìm, lúc đó cái kết-quả ở đời sống chúng ta mới rộng lớn được. Ðức tin ở sự bất biến của định-luật bắt buộc ta phải hành-động cho đúng luật. Tin rằng lửa làm phỏng, ta hết sức đề phòng tránh lửa, và tin rằng nước làm chết chìm, ta tránh không té dưới nước, nếu ta không biết bơi lội.

   Nhưng những điều tin-tưởng đặc biệt này chỉ rõ rệt và hữu hiệu nếu chúng có căn bản ở sự hiểu biết do kinh-nghiệm hàng ngày chứng nhận. Và cũng vì những lý do đó mà những giáo-lý Thông-Thiên-Học đối với ta cũng rõ ràng và hiển thiệt. Vì vậy chúng tôi thấy rằng giáo-lý Thông-Thiên-Học cho ta những lợi ích sau đây:

Chúng ta hiểu được lý-do của sự sống.

Chúng ta biết tại sao ta sống. Ta phải sống cách nào; và khi đó ta biết rõ rằng đời thiệt đang sống, nếu ta hiểu rõ nó.

Chúng ta biết cách tự điều-khiển và do đó biết tự phát-triển.

Chúng ta học được cách tốt đẹp nhất để giúp đỡ những người thân yêu, để giúp ích những người gần cận, rồi giúp ích cả nhân-loại.

Chúng ta học được cách suy tưởng về mọi sự trên một quan-niệm triết-lý thiệt cao-thượng, chớ không bao giờ ở một quan-niệm hẹp hòi của phàm nhơn.

Do đó:

Những nỗi đau khổ của cuộc đời đối với ta không còn là to tát nữa.

Những sự việc xảy ra chung quanh ta cũng như số mệnh của ta không còn có vẻ bất công nữa.

Chúng ta không còn sợ chết.

Mỗi khi người thân mến của ta chết đi, sự đau khổ của ta sẽ giảm đi rất nhiều.

Chúng ta lãnh hội được những quan-niệm khác về sự sinh-hoạt bên kia cửa tử, và ta hiểu được vai trò của sự chết trong sự tiến-hóa.

Chúng ta thoát khỏi những nỗi lo âu, băn khoăn thuộc về tôn-giáo trong những vấn-đề liên quan tới ta cũng như tới các bạn hữu ta, thí dụ như những nỗi sợ hãi về sự cứu rỗi linh-hồn.

Chúng ta không còn lo ngại cho số kiếp mai sau của chúng ta và sống trong sự an lạc hoàn toàn.

Bây giờ đây, chúng ta sẽ xét lại những điểm kễ trên một cách tỉ mỉ và ráng giải nghĩa chúng nó một cách vắn tắt.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro