CHƯƠNG IV: BẢN THỂ CON NGƯỜI

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Cứ xem những cách diễn đạt tư-tưởng trong đời sống hằng ngày thì đủ biết Âu-Châu hiện đang chìm đắm vào cái hố sâu duy vật đến chừng nào; thường thường chúng ta nói một cách hết sức tự nhiên rằng: << Con người có một linh-hồn. Chúng ta phải cứu rỗi linh-hồn chúng ta >>, vân vân… Nói như vậy thì chẳng khác nào con người thiệt thọ là ở xác thân, còn linh-hồn chỉ là một vật phụ thuộc mơ hồ của xác thân và lệ thuộc nó vậy.

   Với một tư-tưởng như vậy mà ngôn ngữ đã biểu-lộ rõ rệt sự sai lầm lớn lao, ta khó mà ngạc nhiên nếu thấy một vài người đi xa hơn nữa về chiều hướng ấy và tự hỏi như vầy: << Không biết cái vật mơ hồ mà người ta gọi là linh-hồn ấy có thiệt không? >>

      Do đó thường thường người ta không biết rõ ràng mình có một linh-hồn thiệt không và nhứt là không biết linh-hồn là nhơn-loại có thể ở trong sự vô minh đáng thương như vậy, vì thế giới bên ngoài thường cho ta nhiều bằng cớ chứng-minh một cách quả quyết rằng con người có một cách sống hoàn toàn độc-lập đối với xác-thân, một đời sống riêng biệt có thể biểu-lộ ở một nơi xa xác-thân trước khi chết. Ðời sống nầy hoàn toàn rời bỏ cái xác sau khi chết.

    Khi mà chúng ta chưa gột bỏ được sự nhầm lẫn lớn lao, tin rằng xác-thân của ta chính là ta, thì không bao giờ chúng ta có thể suy luận một cách đúng đắn về vấn-đề nầy. Nhưng chỉ suy nghĩ một chút đỉnh ta cũng thấy rằng xác-thân ta chỉ là một khí cụ, một cơ-quan để chúng ta có thể tiếp-xúc với vật-chất Hồng-Trần thô sơ một cách đặc-biệt của cõi đời hữu hình.

    Suy nghĩ hơn chút nữa, ta sẽ thấy có những loại << vật-chất >> khác, chớ không phải riêng gì loại vật-chất nhỏ mịn gọi là dĩ thái mà khoa-học hiện-kim chấp nhận là đi xuyên qua được mọi chất khác, ta còn biết được rằng có những vật-chất thanh hơn dĩ thái nữa, chúng đi xuyên qua dĩ thái cũng như dĩ thái đi xuyên qua những chất Hồng-Trần. Những vật-chất nầy thanh hơn dĩ thái cũng như dĩ thái thanh hơn vật-chất Hồng-Trần vậy.

     Lẽ dỉ nhiên, độc-giả sẽ tự hỏi rằng: làm sao con người lại có thể biết được những loại vật-chất thanh bai, mịn màng như thế. Con người sẽ biết được những loại vật-chất nầy giống hệt như y đang biết những hình thể thô sơ hiện hữu, bằng cách nhận được các làn sóng rung động mà chúng phát ra; con người có thể nhận được các làn sóng rung động ấy vì trong bản-thể y cũng có những vật-chất thuộc về loại thanh bai mịn màng đó. Cũng như xác-thân y là một cơ-quan để y xử dụng mà giao tiếp một cách chủ-động hay thụ động với thế-giới Hồng-Trần, thì những chất mịn màng, thanh bai mà y có trong người cũng làm thành một cơ-quan khiến y có thể giao tiếp với cái thế-giới của những chất thanh bai mà những quan-năng thô sơ Hồng-Trần không sao cảm nhận được.

       Ðiều này không phải là một tư tưởng mới. Thánh << PAUL >> có nói – ta hãy ráng nhớ lại __ rằng có một xác-thân làm bằng xương thịt và một xác-thân thiêng liêng, ngoài ra Ngài còn nói về hồn con người (âme) và Chơn-Linh của y (Esprit); hai danh từ nầy Ngài không dùng như những chữ đồng nghĩa đâu, tuy rằng ngày nay người ta quả quyết điều đó với một sự vô-minh không thể tưởng tượng được. Vậy thì bản thể con người phức tạp hơn là ta thường nghĩ. Không những con người là một Chơn-Linh trong cái hồn, mà cái hồn đó do Chơn-Linh điều-khiển, hồn nầy còn có nhiều lớp nặng nhẹ khác nhau, mà xác-thân là lớp vỏ cuối cùng và dầy đặc nhất. Tất cả những lớp đó có thể gọi là những << Thể >> nếu ta so sánh chúng với những cảnh giới vật chất riêng biệt của chúng. Thật vậy, ta có thể nói được rằng xung quanh ta có nhiều thế-giới bao bọc nhau, thế-giới nầy xuyên qua, chen vào thế-giới khác kế đó và người ta có những thể đồng bản chất với những thế-giới ấy; do những thể nầy, con người mới tiếp-xúc được với những thế-giới nói trên và mới sống ở đó được.

    Dần dần, con người học cách xử-dụng những thể của mình, điều nầy khiến y có một quan-niệm càng ngày càng rộng lớn về cái vũ-trụ bao la và phức tạp trong đó y đang sống, vì tất cả những thế-giới thanh bai nầy, rốt lại, đều là những phần tử trong toàn bộ của vũ-trụ. Rồi con người do đó hiểu được nhiều sự mà trước kia đối với y có vẻ bí mật; y sẽ không lầm Y với những << Thể >> của y nữa. Y thấy rằng chúng chỉ là những lớp quần áo mà y có thể mặc vô, cởi bỏ hay thay đổi, trong khi đó chính bản thân y vẫn nguyên-vẹn không có gì khác hơn trước. Có cần phải nhắc lại thêm một lần rằng đây không phải là những lý-thuyết thuộc về siêu-hình hay là những tín-ngưỡng chăng? Ðó là những sự thực rõ ràng có tính cách khoa học và thí-nghiệm được, mà ai đã nghiên-cứu về Thông-Thiên-Học đều biết. Về những vấn-đề nầy, nhiều người lấy làm lạ lùng mà được nghe những lời xác-định quả quyết thay thế cho những giả thuyết thông thường. Nhưng ở đây, tôi không nói gì ngoài những điều mà một số đông những nhà suy tầm đã biết do những kinh-nghiệm trực-tiếp lặp đi lặp lại nhiều lần. Chắc vậy << Chúng tôi biết rõ những điều chúng tôi nói >>, chúng tôi biết do kinh-nghiệm chớ không phải nghe người khác nói. Vì thế chúng tôi nói chắc chắn như vậy.

     Những thế-giới xen lẫn vào nhau nầy với những chất nặng nhẹ khác nhau, chúng tôi gọi là những cảnh giới. Cõi đời hữu tình gồm có những chất khí và những loại dĩ thái, chúng tôi gọi là những cảnh giới Hồng-Trần. Cảnh giới kế tiếp, các nhà luyện kim thời Trung-Cổ biết rõ ràng, kêu là cõi Trung-Giới ( le plan astral ), chúng tôi vẫn giữ danh từ đó. Trên cõi Trung-Giới, có một thế-giới làm bằng một chất thanh bai hơn nữa, chúng tôi gọi là cõi Thượng-Giới ( le plan mental ), tức là cảnh Trí, thế-giới của tư-tưởng. Cái trí của con người làm bằng vật chất của cõi nầy.

     Sau chót, còn có những cảnh giới khác cao hơn cõi Thượng-Giới mà tôi chưa kể ra, sợ làm rối trí độc giả, (Aáy là những cõi: Bồ-Ðề, Niết-Bàn, Ðại Niết-Bàn và Tối Ðại Niết-Bàn.) vì hiện giờ chúng ta chỉ nói đến những tác-động của bản thể con người ở những cảnh giới thấp mà thôi.

    Có điều mà ta chẳng nên quên là, ở không gian, những cảnh-giới nầy không xa cách nhau đâu. Thật ra, chúng ở cùng một chỗ, chúng bao vây chung quanh ta và thấm nhuần ta cả một lượt. Hiện nay, tâm thức ta trụ ở bộ óc Hồng-Trần của ta. Bộ óc này hiện giờ là cơ-quan của tâm-thức ta; vì thế cho nên bây giờ chúng ta chỉ cảm biết được cõi Hồng-Trần, và có khi chỉ được có một phần nào của cõi ấy mà thôi. Nhưng chúng ta chỉ cần tập đem tâm-thức ta trụ vào một << Thể >> cao; ngay lúc đó những vật ở cõi Trần biến đi trước mắt ta, và thay thế vào đó, ta thấy được cảnh giới tương đối với cái Thể mới được xử-dụng.

       Các bạn hãy nhớ rằng bản thể vật-chất chỉ có một. Vật-chất cõi Trung-Giới và vật chất cõi hồng-Trần chỉ khác nhau cũng như hơi nước khác với nước đá mà thôi. Ðó vẫn chỉ là một chất nhưng ở những hoàn cảnh khác nhau. Vật-chất Hồng-Trần có thể biến thành vật-chất cõi Trung-Giới. Muốn như vậy, chỉ cần chia nhỏ nó ra và làm cho nó rung-động nhanh hơn lên, cho tương xứng với trạng-thể mong muốn.

CON NGƯỜI THIỆT THỌ

Con người thiệt thọ là gì?

      Con người là một điểm linh-quang của Ðức Thượng-Ðế. Tâm-linh con người đồng bản thể với Thuợng-Ðế. Và Tâm-linh nầy khoác lên mình nó một Tâm-hồn cũng như người ta mặc một cái áo vậy. Cái Hồn giống như cái áo bao phủ Tâm-linh, nó cho Tâm-linh cá tính. Ðối với sự hiểu biết thấp thỏi của chúng ta tấm áo, nầy hình như ngăn cách Tâm-linh trong một thời gian làm cho nó phải rời xa Thượng-Ðế vậy. Câu chuyện về sự cấu-tạo đầu tiên linh-hồn con người, về sự Tâm-linh khoác lại mãnh linh-hồn, là một câu chuyện rất tuyệt-diệu và lý-thú, nhưng dài quá, không thể kể rõ trong cuốn sách sơ lược như cuốn nầy. Người ta có thể đọc câu chuyện nầy một cách đầy đủ ở những cuốn sách nói về cái phần đó của giáo-lý. Ở đây chỉ cần nói rằng cả ba Trạng-Thái của Thượng-Ðế đều có nhiệm-vụ ở sự tạo linh-hồn nầy, và sự cấu-tạo hồn con người là cái điểm cao nhất của cái việc Thượng-Ðế tự hy-sinh đi xuống vật-chất, người ta gọi đó là sự Nhập thế vậy.

Ðây là một linh-hồn còn bé thơ. Vì nó được tạo thành giống như hình ảnh Thượng-Ðế nghĩa là cũng có ba Trạng-thái như Ngài và cũng tự biểu lộ bằng ba cách như Ngài, cho nên, khi nó tiến-hóa đi lên, nó sẽ hành động ngược lại với khi nó đi xuống để nhập thế. Ðiểm linh-quang đồng bản-chất với Thượng-Ðế nầy chứa đựng đủ mọi khả năng tiềm-tàng; nhưng trước khi làm nảy nở những khả-năng ấy, linh-hồn phải tiến-hóa từ những đời kiếp nầy tới những đời kiếp khác. Cái phương-pháp được ấn-định trước để làm nảy nở những đức tính tiềm tàng của con người hình như là phải để cho Y học cách cảm-ứng với những rung động bên ngoài bằng cách cũng rung lên cùng một nhịp với chúng. Nhưng ở trình độ của con người thiệt thọ ( tức là ở thượng từng Thượng-giới ), cõi Thượng-Thiên, ( le plan mental superieur ) những rung-động tế nhị, thanh bai quá, con người hiện giờ chưa cảm ứng nổi. Thoạt đầu, con người chỉ có thể nhận thức được những sự chuyển động m?nh và thô kịch nhất, nhờ những chuyển động nầy giúp sức, sự linh-cảm của Y mới đầu như ngủ mê sau được thức tỉnh; Y trở nên linh-cảm hơn mãi cho tới khi Y có thể cảm ứng trên mọi cảnh-giới với mọi làn rung động.

Ðó là cái trạng-thái vật-chất của sự tiến-hóa của con người. Nhưng ở phương-diện chủ quan, con người có thể cảm-ứng được với mọi sự rung-động, thì cố nhiên phải có năng-khiếu thiện cảm (sympathie) và từ bi (compassion) phát triển một cách đầy đủ. Thật vậy, đó là cái đặc điểm của con người tiến-hóa, của Chơn-Sư, của người dìu dắt những linh-hồn, của Ðức Christ vậy. Vì muốn đạt được điều-kiện đó cho nên bao nhiêu đức tính tốt của << con người hoàn toàn >> đều phải được phát triển, và đó là cái nhiệm-vụ thiệt thọ của con người khi sống lâu dài trong vật chất.

Ở chương nầy, chúng ta đã phát qua những vấn đề rất trọng đại. Những ai muốn khảo-cứu thêm, xin đọc những sách Thông-Thiên-Học khác. Muốn biết về bản thể con người, xin đọc những sách sau đây của bà Besant:

L’homme et ses corps (Con người và những thể của y),

Le Soi et ses enveloppes (Chơn-nhơn và những lớp vỏ của nó),

Les sept principes de l’homme (Bảy thể của con người); và của tôi (Ô. Leadbeater):

L’homme visible et invisible (Người hữu-hình và vô-hình) trong đó có nhiều sự mô tả những th? << phách >>, << via >>, << trí >> do con mắt cuả một người có thần nhãn nhận xét.

Muốn biết về cách xử dụng những năng khiếu nội tâm, xin đọc cuốn La clairvoyance ( Thần nhãn).

Muốn biết cách cấu tạo và sự tiến hóa của linh-hồn, xin đọc:

--Birth and evolution of the Soul (Sự phát sinh và sự tiến-hóa của linh-hồn) (Bà Besant).

--Le développement de l’âme (Sự phát triển của linh-hồn) (Ô. Sinnett) và của tôi (Ô. Leadbeater):

--Le credo chretien (Tín điều Gia-Tô).

Về sự tiến-hóa tâm linh của con người, xin đọc:

--Vers le Temple (Theo đúng nghĩa của bản chánh là Sân Ngoài, dịch là << Trước Thềm Thánh-Ðiện>>).

--Le Sentier du Disciple (Con Ðường của Người Ðệ Tử) (Bà Besant) và những chương cuối cùng của cuốn sách nhỏ của tôi (Ô. Leadbeater):

--Les aides invisibles (Những kẻ phù trợ vô hình).

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro