CHƯƠNG V: LUÂN HỒI

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Vì những sự rung động tế nhị nhất không thể ảnh hưởng ngay đến linh-hồn, nên linh-hồn nầy phải khoác những lớp áo vải vật chất khá thô kịch để cho những sự rung động kém tế nhị có thể truyền tới nó được. Lần lượt, linh-hồn mang lấy thể trí, thể vía rồi thể xác. Ðó là một sự nhập thế, sự đầu thai, bước đầu của một đời sống hồng trần. Trong đời sống nầy, linh-hồn thâu được một sự kinh nghiệm về đủ mọi vật. Tôi có thể nói rằng nó học được một vài bài học và phát triển được một vài đức tính.

Sau một thời-gian lâu hay chóng, linh-hồn tự thu mình lại và cởi bỏ lần lượt những lớp áo mà nó đã mặc. Lớp áo đầu cởi ra là xác thân. Bỏ xác thân, ta gọi là chết, chết không phải là ngừng hoạt-động như ta đã vô minh mà tưởng như vậy. Nghĩ như thế thì sai sự thực biết bao nhiêu. Sự chết nầy thực ra chỉ là một sự cố-gắng của linh-hồn để thu mình lại và mang đi nơi khác sự khôn ngoan đã học hỏi được, và sau một thời gian nghỉ ngơi tương đối ngắn hay dài, linh-hồn lại phải cố-gắng làm một việc mới tương tự như thế nữa.

    Nếu khi phải đi học ở trường đời mà người nầy lười biếng, thì y phải học đi học lại mãi một bài. Trước khi thật thuộc bài, y phải học biết bao lần, tôi không thể biết được, nhưng chẳng sớm thì muộn sau nầy thế nào y cũng thuộc bài, tuy rằng y tiến tới rất chậm chạp. Cách đây mấy năm, một tờ tuần báo đã diển tả một cách duyên dáng cái tinh-hoa của thuyết nầy: << Một em trai nhỏ tới lớp học, em còn nhỏ xíu. Em chỉ biết những điều mà sữa của mẹ em đã đem lại cho em thôi. Thầy giáo của em (tức là Ðức Thượng-Ðế) để em học ở lớp chót, và cho em một bài học rằng: << Con không được sát sinh, con không được làm hại một sinh vật nào. Con không được trộm cắp >>. Người học trò nầy không sát sinh, nhưng đã độc ác và trộm cắp. Hết ngày hôm đó rồi (nghĩa là khi râu y đã bạc trắng, đêm đã đến và Tử-thần đã tới) thầy giáo (tức Ðức Thượng-Ðế) bảo y: << Con đã học được việc tránh sát sinh, nhưng các bài học khác con chưa thuộc. Sáng mai, con phải trở lại đây >>.

   Sáng hôm sau, y lại tới với một hình hài một đứa trẻ. Và thầy giáo y (Thượng-Ðế) cho y học ở một lớp cao hơn một chút và cho y học những bài sau đây: << Con không được làm hại một sinh vật nào. Con không được trộm cắp. Con không được lường gạt >>. Cậu học trò không làm hại sinh vật, nhưng cậu đã trộm cắp và nói dối. Tới cuối ngày (khi râu y bạc phơ, đêm đã đến và Tử-Thần tới), thầy giáo y (Thượng-Ðế) bảo y rằng: << Con đã học có lòng bác ái, nhưng các bài học khác con chưa thuộc. Ngày mai con phải tới đây >>.

   Rồi sáng mai, y lại tới với hình hài một đứa con nít. Và thầy giáo y (Thượng-Ðế) để y học trong một lớp cao hơn lớp vừa rồi và cho y học những bài sau đây: << Con không được trộm cắp, lường gạt, con không được ham muốn của cải người khác >>. Ðứa học trò nhỏ nầy thật sự không trộm cắp, nhưng nó gạt gẫm và ham muốn những của cải của kẻ khác. Cho đến khi chiều tối (nghĩa là khi râu tóc y bạc trắng, đêm đã đến và Tử-Thần tới), thầy giáo y (Thượng-Ðế) bảo y rằng: << Con đã học được bài cấm trộm cắp, nhưng các bài học khác con chưa thuộc. Sáng mai con phải đến đây >>.

   Ðó là những điều mà tôi đọc được ở trên gương mặt những người nam cũng như những người nữ, ở trong cuốn sách rộng lớn là cõi đời nầy, và ở trên những trang giấy cổ kính đang tr?i ra ở trên Trời, viết bằng những ngôi sao.  

    Tôi không nên kể nhiều những lý-luận vững chắc, không thể đánh đổ được, làm căn bản cho thuyết luân-hồi, e làm đầy những trang sách nầy. Những lý luận đó được trình bày một cách đầy đủ hoàn toàn ở nhiều cuốn sách Thông-Thiên-Học do một ngòi bút có năng-khiếu làm việc nầy hơn là ngòi bút của tôi. Tôi chỉ thêm vào đây một điều nhận-xét đơn giản thôi. Ðời sống bắt chúng ta phải giải quyết biết bao nhiêu vấn-đề. Ngoài giả-thuyết luân-hồi ra thì không có một thuyết nào khác giải đáp chúng được. Cái thuyết chơn chánh và trong đại nầy đã cắt nghĩa được những bài toán đố đó. Vậy thì thuyết nầy phải được coi như là chơn chánh cho tới khi nào người ta tìm được một thuyết khác làm hài lòng ta hơn. Tôi còn nói thêm rằng đối với nhiều người trong bọn chúng ta, cái giả thuyết nầy, (cũng như bao nhiêu giáo-lý khác của chúng ta) không phải là một giả-thuyết, chính nó còn là một sự thật mà chúng ta biết rõ một cách chắc chắn và trực tiếp vậy.

Tôi xin công nhận rằng, đối với quần chúng, điều nầy không thể được coi như là bằng cớ được.

   Và đây lại là một quan-niệm khác nữa. Một số đông những người hiền lành thẳng thắn lấy làm buồn rầu vì không sao có thể dung-hòa được những sự xảy ra hằng ngày mà họ được mục-kích với thuyết Thư?ng-Ðế toàn năng toàn thiện. Vì trông thấy những nỗi đau khổ về tinh-thần, những nỗi đau khổ về vật chất của chúng ta, nên họ nghĩ chắc chắn rằng: Một là Thượng-Ðế không toàn năng nên không thể ngăn cản sự đau khổ được, hai là Thượng-Ðế không toàn thiện và không chú ý tới những nỗi thống khổ của chúng ta. Còn chúng tôi, những người Thông-Thiên-Học, chúng tôi tin rất chắc chắn rằng Ngài thiệt là toàn thiện toàn năng, và chính do cái thuyết căn bản luân-hồi mà chúng tôi có thể dung hòa sự Toàn Năng, Toàn Thiện nầy với thực thế đầy đau buồn đang vây quanh chúng ta đây; lẽ cố nhiên, cái giả-thuyết độc nhất nó khiến ta có thể công nhận một cách hữu lý rằng Thượng-Ðế là Từ-Bi và Oai Quyền Tuyệt Ðối, lẽ cố nhiên cái giả-thuyết ấy đáng được nghiên-cứu một cách kỹ càng.

    Vì giả-thuyết nầy làm cho ta hiểu rằng đời sống của ta bây giờ không phải là mới khởi đầu kiếp nầy, nhưng chúng ta đã có ở dĩ-vãng một chuổi dài những kiếp sống, và chính vì nhờ những điều chúng ta đã học hỏi được ở dĩ-vãng mà bây giờ chúng ta mới vươn lên từ mức con người dã man, thô tục tới mức văn-minh hiện tại của chúng ta bây giờ.

   Chắc chắn ở những kiếp sống đã qua ấy, chúng ta đã hành-động quấy và phải. Tự ở mỗi hành-động của chúng ta, theo một định-luật công bình bất-di bất-dịch, phát sinh ra một tỷ lượng nhất định về điều thiện hay ác, việc lành bao giờ cũng mang lại hạnh-phúc và những điều kiện thuận tiện để phát-triển về sau. Trái lại việc ác bao giờ cũng sinh ra đau khổ và thu hẹp lại những trường-hợp may mắn để phát-triển.

   Vậy nếu trong khi ta hướng về điều thiện mà ta bị ngăn cản cách nầy hay cách khác thì ta phải hiểu rằng sự thấp kém nầy chỉ ở nơi ta mà ra, hay có lý do ở lẽ linh-hồn ta hãy còn non nớt. Nếu chúng ta buồn rầu, đau khổ, thì chỉ riêng chúng ta chịu trách-nhiệm mà thôi. Ngàn vạn kiếp con người, tuy phức tạp và khác nhau tới đâu mặc dầu, chính chúng là cái kết quả rất đứng đắn và không sao tránh được của những điều thiện ác chứa chất trong những hành-động đã qua của họ, và mọi vật đều tuần sự tiến-hóa theo đúng với luật Trời để nhắm đến vinh-quang cuối cùng.

   Có lẽ không một giáo-lý Thông-Thiên-Học nào bị công kích kịch liệt bằng cái thuyết luân-hồi cao cả nầy, và tuy vậy, đó là một thuyết vô cùng an ủi, vì nó bảo đảm cho ta có đủ thời giờ mà tiến-hóa, nó cho ta đủ thời giờ và điều kiện để trở nên << Trọn Lành >> như Cha chúng ta ở trên Trời Trọn Lành vậy. >>

  Một vài người phản đối rằng ở cõi đời nầy họ đã phải chịu biết bao nhiêu phiền não và đau khổ, cho nên không sao họ chấp nhận rằng họ còn phải lại trải qua những sự thử thách đó nữa. Ôi, cách lý-luận như thế mới đáng thương làm sao. Chúng ta đi tìm chơn-lý, chúng ta chẳng nên thụt lùi chạy trốn, dù chơn-lý nầy làm ta vui vẻ hay buồn lòng; nhưng thực ra, như tôi đã nói ở trên kia, sự luân hồi, khi ta thật hiểu nó, thì là một thuyết vô cùng an ủi.

   Có người thường hỏi rằng nếu quả thật chúng ta đã sống nhiều tiền kiếp thì sao chúng ta không nhớ lại kiếp nào cả. Xin trả lời tóm tắt như sau đây: Có một vài người nhớ được tiền kiếp, nhưng đây là thiểu số, vì đa số những người trong thời đại chúng ta hãy còn có tâm thức ngụ ở một thể thấp của mình mà thôi. Người ta không sao bắt << thể >> đó nhớ lại những ký ức của những kiếp đã qua, vì thể đó chưa từng trải qua những ký ức đó, còn linh-hồn có trải qua những ký ức đó nhưng chưa đủ thức tỉnh hoàn toàn trong cảnh giới của mình. Tuy vậy, ký ức của cả dĩ vãng không phải là không được ghi trong linh-hồn, và những đức tánh thiên phú của đứa trẻ chính là một lối biểu-lộ cái ký ức đó. Nhưng khi một người đã khá tiến-hóa để có thể tâm-thức trụ ở linh-hồn chớ không phải ở những thể thấp nữa, thì cả lịch-sử của đời sống thiệt thọ rộng lớn nầy sẽ rộng lớn ra trước Y như một cuốn sách.

    Tất cả vấn đề đó được trình bày một cách đầy đủ trong cuốn sách của bà Besant : << La réincarnation >> (Luân-Hồi), trong cuốn << La réincarnation, une esperance pour le monde >> (Luân-Hồi, một hi-vọng của thế-giới) và trong một vài trương của cuốn << Vers le Temple >> (Trước Thềm Thánh-Ðiện) của bà Besant mà tôi đặc-biệt giới thiệu với độc giả.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro