Chương 5: Cay đắng

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Kể ấy, nỗi hà khắc của cả Thanh gia cùng chỉ dồn về đứa dâu mới mà mang tiếng là đàn bà hư đổng đổ nát. Thanh Đức Trọng, từng mẫu mực, đứng đắn bao nhiêu thì bấy giờ đã sa đọa, hư hỏng bấy nhiêu. Từ sáng chí tối, đều ăn ở bên lầu xanh, cặp kè ba đôi lứa điếm, ngón lần về nhà chưa đến hai canh. Còn thân nàng đây, một cõi một rừng độc tàn, vây quanh suốt đời là nhà chồng khắc nghiệt, chịu mọi điều oan ức tủi nhục.

Một sáng, mặt trời đứng bóng hơn nửa sào. Tô Hà Xuân đương hì hục nhóm bếp, đặng nấu cho xuôi nồi thịt bắc cà. Bồ hôi từ trên trán nhiễu xuống đôi gò má thanh hồng, lọt tõm xuống nền đất bùn nhão. Nàng phải làm nhiều, làm siêng, may ra tránh được mấy lời cay nghiệt của bà Thanh.

Đương lúc ấy, Thanh Uyên đi ngang nhà bếp, đỏng đảnh guốc vào hai ba bước. Xuân đứng phắt dậy, ba hồn bảy vía chạy đi tứ phương. Loại người của Thanh gia, mấy được một chút đàng hoàng đâu.

“Chị đường đường là dâu của Thanh gia quyền quý nhất cái thị trấn này. Ấy vậy mà phải ngồi nhóm bếp khổ sở thế ư? Dào ôi, xem bồ hôi kìa...” Thanh Uyên vừa gạt giọt bồ hôi trên má nàng, cách khinh bỉ, nàng nhà giàu con quý tiếp lời đanh đá:

“Ầy, em chẳng nhớ rằng chị là đứa nghèo đứa khổ, bị mang danh là trèo cao nhà giàu có, rù quến cho bằng danh mợ Ba. Đạt được mục tiêu thì đi tằn tiện với anh chồng, dồi ôi, sao trên đời có loại đàn bà thối tha đến vậy hả chị?”

Lời sỉ nhục lọt rõ mồn một trong tai nàng. Ấy rồi nàng cũng không đáp không rằng, vì thiết danh nàng có bằng một con hầu Thanh gia đâu. Nàng lẳng lặng cúi đầu nhóm bếp đang dở, ấy là sự nhẫn nhịn. Vậy mà tiểu thư nhà quyền lầm tưởng nàng khinh lời, ngó lơ. Ngay tắp lự nồi niêu đương nóng sùng sục đổ xuống dưới mu chân nàng. Liền đó cả ống chân sưng đỏ rộp lên, da dẻ rám nắng một chốc tức thì lở loét, phồng rộp lên. Thanh Uyên lòng chai dạ đá vốn có, xéo sắc ngoảnh đi, bỏ lại một câu chua ngoa rồi lắc lẻo đi khỏi.

Nàng lủi thủi nhấc nồi niêu lên lại, cả canh cả cà đều trút ra đất, ấy thế nào hôm nay thiếu canh bà cũng la cho xem. Nàng đau đớn rên lên khe khẽ, ống chân nóng đưa vào vòi nước, rồi nàng dùng tấm khăn bó rịt qua, nàng rít lên vì đau bỏng. Đã thửng buổi trưa, gần dọn cơm, sao nấu cho kịp đây?

Nàng thút thít khe khẽ bên góc bếp nhỏ, tự tủi hổ cho số phận trớ trêu của nàng. Nàng lại nhớ cha. Nhớ nhà, nhớ quê. Nhớ mâm cơm đạm bạc ngày nào nuôi lớn nàng, nhớ cái mặn mà của đất phù sa, nhớ cái chân tình nơi chợ quê tấp nập. Tất đều hiện rõ trong tâm trí nàng như một thước phim cũ.

Nắng đổ dài trên hai hàng gạch thềm.

Nhà Thanh đã lục đục dọn cơm trưa. Theo thường ngày, mọi người xơi cơm no nê rồi thì Xuân mới được lót dạ phần thừa còn lại. Trong suốt đó phải hầu cạnh bà Thanh, bà sai cái gì thì chạy đi cái đó.

Mọi người lần lượt kéo ghế ngồi vào bàn.

Bà Thanh ngó qua một lượt món phủ phê, bà thấy cái gì ngộ ngộ, bà quát đổng:

“Con Xuân chửa nơi nào rồi? Mày nuốt vào họng món canh hay sao hử? Bây giờ vẫn chửa bưng ra thì đem cho ông mày xơi à?”

Xuân hớt hải chạy ra, vừa nói vừa hãi:

“Dạ thưa má... lúc nãy con sơ sẩy làm đổ nồi canh, lại sát giờ ăn cơm, nên sự là không có nấu kịp...”

Bà nghe đến chữ "đổ nồi canh", mặt phì lên giận dữ, mắm môi mắm lợi, bà thét lác:

“Tổ cha chúng mày! Có nồi canh cũng lẻo nghẻo mà đánh rớt cho kỳ được! Rặt một lũ ăn hại! Mày biết tao phải móc bao nhiêu đồng bạc cho tụi bây ăn no uống nê không hử? Bữa nay bà cho mày nhịn đói hết cả! Xem ngày mai mày còn gan đánh rớt không!”

Rồi bà quay sang đám hầu bếp, dặn chúng nó cứ đứa nào cho nàng ăn thì tống cổ khỏi nhà. Và bà bắt nàng quỳ gối trước sân thềm hết cả buổi trưa. Rồi bà quay lại xơi cơm tiếp. Thanh Uyên cười đắc ý, thế là đáng kiếp. Đức Sang nhìn mãi hai bầu vú căng tròn của em dâu mơn mởn, trong lòng đắc chí vô cùng.

Chiều đến, con sông dài như tấm thảm lụa uốn mình qua eo kênh hẹp, nhuộm màu vàng ngả. Bóng người đổ dài trên nền đất, mấy con chó đen lủi thủi chạy vào trong hiên, nép mình mà ngủ ngáy. Mấy tên hầu lon ton từ ngoài cổng những gánh bánh da lợn và bánh đúc, đứa thì gánh bồ câu, đứa thì gánh hoa sen. Bởi bà Thanh có cái thú chơi bồ câu mà đức ông chồng bà để lại, và cái sở trồng sen, cái khoái ăn bánh.

Tô Hà Xuân đương quét lá sung ngoài cổng, với bà Năm. Trận phạt quỳ gối lúc nãy của má chồng làm đôi gối bầm tím và ống chân sưng rộp hơn. May rằng có bà Năm làm thuốc cho giùm, nàng thấy đỡ đau hơn. Ngay lúc ấy, chiếc xe kéo vừa đậu trước cổng Thanh gia. Thiếu gia Thanh Đức Trọng phong trần bước xuống cánh xe, theo sau là hai cô điếm mặt mày lòe loẹt, đỏng đảnh đi vào như thể chúng nó là đương vợ của Đức Trọng.

Hà Xuân cúi đầu, không nói một tiếng. Thanh Đức Trọng cũng nhan nhản đi vào, khoác vai hai cô gái trẻ, vừa đi còn vọng lại tiếng nói cười vui vẻ, âu yếm. Nàng mím môi, trong lòng tủi hổ vô cùng, giọt lụy rơi xuống đất, như cái đời nàng cũng đánh rơi từ khi nào. 

...

Đêm tối. Trời mù mịt đen ngòm như cái lọ nồi, không lấy nổi một ánh sao ngấp nghé. Yên tĩnh. Trời lặng vào hư không, với lác đác một hai tiếng chó sủa khan, rồi thôi.

Như thường lệ, Xuân ngồi trong phòng lạnh lẽo, căn phòng lớn lắm, nhưng chỉ có mình nàng. Vì chồng nàng đây đương yên giấc ở lầu xanh. Chắc thế. Một chốc lát, nàng không ngủ được, vì phần nàng còn đau bỏng, phần lớn hơn là nàng có quá nhiều chuyện để bận tâm.

Tô Hà Xuân ngồi trông ra đằng cửa sổ đơn sơ, trông ra những hoài niệm, những ký ức tốt đẹp, chứ không phải như bây giờ.

Tuyệt nhiên, tiếng gõ cửa dội vào thanh thoát. Hà Xuân đứng dậy mở cửa, nhủ bụng là bà Năm, vị hôm chiều bà có nói là sẽ sang phòng nàng để làm thuốc tiếp cho khỏi hẳn. Nàng kéo cửa ra.

Là Đức Trọng.

Nàng đứng sững, sau lùi lại, nàng khép nép. Nàng biết, chàng về đây là để lấy đồ, chứ đâu có hề ý gì khác. Mọi ngày đều vậy, duy hôm nay là về sớm. Thanh Đức Trọng một thân nồng rượu như con men, mắt lờ đờ và tay chân loạng choạng. Chàng lờ mờ tiến ba hai bước, rồi ngã quỵch xuống đất. Chàng đã say lắm rồi.

Xuân không đứng nhìn nữa, cuống quýt chạy tới đỡ chồng. Nàng không dám mở miệng lấy một lời, vì rằng nàng không đủ tư cách để nói gì. Xuân đỡ chồng lên giường nệm, nhủ rằng sẽ trải chiếu dưới đất mà ngủ. Thì liền tức thì, Thanh Đức Trọng kéo nàng xuống, trong vô thức của men rượu, trong lờ mờ của hưng phấn, chàng ngỏ ý muốn cùng nàng. Tô Hà Xuân thừa thãi biết rõ, đây cơ hồ chỉ là lời nói trong mơ màng, chứ gì chàng có tâm ý với nàng đâu. Dấp dính nước mắt, nàng thơ khẽ khàng vỗ về, chóng cho chàng yên giấc này. Rồi nàng nhẹ bước trải tấm chiếu tre xuống đất lạnh, kê gối bên mình.

Đương lúc ấy, Thanh Đức Trọng mơ màng ngả giấc, chẳng biết trong vô thức là gì, chàng sẽ sàng, gọi tên Tô Hà Xuân. Người con gái ấy đương nghĩ gì? Nàng khóc thầm. Nàng sụt sịt trong vành áo sờn cũ. Tâm tư của chàng, lòng son của hôn thê, bấy năm vụng yêu lẽ nào nàng chẳng hề? Thế ấy bây giờ, cho rằng tình yêu của Đức Trọng vẫn còn, nhưng nó là hiu hắt. Bởi cái sự gian ác dối trá trên cõi này nó lấn át hết cả, nó che mù lý trí. Những người nào không vững tâm thì sa bẫy một chớp.

Nàng nén lòng và nhắm tịt mắt. Ấy vậy, nơi bùng cháy tình yêu của nàng đây, nơi thôi thúc nàng không rời bỏ cái oan nghiệt nơi đây, vẫn đang thập thò từng phút, vẫn đang quần nàng không bỏ cuộc. Xuôi chừng, ngày nào đó nàng sẽ toại tâm thôi.

...

Trời tờ mờ sáng. Mây sương che phủ tầm mắt, hạ đến cá chân. Trên cành xoan kia, một vài hai ba tầng sương muối lấp ló. Con trống cất lên một hồi gáy dài. Đàn chó con của con Mực lon ton bước theo mẹ ra ngoài sân.

Xuân cuốn chiếu trút vào trong kệ, lật đật chạy xuống làm bữa sáng. Sau cùng, nàng ngó lại người đàn ông đương ngủ trên nệm giường. Là chồng nàng, thế sao mà, nàng chẳng thể hé môi hỏi thăm lấy một câu.

Sau tiếp, bữa sáng diễn ra suôn sẻ. Bà Năm cùng nàng ra phiên chợ đầu ngày, đặng mua đồ về nấu sớm cơm trưa.

“Xuân nè, ngày bữa hôm qua, bà lu bu chuyện đồng áng với mấy đứa làm thuê, cho nên không có thì giờ chạy qua bên con làm thuốc cái chân! Nè con, bữa nay chân đỡ chưa? Có lở ra nữa không?”

Hà Xuân cười cười, lắc đầu. Đương lúc trên đường tới chợ, hai bà cháu vẻ trò chuyện hợp lắm. Chừng như bà Năm cũng là người đồng hương với Xuân, ấy thế nên cả hai đều có cái đức hậu và hiền lành, đều cảm thông cho số phận của nhau. Trong nhà, có bà Năm là người ơn với Xuân nhất, cũng vậy thì bà Năm có Xuân là đứa cháu ngoan nhất.

Chẳng mấy ngón sau, nàng đã xách về khệ nệ một đống đồ tươi với cá sống ngon lành. Bà Năm nói hôm nay là ngày giỗ ông Thanh hội đồng, tức cựu chồng của bà Nương. Tiệc đám là thịnh soạn nô nức nhất cái thị trấn này, vậy nên cả tụi hầu bếp hồi trước đi du xa, hay nghỉ phép vài tháng, đều tức thì phải có mặt để cúng bái, xin ơn cho ông Thanh.

Xuân lục đục trong khóm bếp nấu nồi vịt hấp. Nàng lấy quạt cho chóng sôi, vừa lấy vành áo nâu sờn vuốt từ trên mặt xuống cằm toàn những bồ hôi. Đương thì, một con nhỏ nghe nói rằng mấy tháng nay phải xin nghỉ về quê thăm đồng, nay nó vừa lật đật lên làm đám cho ông chủ, nó là con Thu. Nó vốn rất say mê cậu Đức Sang nhà này, bởi cái vóc đào dáng hoa của cậu đấy thôi.

Vừa xuống xe, nó đã thỉnh thoảng nghe mấy bạn hầu của nó lải nhải về vụ mợ Ba dám vân vê, tằn tiện với cậu Hai, ruột gan nó sôi sùng sục, nó phải xem con mợ Ba này có cái thốn gì mà cả gan hớt tay trên nó. Nó tức tốc chạy vô nhà bếp, nơi mà bà Năm chỉ là Xuân đương hấp vịt.

Con Thu đỏng đảnh đi vào, với cái dáng bộ kiêu kệnh và thói chua ngoa sẵn có, nó lên tiếng như thể nó chính là chủ:

“Mợ Ba đấy phải không?”

Hà Xuân quay lại, lấy giữa tay lau qua trán, hồ hởi trả lời lại. Trong dạ con Thu có đắc ý, cái bộ nhà quê tay lấm chân bùn này, một chớp thì con ả sẽ thua ngay thôi mà. Con Thu hất mặt lên, nó giơ tay trỏ vào nồi vịt đương hấp kia, hách dịch:

“Mợ Ba hấp kiểu thá gì thế? Vịt tưởi toàn lông cả lông, ăn vào cho nghẹn mồm đấy phỏng? Mợ Ba có biết nấu vịt hay không để tránh ra một bên cho đây nấu! Hỏng hết!”

Xuân ngỡ ra, rõ rành nàng đã vặt lông sạch hết cả, có rằng cô nàng kia mắt khe mắt khét quá đấy thôi. Rồi nó hất cằm đi tới nồi vịt, săm soi một chốc, nó nhủ bụng phải làm gì tiếp theo, bởi thực thì nàng đã vặt lông hết cả. Sau rồi, nó vẫn giữ cái thói chua ngoa, vứt lại một câu hạch sách rồi đi ra:

“Thôi, mợ có làm gì thì làm gì đi. Cả vịt còn không làm cho thuận mắt, con vắt óc đổ gan cũng không biết mợ giỏi nhất là cái thá gì! À, phải rồi, mợ giỏi nhất chỉ là đi vụng trộm với anh chồng thôi nhỉ? Dào ôi...”

Nàng đờ đẫn nhìn theo cái con người không biết gì lại xông vào làm hùng làm hổ. Sau rồi, lại mấy lời sỉ nhục ấy, thôi thì, nàng cũng quen rồi.

Mặt trời thửng buổi, lên đến hai sào tre.

Nồi vịt chừng cũng hấp chín rồi, màu ngả vàng tươm tươm trông mà thích mắt. Xuân hài lòng với món này lắm, nàng tắt lửa, rồi đi ra hiên ngoài phụ lặt rau với các hầu khác. Chóng bớt nóng, nàng sẽ bê ra dĩa lớn mà kịp giờ cúng bái.

Ấy, đương lúc nàng vô tư phụ chạy việc cùng mọi người, con Thu đã thập thò ở đấy tự bao giờ, nó cười đắc ý, nhanh nhảu lẻn vào trong nhà bếp.

Đợi xem, phen này thì mợ Ba hết đường sống nhé!

**********

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro