Chương 4: Tết.

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Sau lần đó Ngọc Doanh cũng ít tiếp xúc hơn với Thế Phương và Chí Kiên.

Có lẽ là cơ duyên hoặc là trùng hợp, về sau mỗi chuyến đi Ngọc Doanh tham gia đều có mặt của hai người đó.

Trùng hợp một lần, hai lần thì có thể không nói, nhưng trùng hợp gì đến nỗi cứ 7 chuyến là sẽ gặp hết 7 chuyến, vậy xem ra không phải trùng hợp.

Ngọc Doanh cũng không muốn suy nghĩ nhiều nên vì vậy cô cũng chỉ cho là có duyên nên mới gặp, bởi vì cô từng đọc ở đâu đấy một câu là:

" Người cần gặp thì bất luận thế nào cũng sẽ gặp lại. Còn không cần, thì không gặp cũng là sự an bài tốt nhất. "

..........

Trời cuối năm, không khí vô cùng se lạnh. Lại một năm trôi qua, mọi muộn phiền cũng như lo âu cũng nên bỏ qua.

Phong tục tết ở Việt Nam cũng chẳng còn  xa lạ gì khi năm nào cũng được lặp đi lặp lại từ việc đưa ông táo, rước ông táo, cúng giao thừa, nấu các mâm cơm cúng đất đai, mâm cơm cúng khai trương cho năm mới, xông đất... vô vàng là nghi thức mà đã tồn tại từ bao đời nay, nó cứ được lưu truyền giữ gìn từ đời này sang đời khác dần dần ăn vào xương máu, tiềm thức của con người Việt Nam.

Đặc biệt hơn không thể thiếu chính là các món ăn quen thuộc của mâm cơm ngày tết để có thể ăn từ đêm giao thừa đến tận hết mùng như là: thịt kho hột vịt, canh khổ qua, bánh chưng, bánh tét, dưa hấu... Các loại bánh mứt để tiếp đãi họ hàng, khách khứa. Các trò chơi như lắc bầu cua, lô tô, các trò đỏ đen... Phong tục lì xì, tùy mỗi nơi, mỗi vùng miền mà giá trị cũng như cách thức lì xì sẽ khác nhau.

Ngoài ra còn một việc không nhà nào, không làm qua đó chính là chào đón khách đến nhà chúc tết, tiếp đãi khách từ xa, họ hàng lâu ngày không gặp.

Nhà của Ngọc Doanh cũng không khác biệt, cả ba và mẹ đều người con gốc của đất Việt, chính vì vậy các phong tục đều được thực hiện đầy đủ không thiếu dù chỉ một việc vặt nhỏ.

Mùng một tết cả nhà 5 người của cô đều có mặt ở nhà từ sáng sớm, đến tận tối để tiếp đãi họ hàng khách khứa.

Mãi đến mùng 9 cứ ngỡ đã hết có thể tự do đi chơi, vậy mà mới sáng sớm mẹ cô đã nhận được điện thoại từ một người bạn chơi từ thời đi học gọi đến báo là sẽ xuống nhà ghé thăm gia đình. Đáng ra cô có thể đi chơi với bạn, nhưng vì là con gái lớn trong nhà nên đã bị bắt ở lại phụ ba mẹ tiếp đãi khách.

Dù sao người ta cũng lặn lội từ sài gòn xuống tận Long An nhà cô để chúc tết nên không thể tiếp đãi qua loa, vì vậy Ngọc Doanh phải ở nhà phụ ba mẹ nấu nướng để tiếp đãi họ.

Ngọc Doanh cũng rất chán nản, cô về quê được 14 ngày thì đều ở nhà hết 14 ngày, trừ những lúc cùng mẹ đi mua sắm mới được ra khỏi nhà. Vậy mà nay đã mùng 9 rồi vẫn phải tiếp tục ở nhà tiếp khách, sang hôm sau mùng 10 cô lại phải quay lại Sài Gòn để tiếp tục việc học.

Chính vậy mà Ngọc Doanh cũng chán nản, mặt cũng chẳng tươi vui nổi. Mẹ nhìn thấy mặt Ngọc Doanh như vậy lại khó chịu là liên tục la mắng:

- Cả năm trời ở Sài gòn đi du lịch chưa đã hay gì, về nhà có mấy ngày cũng không chịu ở yên. Bảo ở nhà phụ giúp mặt cứ xị xị ra, lát khách khứa người ta xuống mà như vậy tao vả vào mặt đấy.

Tiếng chửi cứ liên tục không dứt, quả là đặc sản mỗi khi về nhà.

Ngọc Doanh vì bướng nên cũng không kém cạnh mà nói lại vài câu.

- Ánh với Huy nó cũng lớn rồi, sao mẹ không bắt ở nhà, tụi nó thì ngày nào cũng đi chơi thoải mái. Có mỗi con mẹ bắt phải ở nhà. Hai đứa nó một đứa cũng lớp 11, một đứa lớp 9 rồi. Còn nhỏ nhít gì chứ.

Bà Mai đang dỡ tay chiên cá nghe Ngọc Doanh nói vậy lại tức giận mà mắng dữ hơn.

- Chứ hồi đó mày bằng tuổi tụi nó đi còn chứ đã à, tết 10 ngày, mày đi hết một tháng, không có mặt ở nhà...

Lời mẹ chưa dứt thì tiếng của ba lại vang lên.

- Thôi mệt quá! Mẹ con nhà bà cứ ở chung lại chí chóe từ sáng đến tối. Mà nó nói có sai đâu, nó lâu lâu mới về phải để nghỉ ngơi đi chơi cho thư thả, bà cứ bắt nó ở nhà mãi. Rồi bảo nó chẳng xị mặt.

Bà Mai nghe vậy, càng nóng giận chạy ra chửi thẳng vào mặt hai ba con Ngọc Doanh.

- Ông cứ bênh nó vậy, rồi nói sao nó không cãi bướng. Nó lớn rồi mà việc gì cũng không biết làm, tôi bắt nó ở nhà cho nó làm để còn biết với người ta, sau này lấy chồng nhà chồng cũng không chê cười. Chứ thử nghĩ xem thứ không biết làm gì như nó thì ai mà lấy, cho chó nó cũng không cần. Có vớ được thằng nào thì chưa đến 1 ngày cũng bị trả về. Lì không nói nổi mà...

Ông Dũng nghe đến nhức tai mà đẩy vợ vào bếp.

- Thôi, thôi. Không ai lấy thì ở đây tôi nuôi. Con gái tôi dù có bị trả về tôi vẫn nuôi. Bà bớt nói lại đi, khách người ta gần xuống rồi.

Ông Dũng vừa đẩy vợ vào bếp, vừa ra hiệu cho Ngọc Doanh về phòng. Ngọc Doanh liền hiểu ý thả tim cho ba rồi vội chạy lên phòng.

Bà Mai tức đến nỗi không nói được mà đánh vào người chồng.

- Ông cứ bênh nó, mai mốt nó hư tôi giết ông.

Ông Dũng vậy mà lại khéo léo ôm vợ vỗ vỗ vai xoa dịu.

- Con nó lớn, biết đúng biết sai mà chọn, đừng khắt khe với nó quá. Nó sống với mình được mấy năm đâu lại phải lấy chồng, giờ còn yêu thương chiều chuộng ngày nào thì hay ngày đó. Sau này lấy chồng tết nó cũng chẳng về ở lâu vậy được, giỏi lắm 1 tuần rồi cũng đi. Mình phải thương nó nhiều chứ.

Bà Mai tuy tức giận, nhưng lời chồng bà nói quả thật không sai. Chỉ là bà sợ con gái mình không biết gì sau này về nhà chồng sẽ bị nhà chồng khắt khe la mắng thì lại khổ cho con.

Ngọc Doanh trốn lên lầu, nấp ở cầu thang nghe tất cả, cô cũng hiểu mẹ rất lo, chỉ là lo mà không muốn để con biết. Ba thì yêu thương như vậy là để xoa dịu sự yêu thương theo kiểu quát mắng của mẹ.

Chính vì hiểu nên Ngọc Doanh ngoài miệng thì cãi nhưng lúc nào nghe lời làm theo ý mẹ, để mẹ vui. Sau này lấy chồng muốn nghe mẹ la mắng vậy cũng là đều không thể.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro