Chương 10

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Kinh thành Thăng Long vào thời thịnh thế, phồn hoa. Người người đông đúc, nhà nhà san sát, đường được lát bằng gạch nung. Các kỳ nhân dị sĩ, khắp bốn phương, tám cõi đều đổ về đây. Các thứ người các nước lân bang, chư hầu khi đến Đại Việt đều ghé đến kinh thành Thăng Long.
Hôm nay giữa chốn phồn hoa đô hội, một ông lão tay dắt con lừa, ngồi vắt vẻo trên lưng con lừa là thằng bé hơn mười, đầu cạo trọc, mang chiếc áo màu nâu, cái quần cũng ngắn, nào dài đến gót chân, như người phố thị kinh thành. Nhìn thấy ông lão và thằng bé kia ăn mặc như thế, những kẻ  rỗi hơi lại được phen bàn tán.
Người bĩu môi chê cười.
_ Thật là cái đồ nhà quê.
Kẻ khác lại bảo:
_ Chắc chẳng phải là người.
Rồi bọn chúng nhìn vào bộ cánh tinh tươm, được may khéo đang mặc trên người với vẻ tự hào, kệch cỡm.
Tuy vậy, ông lão tay dắt con lừa cũng không để ý, những lời đàm tiếu của bàn dân thiên hạ. Thằng bé ngồi trên lưng con lừa, chỉ đưa mắt nhìn ngang, nhìn dọc một cách không chớp mắt.
Trên đường phố tấp nập người qua lại, bất chợt có tiếng người quát lớn:
_ Tránh ra! Tránh ra! Có quan ở Hàn Lâm viện đi qua.
Ông lão tay dắt con lừa, nghe thế liền  dắt con lừa ghé vào bên đường. Những người lính đi trước dẹp đường, tay cầm roi mây đánh vào không khí, kêu vun vút. Mấy người lính vừa đi qua thì có hai chiếc kiệu bốn người khiêng đi tới. Hai chiếc kiệu vừa đi tới nơi ông lão liền ngừng lại. Từ trong chiếc kiệu, có hai vị quan tuổi còn khá trẻ, lối hơn ba mươi một chút, vén rèm bước ra.
Khi hai vị quan của Hàn Lâm viện bước ra khỏi chiếc kiệu, liền bước đến trước mặt ông lão, rồi cúi mình thi lễ.
Ông lão thấy vậy liền đưa tay ra hiệu cho họ ngừng lại, rồi nói:
_ Hai người làm quan mà chẳng biết nặng nhẹ  gì cả, chỉ một chút lễ nghĩa thầy trò, mà làm cho biết bao nhiêu người phải vì mình, mà trễ nải hành trình. Cái này mang tội cản trở đường đi lối lại đó?
Hai vị Hàn Lâm học sĩ kia, nghe thế mới cúi đầu nhận tội. Cả hai đồng thanh nói:
_ Xin ân sư trách phạt, roi vọt mới nên thân.
Lão ông lắc đầu:
_ Ta giờ đã không còn dạy ai nữa, chỉ thích ngao du phố phường, nay lại nhớ bạn hiền nên đến thăm, hai anh thích thì đi cùng, còn mắc việc của vua thì hãy trở về.
Hai vị Hàn Lâm học sĩ kia mới nói đang rảnh rỗi, đang muốn ra ngoài thành vấn an ân sư, thì gặp ở nơi đây.
Lúc này hai vị quan ở Hàn Lâm viện mới cho bọn người khiêng kiệu, cùng bọn lính ra về, chỉ giữ lại một người lính hầu cau trầu mà thôi, rồi cả bốn người đi bộ nhàn nhã, quan sát phố phường. Hai vị Hàn Lâm học sĩ đi bên cạnh lão ông, miệng thao thao bất tuyệt, nói đến chuyện đất nước thái bình, giang sơn phồn thịnh, người người nhà nhà đều vui mừng, an cư lạc nghiệp, vừa đi vừa ca ngợi thánh ân, đã rải mưa móc khắp nơi nơi.
Lão ông nghe hai vị học sĩ ở Hàn Lâm viện nói như vậy, cũng chỉ yên lặng mà nghe, cũng không có biểu cảm gì cả. Câu chuyện chỉ bị đứt quãng khi có vị quan nào ngồi kiệu đi qua, hay là tướng quân nào đó đang phi ngựa, thì lão ông đành dắt con lừa đi vào lề đường.
Lão ông vẫn yên lặng vừa đi, vừa nghe hai vị học sĩ, vốn là học trò đang thao thao bất tuyệt về cái cảnh phồn hoa thịnh vượng của đất nước, dưới sự trị vì vị minh quân. Vị minh quân ngoài thì bình Chiêm, đánh Ai Lao, trong thì mở mang việc học hành, sửa đổi nghi lễ, giảm nhẹ hình phạt, tôn trọng mọi người, nam nữ bình đẳng đều được học hành tử tế, chẳng trọng, chẳng khinh.
Lão ông nghe hai vị học sĩ, từng chịu roi vọt của mình, thao thao như vậy, cũng không nói gì, chỉ nghĩ thầm:
_ Văn thì thao thao bất tuyệt, toàn là những lời sáo rỗng.Võ thì trên đường phố tấp nập người qua lại, lại phóng ngựa như bay, hoạ cũng từ đó mà ươm mầm mống. Hoàng thượng dù  có tài trí đi nữa, cũng là con người, con người có được mấy ai sống hơn trăm năm kia chứ?
Mấy thầy trò gặp nhau, trên đường phố  kinh thành Thăng Long, vừa đi vừa nói chuyện, chẳng mấy chốc đã đến nơi.
Ở nơi đó là phủ thái phó thái bảo, là thầy dạy học cho các hoàng tử, công chúa, hoàng tôn. Một ngôi biệt phủ rộng lớn, có nhà tiền, nhà hậu, có vườn hoa, hồ sen, nhà thủy tạ, trên cầu kiều, dưới ngư thủy, quả là chốn ở của văn nhân.
Ông lão lúc này bước đi thong thả, hai vị Hàn Lâm học sĩ cùng bước đi. Con lừa thì người lính hầu dắt lấy, còn thằng bé vẫn ngồi trên lưng con lừa, nhìn ngắm phố phường. Đây là lần đầu thằng bé nhìn thấy kinh thành, từng tòa tháp cao lớn, cứ như vút đến tầng mây, nhà nhà san sát, người người đông đúc. Bất chợt thằng bé đọc lên:
_ Cảnh đẹp, tháp cao, ngỡ chốn nào
  Đâu ngờ kinh kỳ, chốn phồn hoa
  Người người qua lại như mắc cửi
  Một người, một vật, ta ngao du.
Hai vị Hàn Lâm học sĩ nghe thằng bé ngồi trên lưng con lừa, nhìn thấy cảnh mà xuất khẩu thành thơ, liền tròn mắt ngạc nhiên hỏi:
_ Ân sư đây là. . .?
Lão ông chỉ cười nói:
_ Lúc nghĩ hưu, không tham gia dạy học ở nơi Triệu gia học viện, còn chút hơi tàn, gắng gỗ để truyền cho thằng bé miền trong ít kiến thức.
Hai vị học sĩ nghe thơ của thằng bé thì hết lời khen ngợi. Nhưng lão ông thì quát lên.
_ Ngươi xuống mà dắt con lừa, chứ ngồi trên lưng con vật, mà chẳng để ai vào mắt. Xuống mau!
Thằng bé đang ngồi trên lưng con lừa, nghe lão ông quát lên như vậy, mới nhảy xuống, cầm lấy cái dây từ tay người lính hầu, mà dắt con lừa đi. Nhưng thằng bé lại đọc lên.
_ Ngồi trên cao ngắm nhìn mây gió
   Thấy ai đó nho nhỏ xinh xinh
   Lúc xuống thấp nào còn trông thấy
   Chỉ thấy mình bé xíu mà thôi.
Lão ông nghe thế định nói thêm năm ba câu với thằng bé. Nhưng lúc này đã đến trước phủ của quan thái phó thái bảo, nên mới nói:
_ Ngươi hãy ở nơi đó mà trông con lừa, kẻo nó chạy lung tung.
Lúc này lão quản gia của phủ thái phó thái bảo đang đứng ở cổng, nhìn thấy lão ông cùng hai vị Hàn Lâm học sĩ đang đứng trước cổng, liền kêu lớn:
_ Lão gia! Lão gia! Có hai vị học sĩ cùng bạn của lão gia đến thăm.
Quan thái phó thái bảo nghe lão quản kêu toáng lên như vậy, liền áo quần chỉnh tề, đều được may bằng gấm, đầu đội khăn đóng, chân đi guốc mộc, tay chống gậy, vừa nhìn thấy lão ông, cùng hai vị Hàn Lâm học sĩ liền xuất khẩu đọc ngay.
_ Thức dậy ra vườn hoa
   Ghé qua  nhìn hoa sen
   Sương giăng trên chiếc lá
   Từng giọt tựa long châu
   Vừa hay chim khách kêu
   Ướp trà ngóng bạn thân.
Không ngờ sáng nay, chim khách kêu trước ngõ, cứ đi ra đi vào, nhìn xem có người nào đến hay không? Không ngờ có đến ba vị, một là bạn hiền, còn có hai vị Hàn Lâm học sĩ đến thăm tệ xá.
Quan thái phó thái bảo nói xong liền nắm lấy tay của lão ông rồi dắt vào trong nhà thủy tạ. Ở trong đó có bộ ghế mây với cái bàn nhỏ. Quan thái phó thái bảo chia ngôi khách thứ ngồi uống trà. Lão quản thì đang đứng hầu sau lưng quan thái phó thái bảo, còn hai vị Hàn Lâm học sĩ lại đứng sau lưng của lão ông để nghe chuyện. Nhưng lão ông cười bảo:
_  Lễ nghi thì nên giữ, nhưng cũng không nên câu nệ quá, mà thành ra rườm rà, cứ lấy ghế ngồi cả vào đây để uống trà. Trà ngon, lúc trăm hoa đương nở, tiết trời mùa xuân, hãy ngồi uống trà, tếu táo năm ba câu chuyện. Không biết ý của chủ nhà ra sao?
Quan thái phó nghe vậy cười bảo.
Muốn biết sự thể ra sao? Xin mời mọi người xem chương sau sẽ rõ.

                        Hết chương 10

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro