Chương 9

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Nông Văn Vân ở lại nơi ngôi nhà nhỏ của lão sư phụ, chờ đợi vị sư huynh họ Lý đến, đưa vào Triệu gía học viện để cầu học. Nhưng cứ đợi đến mấy ngày, nào thấy tăm hơi, làm cho Nông Văn Vân vô cùng lo lắng. Cái sự việc chờ đợi, làm cho Nông Văn Vân cứ đi ra, đi vào. Cho đến một buổi chiều Lý sư huynh lại đến.
Vừa nhìn thấy Lý sư huynh, Nông Văn Vân mừng rỡ chạy ra. Nhưng vừa nhìn thấy Nông Văn Vân, Lý sư huynh lắc đầu, chẳng biết nói gì hết cả. Nông Văn Vân nhìn thấy Lý sư huynh, chỉ đưa tay gãi gãi, cái đầu trọc lốc của mình.
Nông Văn Vân lúc này mới hỏi vị Lý sư huynh.
_ Lý sư huynh! Có việc gì khó nói hay sao? Nông Văn Vân nghe được mà, chẳng hề có chuyện gì đâu?
Lý sư huynh liền kéo Nông Văn Vân, đến một khoảng trống, giữa hai cây xoan đào, rồi bảo:
_ Chuyện này cũng khó nói, ta không hiểu chuyện ra làm sao? Nhưng Triệu gia học viện, chỉ nhận một người họ Nông mà thôi, vì trên giấy tờ chỉ ghi một người họ Nông, giờ đệ đã đến nơi đây, lại chẳng được vào học, vả lại đường trở về quê cũng cách núi, trở non, giờ đây Triệu viện trưởng vào trong thành lại chưa về. Nay đệ hãy ở lại nơi đây với lão sư, gắng hầu hạ người, biết đâu người sẽ dạy cho, đến khi biên thư cho người nhà đến đón, hay chờ Triệu viện trưởng trở về, ta sẽ hỏi cho đệ.
Thằng bé Nông Văn Vân đưa mắt nhìn vị sư huynh họ Lý, chỉ lặng lẽ gật đầu, rồi ngồi xuống gốc cây xoan đào, đưa mắt nhìn về phía trời xa.
Lúc này vị sư huynh họ Lý đã quay người bước đi, vì giờ ở lại cũng không biết nói gì với Nông Văn Vân. Nông Văn Vân đưa mắt nhìn quanh, rồi úp mặt xuống đầu gối khóc nức nở. Một thằng bé ở nơi xứ xa đến kinh thành để cầu học. Thế mà không biết vì lý do gì, chỉ mình Nông Quý Sơn được vào Triệu gía học viện để học? Nông Văn Vân khóc một lúc, dù gì cũng lần đầu đi xa, lại là một đứa bé mười một tuổi, mang bao nhiêu kỳ vọng của gia đình, giờ đây biết làm sao? Chỉ  biên thư về cho gia đình, để gia đình nhờ người đến đón, hay chờ Triệu viện trưởng trở về, như vị Lý sư huynh đã nói.
Nông Văn Vân gạt nước mắt, rồi quay vào trong nhà. Lão sư phụ nhìn thấy Nông Văn Vân như vậy, mới hỏi:
_ Nông Văn Vân! Có chuyện gì xảy ra mà khóc lóc vậy? Có thể kể cho lão già nhàn rỗi này, nghe được không?
Nông Văn Vân lúc này ngồi xuống chiếc giường tre, rồi thuật lại sự tình, vì sao mình khóc, cho lão sư phụ nghe thật tỏ tường. Lão sư phụ nghe xong, chỉ lắc đầu:
_ Chẳng có chuyện nhầm lẫn ở nơi đây, trong hai đứa chỉ có một người mà thôi. Nhưng tại sao lại như vậy nhỉ?
Lão sư phụ nhìn Nông Văn Vân, với nụ cười bí hiểm, rồi nói:
_ Nông Văn Vân! Bút mực ở kia, hãy thảo một bức thư, về cho gia đình đến đón, còn ta sẽ vào Triệu gía học viện, hỏi mấy vị sư phụ xem sao, lại có chuyện như vậy. Nếu như không có gì, thì chúng ta chẳng cần gửi thư về cho gia đình ở quê, còn không thì đã có sẵn.
Nông Văn Vân nghe lão sư nói như vậy, liền đi mài mực để viết thư nhờ người, chuyển cho gia đình. Nhưng lão sư lại ngăn lại. Lão sư xoa xoa vào cái bụng của mình, rồi bảo:
_ Cho dù như thế nào cũng phải ăn cơm cái đã, không cái bụng đói chẳng làm gì được.
Lão sư nói xong, liền bảo Nông Văn Vân bê mâm cơm đạm bạc ra giữa cái bàn tre. Trên mâm cơm chỉ có một đĩa rau muống, tương cà và một chén nước chấm, cùng tô nước rau luộc vắt thêm chanh, với cơm trắng cũng được người hai bát. Một mâm cơm đạm bạc, trong căn nhà nhỏ, trước sân có một vườn hoa nhỏ đang tỏa hương. Sau khi ăn xong bữa tối, lão sư liền cầm lấy chiếc đèn lồng, đi vào trong Triệu gia học viện.
Nông Văn Vân ở nhà dọn dẹp xong, liền ngồi mài mực thảo một bức thư, để nhờ người đưa về nhà kể rõ sự tình, về việc chẳng nhận được vào Triệu gía học viện để học, nếu không có gì khác, thì nhờ người đưa trở lại quê nhà.
Nông Văn Vân thảo xong, thì ngồi đợi lão sư trở về. Canh một chẳng thấy lão sư trở về, canh hai cũng thế, đến canh ba thì Nông Văn Vân ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Lúc này lão sư mới xuất hiện, nhìn bức thư mà Nông Văn Vân vừa thảo xong, liền mỉm cười. Lão sư lấy một tờ giấy khác, rồi bắt chước nét chữ của Nông Văn Vân, thảo một bức thư khác, cả hai bức thư lão sư liền cầm lấy. Lão sư liền bế lấy Nóng Văn Vân đặt lên giường, một cách nhẹ nhàng. Nông Văn Vân vẫn ngủ ngon lành một giấc đến sáng.. Lúc mặt trời lên bằng cây sào mới thức dậy, thấy căn nhà trống huơ, trống  tuếch, chẳng thấy lão sư ở nơi đâu? Nông Văn Vân nhìn thấy trên bàn có cái bánh nếp, lại chẳng thấy bức thư mình vừa viết hôm qua ở nơi đâu, thì chợt hiểu, thế là lão sư đã đi gửi về cho gia đình, để ông nội, cho người ra đón Nông Văn Vân trở lại quê nhà. Nông Văn Vân hít một hơi thật sâu, rồi đi rửa mặt, súc miệng. Nông Văn Vân quay lại cầm lấy cái bánh nếp để ăn. Đang ăn, thì lão sư trở về, trên tay có hai quyển sách. Lúc này lão sư lại hỏi:
_ Nông Văn Vân! Trò đã học thông, viết thạo, thì trong lúc chờ đợi người nhà đến đón, thì hãy đọc quyển sách này. Đây là hai quyển binh thư của Đức Thánh Trần, năm xưa người đúc kết từ kinh nghiệm đánh giặc của cha ông, mà biên nên.
Nông Văn Vân nhìn tên  trên bìa hai quyển sách.
Một quyển có tên là Binh Thư Yếu Lược. Quyển khác có tên là Vạn Kiếp Bí Truyền.
Lão sư đưa cho Nông Văn Vân rồi nói:
_ Từ nay cứ đọc hai cái này, cái gì không biết thì hỏi, ta sẽ chỉ cho.
Nông Văn Vân chỉ nói nhỏ:
_  Thưa vâng!
Nông Văn Vân cầm lấy, rồi giở từng trang, từng trang, toàn những phép đánh giặc, thu phục nhân tâm thành một đạo quân như cha với con.
Lão sư liếc nhìn, thấy Nông Văn Vân khi cầm lấy quyển sách, thì chăm chú đọc, chẳng để ý gì xung quanh. Lão sư lúc này, lấy trong tay áo ra bức thư, mà Nông Văn Vân đã thảo để gửi cho gia đình. Lão sư lúc này, đưa tay vò nát bức thư, mà Nông Văn Vân thảo gửi cho gia đình. Lão sư mỉm cười:
_ Một viên ngọc thô, cần phải mài dũa, chứ để vào Triệu gía học viện,  trở thành một kẻ làm thơ, bình văn, chăm chú đến sân rồng. Nhưng những ngày đẹp, trăng sáng, chẳng còn được bao lâu, mong rằng đến lúc đó, ta sẽ đào tạo thành một trang anh hùng. Tuy vậy giờ đến ngày đó còn dài, thời buổi thịnh thế vẫn còn, ta phải đi vào kinh thành thăm quan thái phó mới được.
Mấy ngày sau, lão sư tay  dắt con lừa, trên lưng con  lừa là Nông Văn Vân đang ngồi vắt vẻo. Lão sư đầu đội nón, chỉ mang chiếc áo ngắn, với cái quần lửng, chân mang giày, chẳng khác gì một lão nông bình thường.
Kinh thành Thăng Long, đường ngang, lối dọc, nhà nhà san sát, người đi lại như mắc cửi, trẻ nhỏ vui vẻ, người già tươi cười, đền chùa hương khói nghi ngút, quả thật là thời thịnh thế. Thế mà giờ đây trên đường phố lại xuất hiện một lão già bình dị, tay dắt con lừa, trên lưng là một đứa trẻ hơn mười, cũng làm cho bàn dân thiên hạ trông ngang, bàn tán. Nhưng lão già kia, vừa đi mấy bước chân, đã có hai người bước đến. Hai người đó trông sắc phục là quan trong triều.
Muốn biết sự thể ra sao? Xin mời mọi người xem chương sau sẽ rõ.

                        Hết chương 9

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro