Chương 5

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Hai thằng bé Nông Quý Sơn, Ngọc Duy Chỉ bước xuống nơi được tạo thành theo bộ tứ Mai,Sen, Cúc, Trúc, hay Kiều, Ngư, Sơn, Thủy. Giờ đây đang là mùa xuân, ánh nguyệt sáng soi, mùi hương thơm của các loài hoa ở nơi sân vườn của Triệu gia học viện, làm cho những anh học trò, sau giờ học căng thẳng, đến nơi đây ngắm cảnh sinh tình. Hai thằng bé ở nơi xứ xa, sau kì thi để xét học lực đầu vào, đã được nghe, được thấy các vị sư huynh đọc thơ, bình văn. Nay hai thằng bé đó đang dạo chơi trong vườn hoa, vừa ngắm cảnh, vừa tìm người bạn thân Nông Văn Vân.
Nhưng giờ đây một hòn giả sơn, với từng cây tùng đang nằm, đang đứng với các hình thế khác nhau. Thằng bé Nông Quý Sơn nhìn thấy một cây tùng, như đang bị gió thổi bạt đi, liền bảo với thằng bé Ngọc Duy Chỉ.
_ Cái cây này như gió thổi làm nghiêng đi, chúng ta nên lấy cái gì chống cho nó đứng thẳng lại.
Thằng bé Ngọc Duy Chỉ đang loay hoay muốn tìm cái gì để chống lên, thì lúc này có tiếng người nói:
_ Hai vị sư đệ! Không nên! Không nên! Đó là tác phẩm nghệ thuật của các nghệ nhân phải uốn, phải nắn, phải mất một thời gian dài mới tạo thành như vậy đó.
Hai thằng bé Nông Quý Sơn, Ngọc Duy Chỉ, quay lại nhìn, thấy đó là một vị sư huynh, người dong dỏng, mắt sáng, mũi cao, long mày mỏng, tóc búi cao cài trâm, trong như mấy vị đạo sĩ, mặc chiếc áo dài trắng, chân đi guốc mộc, tay cầm quạt, vừa phe phẩy, vừa hỏi hai thằng bé Nông Quý Sơn, Ngọc Duy Chỉ.
_ Hai vị sư đệ, có phải vừa đến nơi Triệu gia học viện, vừa thi xong kì thi sát hạch phải không?
Hai thằng bé Nông Quý Sơn, Ngọc Duy Chỉ liền chắp tay thưa.
_ Thưa sư huynh! Quả thật là như vậy.
Thằng bé Nông Quý Sơn vốn nhanh miệng liền chắp tay hỏi:
_ Chúng tiểu đệ vừa mới thi xong kì sát hạch, giờ đây đi ngắm, thấy những cây với hình dáng lạ, quả thật là ếch ngồi đáy giếng, chẳng hiểu biết gì cả, mong sư huynh chỉ giáo cho một chút, cho chúng tiểu đệ được mở mang tầm mắt.
Vị sư huynh kia nghe hai vị tiểu sư đệ kia, hỏi mình như vậy, liền bảo:
_ Hai vị sư đệ tên họ là chi, ở nơi miền nào vậy? Còn ta họ Trần tên Nguyên Long, học ở nơi chính đường.
Nông Quý Sơn liền chắp tay rồi trả lời.
_ Tiểu đệ là Nông Quý Sơn, còn đây là người bạn Ngọc Duy Chỉ, cả hai chúng tiểu đệ cùng ở xứ Thuận Hóa đến nơi Triệu gia học viện để cầu học, nay xin Trần sư huynh chỉ cho cái hình dáng của cây tùng kia, vì sao lại như vậy, để cho chúng tiểu đệ mở mang tầm hiểu biết.
Vị sư huynh họ Trần, nghe Nông Quý Sơn hỏi như thế liền nói:
_ Hai vị sư đệ đã có lời, thì ta đâu có hẹp bụng mà không cho biết kia chứ?
Vị sư huynh họ Trần lúc này gấp cái quạt lại, rồi chỉ cái cây như bị gió thổi qua kia rồi nói:
_ Các vị sư đệ biết không? Đó là thế Bạt Phong, cây tùng khi bị gió thổi nghiêng chứ không ngã, không phải do gió thổi, mà chính là do các nghệ nhân khéo tay tạo thành. Còn cây Tùng trên đỉnh núi đứng thẳng đó là thế Trực, cứ như người quân tử đang đứng giữa phong ba bão táp, chẳng hề nghiêng ngả. Cái cây được tạo thành như dòng thác, gọi là thế Thác Đổ.
Vị sư huynh họ Trần thao thao bất tuyệt, giảng giải cho hai vị sư đệ, lúc này đang đứng nghe, chẳng bỏ sót một câu, một chữ nào. Vị sư huynh họ Trần đang thao thao bất tuyệt bất chợt ngừng lại rồi nói:
_ Một hòn, hai hòn, ba, bốn hòn
Khen ai khéo tạc nên núi non
Có cây, có cối, luôn dòng suối
Đem để nơi đây chốn Bồng Lai.
Vị sư huynh họ Trần kia xuất khẩu thành thơ, liền phe phẩy chiếc quạt, bước đi, vừa nói:
_ Ta phải đi khoe với các bạn đồng môn mới được.
Hai thằng bé Nông Quý Sơn, Ngọc Duy Chỉ lúc này chỉ biết đưa mắt nhìn nhau, rồi nhìn ngọn giả sơn, với cây tùng, cây bách, với bao hình dáng kì lạ. Nhưng ở nơi đây đâu chỉ có một hòn giả sơn kia, hãy còn bao nhiêu thứ để ngắm, để trông nữa kia mà.
Trời đã về khuya, trăng vàng càng lúc, càng thêm sáng tỏ, từng giọt sương rơi trên lá, trên hoa. Nhưng ở nơi vườn hoa này, các môn sinh của Triệu gia học viện, vẫn đi lại nườm nượp, hình như chẳng ai muốn đi ngủ sớm hết cả. Cũng phải thôi, đêm nay trăng đẹp, ngày mai lại được nghỉ, sau những ngày cúi đầu xuống nơi trang sách, với tờ giấy, vò đầu bứt tai mới nhớ ra con chữ, làm năm ba câu thơ, nên ai cũng tranh thủ nhìn hoa, ngắm trăng, nói chuyện với đồng môn trên dưới. Hai thằng bé Nông Quý Sơn, Ngọc Duy Chỉ lúc này mới tiến ra giữa cây cầu kiều, là nơi các vị sư huynh lúc nãy vừa rồi còn đứng ở nơi đó ngâm thơ. Ở cây cầu kiều, giờ đây không chỉ mình hai thằng bé Nông Quý Sơn, Ngọc Duy Chỉ đang đứng trông lí ngư giỡn nguyệt, mà còn rất nhiều vị đồng môn khác, đang đứng ngắm trăng, nhìn đàn lí ngư bơi lội, đớp ánh trăng.
Nông Quý Sơn, Ngọc Duy Chỉ, loáng thoáng nhìn thấy, những người bạn cùng phòng đi lại, nhưng tuyệt nhiên chẳng thấy Nông Văn Vân ở nơi đâu?
Thằng bé Ngọc Duy Chỉ lại bảo với thằng bé Nông Quý Sơn.
_ Nông Quý Sơn! Chúng ta đi vào trong nhà thủy tạ kia xem sao? Biết đâu Nông Văn Vân ở nơi đó?
Thế là hai đứa bé từ nơi xứ xa, tới nơi Triệu gia học viện để cầu học, đi vào trong nhà thủy tạ. Ở nơi đó có mấy vị sư huynh đang ngồi ngắm trăng, nhìn từng đóa sen hồng, sen trắng như đang tỏa ánh hào quang, dưới ánh sáng của trăng khuya. Ở nơi đó tuyệt chẳng thấy Nông Văn Vân ở nơi đó. Nhưng hai thằng bé Nông Quý Sơn, Ngọc Duy Chỉ, đưa mắt nhìn ra hồ sen, ở nơi đó từng bông hoa sen nhô lên khỏi mặt nước, đang khoe sắc thắm với những bông hoa khác trong vườn hoa của Triệu gia học viện.
Lúc này có vị sư huynh liền rút cây sáo, đưa lên miệng thổi, một điệu nhạc du dương.
Dưới ánh trăng khuya, tiếng sáo vang xa, lại có tiếng độc huyền cầm vang lên, song tấu cùng tiếng sáo.
Trăng thanh, gió mát, hoa nở, hương thơm, lại có tiếng sáo, tiếng đàn độc huyền cầm, một không gian yên lặng hư ảo chỉ có tiếng đàn, tiếng sáo. Bất chợt một giọng ca nữ vang lên, từng tiếng hát trong trẻo như chim sơn ca, trên cánh đồng vào mùa lúa chín.
Hai thằng bé Nông Quý Sơn, Ngọc Duy Chỉ, cùng các vị sư huynh đồng môn, lúc này chỉ đang đứng yên lặng để nghe tiếng đàn, tiếng sáo, cùng với tiếng hát của nữ sinh trong Triệu gia học viện.
Tiếng đàn, tiếng sáo, tiếng hát hòa quyện với mùi hương hoa, dưới ánh trăng, làm cho vườn hoa của Triệu gia học viện, giờ đây chẳng khác gì chốn Bồng Lai Tiên Cảnh?
Nhưng tất cả đang vang vọng lại im bặt, không một tiếng động, chỉ có ánh trăng, cùng với tiếng lí ngư đang giỡn ánh trăng.
Tất cả im lặng, bất chợt tiếng vỗ tay tán thưởng, vang lên như tiếng pháo nổ. Có tiếng người vang lên.
_ Hay quá! Hay quá!
Người khác lại lên tiếng khen:
_ Tiếng sáo, tiếng độc huyền cầm đã hay, nhưng tiếng hát của nữ tài tử Chiêu Mộng Tương Như lại hay hơn cả.
Có tiếng người khác nói với giọng nói hơi buồn.
_ Chiêu Mộng Tương Như! Tiếng hát hay, cầm, kì, thi, họa, đều xuất chúng, nhan sắc chim sa cá lặn, không bết nàng hoa khôi Triệu gia học viện đã để ai vào mắt hay chưa?
Lúc này có tiếng người cười khúc khích.
_ Cảm ơn Đường huynh đã khen, chỉ tiếc rằng vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào. Chiêu Mộng Tương Như chỉ chờ khách anh hùng ghé qua.
Một người khác nghe vậy lại nói:
_ Ai là khách anh hùng mới được kia chứ?
Chẳng ai có câu trả lời.
Hai thằng bé ở nơi xứ lạ cũng chẳng để tâm chuyện đó, chúng đang đi tìm Nông Văn Vân.
Muốn biết sự thể ra sao? Xin mời mọi người xem chương sau.

Hết chương 5

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro