Dự án niềm tin

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Cuối tuần, cả nhà tôi ngồi quây quần trong phòng khách và kể đủ thứ chuyện phiếm, tào lao trên đời trong lúc tôi tình nguyện đóng vai chú cừu lạc đàn bằng cách vừa nhồm nhoàm miếng táo trong miệng vừa biến thẳng về phòng, đóng sập cửa và bắt đầu Lê là trên mạng. Hòm thư điện tử vừa nhận thêm vài thông tin mới mà gần nhất là lá thư tổng hợp tin tức từ GFM - trang web kêu gọi vốn cộng đồng tôi bắt đầu theo dõi từ tháng trước. Trong số những dự án cần hỗ trợ ngân sách vừa được đăng tải, tôi đặc biệt chú ý đến dự án số 39 "Ai đó hãy giúp bố tôi!". Cô gái nhỏ kê chuyện về người bố đáng thương của mình, người sở hữu một doanh nghiệp nhỏ nhưng đã bị bạn lừa mất toàn bộ vốn liếng kinh doanh...
Bạn có thể cho rằng lý do cực kì cá nhân như thế sẽ không được chấp nhận, song đó lại là sự thật 100%. GFM là một "cái tổ" đặc biệt, dành riêng cho những dự án cần vốn nhưng hoàn toàn không mang tính chất kinh doanh hay tạo ra lợi nhuận để chia sẻ với những người đã góp vốn. Hoặc, "lợi nhuận" từ những dự án trên GFM đều mang tính chất vô hình, phi vật chất. Ví dụ, một cô nàng kêu gọi nguồn tài trợ để gửi chú chó của cô ấy vào khách sạn thú cưng trong vòng một tháng khi cô ấy đi du lịch vòng quanh châu Âu. Một người bạn khác xin tài trợ trên GFM để triển khai một trang web nhỏ để cô ấy và những người trẻ khác có một chốn "riêng tư" để nói về tuổi trẻ của mình và "thách thức" người khác dám sống trẻ. GFM từ lâu đã được toàn thế giới biết đến nhưng cho tới thời điểm này vẫn là một khái niệm khá lạ lẫm với người Việt. Thế nên, chẳng có gì khó hiểu nếu tôi cảm thấy... khó hiểu và tò mò trước dự án "Ai đó hãy giúp bố tôi!" đến từ người dùng có cái tên rất Việt: An Pham. Không những thế, cô bạn còn ngốc nghếch đến mức bê nguyên địa chỉ nhà mình và đặt phía dưới phần mô tả dự án. Phía Bắc thành phố. Cách nhà tôi ở không xa. Dự án vừa được khởi động hôm qua. Người đầu tiên ủng hộ 5 đôla. Tôi tặc lưỡi. GFM không phổ biến ở Việt Nam, và không dễ để người nước ngoài hiểu và thông cảm với khó khăn của những con người đang ở cách họ hàng chục nghìn cây số. Không rõ đến bao giờ dự án này mới hoàn thành được mục tiêu... Dẫu sao, đó cũng là rắc rối của một người hoàn toàn xa lạ và tôi không cần quá bận tâm.
Buổi tối, tôi đi ngủ và băn khoăn không biết mình có nên dành thời gian làm một bản "đề xuất" để xin tài trợ tiền ăn-chơi cho ông anh trai quý hoá của mình không nữa. Mệt mỏi và chán nản, tôi ngủ thiếp đi lúc nào không biết, tỉnh giấc đã thấy nguyên một tuần dài với chuyện học ở trường và làm thêm ở cửa hàng cà phê đang đợi. Chiều muộn, tôi kết thúc ca làm thêm nửa chừng, đang lững thững chạy xe về nhà thì bắt gặp cô bạn thành viên mới của lớp đang đứng phát tờ rơi ở gần ngã tư Công viên Trung tâm. Tệp tờ rơi trên tay vừa được phát hết, cô nàng vươn tay quệt nhanh những giọt mồ hôi trên má rồi chậm rãi bước về phía trước. Nếu tôi nhớ không nhầm, đó là hướng dẫn ra bến xe buýt.
"Hello, tớ học Anh 2 cùng ấy! Nhà tớ ở quận 22, nhà ấy ở đâu? Cần tớ chở tới bến xe buýt nào đó gần nhà hơn không?".
Cô bạn nhỏ ngước mắt nhìn kẻ vừa tiến xe lên và phanh kít ngay bên cạnh. Nỗi sợ hãi mơ hồ dâng lên trong đáy mắt. Hai giây trôi qua, cô gái gật đầu và nhẹ nhàng ngồi xuống yên sau. Sự im lặng bủa vây nhưng chẳng ai lên tiếng phàn nàn.
"Ấy thả tớ ở đây được rồi. Mười phút nữa sẽ có chuyến xe buýt chạy qua, nó dừng ngay trước cửa nhà tớ!".
"Không sao đâu!" - Tôi phủi đi - "Tớ đang không vội mà! Cũng muộn rồi, để tớ đưa ấy về nhà, ấy chỉ cần đọc địa chỉ hay chỉ đường cho tớ thôi!".
Không khách sáo từ chối, không nũng nịu giả đò, cô gái nhỏ không đọc địa chỉ mà từ tốn chỉ đường cho tôi. Cứ đi thẳng, đoạn tới rẽ trái, qua gốc cây cổ thụ thì rẽ phải... Tô cắm cúi chạy xe, ngẩng đầu lên đã thấy mình đang ở quận 26. Đường M. Số nhà 86. Dường như, thông tin này tôi đã gặp ở đâu đó. Số nhà 86, đường Mahalo, quận 26, thành phố MYY. Chính là nó, địa chỉ của cô gái đăng tải dự án trên GFM. An Pham. An Pham. Ơ, không lẽ cô gái đó chính là... An?
***
Mùa Đông, chiếc lò nướng chết tiệt tốn gần mười lăm phút để nướng giòn hai lát bánh mì mỏng tang. Mẹ đẩy cửa bước vào, vừa giúp tôi rót cốc sữa nóng vừa tế nhị nhắc nhở tôi cuối tháng đóng tiền học phí cho anh trai. Đây là nhiệm vụ tôi được "gán" vào người từ vài tháng trước, khi tôi chính thức đi làm thêm và nhận lương mỗi ngày cuối tháng. Không phải chuyện lạ, và bản thân tôi cũng đã ngưng phàn nàn về "nghĩa vụ" hỗ trợ tài chính cho ông anh trai chẳng hơn tôi ở bất cứ khoản nào ngoại trừ khoảng cách hai năm tuổi và khả năng... ăn chơi và "phá của". Tôi luôn tự nhỉ mình phải giúp ba mẹ gánh vác một phần trách nhiệm, nhưng Đống gánh nặng ấy đâu nhất thiết phải tìm đến trong buổi sáng đẹp trời như thế này chứ. Hẳn phải có cách nào để chúng ta không phải lo lắng quá nhiều chuyện tiền bạc như thế này? Chắc chắn phải có, chỉ là tôi chưa đủ giỏi để tìm ra.
Ngoạm miếng bánh mì, uống vội cốc sữa, tôi vớ cặp rồi dong xe đến chỗ làm thêm. An vẫn cần mẫn phát tờ rơi ở ngã tư.
"Có cần tớ giúp một tay không?" - Tôi phanh kít xe lại. An nhìn tôi và nhoẻn miệng cười. Không giống lần trước, cô ấy giờ đây đã tỏ ra thân thiện với tôi hơn một chút. An là thành viên mới của lớp tôi, chuyển đến từ trường Quốc tế. Đám bạn cùng lớp chê An chảnh, không chịu dành thời gian làm quen với các thành viên khác. Tôi cũng đã nghĩ thế, nói chính xác là không bận tâm nhiều, cho tới khi phát hiện ra An chính là chủ nhân dự án "Ai đó hãy giúp bố tôi!". Mẹ nói đúng, đằng sau mỗi người là những câu chuyện mà nếu như không có đủ thời gian hay kiên nhẫn đê chưa tâm, chúng ta sẽ bỏ qua và trở thành những kẻ vô tâm không biết khó khăn, hay rắc rối người bên cạnh đang phải trải qua.
"Tại sao?" - Cậu chuyện đằng sau vẻ ngoài lặng lẽ của An không chỉ là doanh nghiệp bị phá sản của bố mà là còn sự kì lạ trong thái độ và cách cư xử của An với bố. Qua GFM và những công việc mà cô ấy đang làm để tiết kiệm tiền, giúp bố mẹ trang trải chi phí sinh hoạt và có vốn liếng để xây dựng lại, tôi chắc mẩm hẳn An phải thương bố cô ấy rất nhiều. Bữa trước tôi tới nhà chở An đi học, thấy bố cô ấy đứng từ phía trong nói với ra dặn dò cô ấy điêu gì đó. An dường như chẳng bận tâm, cô ấy đi thẳng về phía tôi mà không thèm ngoái đầu lại...
"Những điều tớ viết trên GFM chỉ là một phần sự thật. Bố tớ không bị đồng nghiệp phản bội mà đã vì một người đàn bà mà phản bội mẹ tớ và rồi bị chính người đàn bà đó lừa đến mức trắng tay. Mẹ tớ đã không bỏ đi, mẹ luôn muốn tin vào những điều tốt đẹp và tin rằng mọi thứ đều có thể thay đổi. Mẹ nói tớ nên tha thứ cho bố, tớ cũng biết bố đang thay đổi, có điều tớ chưa thể hoàn toàn chấp nhận và bỏ qua điều đó. Nhưng cậu biết đấy, chúng ta là người trong một gia đình, đâu thể dễ dàng bỏ mặc nhau. Đó là lý do tớ giấu bố mẹ để đăng tải thông tin dự án trên mạng nhằm kêu gọi vốn cho kế hoạch kinh doanh của bố...".
"Tớ biết là tớ nên khuyên ấy thông cảm cho bố, nhưng chính bản thân tớ cũng đang không biết mình có nên thông cảm cho anh trai của mình không nữa?".
"Cần tớ giúp gì không?".
"Không..." - Tôi bối rối. An là người đầu tiên không hỏi tôi những câu như tại sao, như thế nào. Như một sự thống nhất không lời, An hiểu những điều tôi chưa nói - "Tớ nghĩ trong những vấn đề gia đình, người ngoài cuộc hầu như không thể giúp gì được. Không phải tớ không thương anh trai hay không muốn đỡ đầm gánh nặng tài chính cho bố mẹ, chỉ là tớ cảm thấy bất công tại sao mình phải cố gắng nhiều đến thế trong khi lão ý thậm chí không bận tâm, không buồn cố gắng và thay đổi, dù chỉ một chút!".
"Ừ, cuộc đời là thế đó ấy ạ!" - An nói như bà cụ non - "Đôi khi những nỗ lực của chúng ta chẳng bao giờ được biết đến và công nhận...".
Tôi thở hắt, buồn không tả được.
"Nhưng nhiều lúc vấn đề không hoàn toàn nằm ở chuyện tiền bạc, mà nằm ở chỗ chúng ta không chịu giao tiếp, không chịu mở lòng, dẫn đến việc hiểu lầm nhau".
"Ấy nghĩ chúng ta có thể giải quyết được chúng không?".
"Tớ không biết, nhưng chúng ta có thể thử!" - An nói chắc nịch, giọng điệu của cô ấy đột nhiên thay đổi hẳn, như thể đã biến thành một người khác. Sau này, An kể, cô ấy từng cảm thấy tuyệt vọng với khó khăn của riêng mình cho đến khi phát hiện ra tôi cũng đang phải trải qua khó khăn như thế. Hai người dĩ nhiên sẽ tìm ra cách nhanh và hiệu quả hơn một người mà, An nói thế, và vì điều đó, chúng tôi đã không dễ dàng bỏ cuộc.
"Tối qua, tớ thấy bố mải mê làm việc quên bữa tối..." - An đột nhiên lên tiếng. Cô ấy rất ít khi chủ động kể chuyện gia đình cho tôi nghe như thế này - "Tớ nhìn gương mặt bố hốc hác và cảm thấy mình cũng nên chịu một phần trách nhiệm. Nghĩ mãi, cuối cùng tớ đã nói với bố rằng sao bố có thể kì vọng mọi người cũng hộ dự án "Đồ ăn vì sức khỏe" của bố khi chính bản thân bố không biết cách chăm sóc tốt cho bản thân mình được..."
"Bố ấy nói sao?".
"Bố ngưng làm việc và nhìn tớ một hồi rất lâu. Như thể bố chưa từng kì vọng tớ nói ra những điều đó. Nhưng sau tất cả, tớ biết bố hạnh phúc. Và tớ nghĩ, tại sao những lời đơn giản như thế này, tớ không chịu nói ra sớm hơn...".
Đó là mẩu hội thoại đơn giản, nhưng đã thực sự khiến chúng tôi thay đổi rất nhiều. Cả An, và cả tôi nữa...
***
Cuối tuần, tôi chạy bộ ra siêu thị mua thêm ít đồ để ăn mừng sự kiện anh trai vừa kiếm được việc làm thêm. Trong lúc tôi làm việc và nghĩ rằng mình đang cố gắng một cách vô ích, mẹ và anh trai cũng đang từng ngày cố gắng. Anh giành lại vị trí trong Top 10 của lớp, đồng thời kiếm được việc làm thêm ở cửa hàng pizza trên phố. Những buổi đi chơi thâu đêm suốt sáng bớt dần... Những tối hai anh em đi làm về trễ, vào nhà đã thấy mẹ chuẩn bị cho bữa muộn. Chúng tôi cằn nhằn, nói mẹ không cần vất vả cho chúng con, mẹ không nói gì chỉ nhìn hai thằng ngồi ăn như chết đói. Mẹ cười, tôi biết trong đó là niềm hạnh phúc bé nhỏ đang chiếu lấp lánh.
"Phan!".
Tiếng gọi khiến tôi giật mình, đánh rơi đò xuống vỉa hè. Cô gái nhỏ lại gần, chìa tay về phía tôi dịu dàng.
"Tớ đây mà. Cần tớ giúp gì không?".
                                                             -DUNG KEIL-
-END-

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro