Đường ban mai

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1.
Nhà tôi quay về hướng Đông. Vào những ngày Hè, lúc bình minh rực rỡ, nắng ngả bóng qua những ngọn đồi, xuyên qua kẽ lá, chiếu xuống những tấm kính rồi phản quang lại một màu rực rỡ, lấp lánh như phủ bụi vàng. Người ta hân hoan, rộn rã khi bình minh đánh thức.
Tôi thích dậy sớm, khi những tia nắng còn đang mơ màng. Sau đó chọn cho mình một bộ quần áo xinh xắn nhất, thoải mái nhất. Rồi ngồi bên khung cửa sổ cũ kỹ, chờ đợi những thước phim quay chầm chậm vào mỗi sáng, là khoảng khắc giao thoa giữa bóng tối và ánh sáng, giữa đêm và ngày. Sau đó mới đeo chiếc ba-lô lên, hoà mình  vào dòng người tấp nhập trên khu phố, guồng chân đạp xe đến trường. Và khi tôi kịp đặt chiếc ba-lô xuống bàn rồi thở hổn hển, thì chuông vào lớp cũng bắt đầu reo.
- Này, cậu có ổn không? - Phong mang vẻ mặt hơi nhăn nhí hỏi tôi khi tôi còn đang... ra sức thở.
- Ừ, ổn.
-Mới đầu Hè đã ngủ dậy muộn rồi ào?
- Không phải ngủ dậy muộn, là đi học muộn.
-Có khác gì nhau đâu. - Nói rồi cậu ta quay đi, khi cô giáo vừa bước vào lớp.
Tôi cũng ngậm miệng. Mà chuyện này cũng chẳng có gì để giải thích hay trình bày cả. Vì nó... dở hơi lắm. Ai đời dậy sớm lại đi học muộn. Tôi vươn mình nằm dài xuống bàn, đặt cằm lên chiếc ba-lô, đầu óc trống rỗng. Rồi mang cặp mắt buồn chán đảo về phía Phong. Cậu ấy đang dựa đầu mình vào bàn tay được chống xuống mặt bàn, bàn tay còn lại nắm chặt chiếc điện thoại, đôi mắt nhìn chằm chằm vào màn hình không rời. Rồi Phong tắt điện thoại, đút vào túi quần, thở dài một hơi rồi gục xuống mặt bàn. Cả quá trình ấy chỉ diễn ra trong tích tắc.
Hẳn là hôm nay Phong đang buồn. Mà tôi, chẳng hiểu vì sao cũng thấy lòng mình buồn.
Tôi quen Phong khoảng gần hai năm nay. Phong sống đối diện nhà tôi, cùng ông bà ngoại của mình. Tôi nghe mẹ nói rằng bố mẹ Phong li dị. Rồi thì cậu ấy quyết định không theo bố, cũng chẳng theo mẹ mà về sống với ông bà ngoại. Ly kì hơn, cậu ta còn chuyển thẳng vào lớp tôi học, ngồi ngay cạnh bàn tôi, bên phía tay phải.
Trong mắt mọi người. Phong là một chàng trai đa-zi-năng. Phong tự cân bằng thời gian sống của mình. Rồi một mình tự túc nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa. Tôi ngỡ ngành đến xấu hổ khi bước vào nhà Phong, mọi thứ đều ngăn nắp và gọn gàng. Nhưng suy cho cùng, trong mắt tôi, Phong chìm là một đứa bé đang gồng mình mà nói với mọi người rằng: "Toi mười bảy tuổi, tôi độc lập, tôi đủ hiểu biết, ơn đau tôi cũng sống được". Nhưng đồng thời tôi cũng nể phục Phong. Không giống như những cậu bé thường thấy trên ti-vi. Họ xấu hổ, vùng vằng, và đôi khi giận dỗi một cách vô cớ. Vì gia đình chẻ đôi, vì mất mát,vì không còn cảm giác an toàn. Phong không như thế, cậu ấy chưa bao giờ kể cho tôi nghe về gia đình của mình, về sự chia ly, mất mát, về những nỗi sợ hãi to đùng đằng sau nụ cười bàng bạc ấy. Phong gói gọn những mớ bòng bong ấy xa khuất ánh mắt của tất cả mọi người. Kể cả tôi.
Tôi không thể phủ nhận việc mình thích Phong. Khi tôi nhận ra đôi mắt mình luôn chờ cậu ấy bước ra từ trong sương sớm qua khung cửa sổ cũ kĩ vào mỗi sáng. Vào những ngày Đông, khi những cơn gió lành lạnh vây phủ khắp nơi. Hay những ngày Hè nóng bức, khi cái nắng đổ xuống lòng đường từ lúc ban mai, hay dưới đám cỏ non xanh mướt... Phong sẽ khẽ khàng kép cửa ra, buộc lại dây giày, rồi guồng chân đạp xe đến trường. Còn tôi cứ ngồi đó dõi theo tấm lưng cậu ấy nhỏ dần trên đường ban mai. Hay là khi tôi quên không mang theo ô vào ngày Hè đổ mưa không ngớt, Phong chì về phía tôi một chiếc ô gấp màu xanh kẻ ca-rô rồi vỗ nhẹ vào cặp mình và bảo: "Tớ có mang thêm một cái ơn trong này". Mặc dù tôi biết chẳng có chiếc lo nào ở trong đó cả.
2.
Tôi biết hôm nay Quyên sẽ đi học muộn, vào những ngày mà cô ấy... dậy rất sớm. Tôi chỉ tình cờ phát hiện ra sở thích kì quặc đó của Quyên vào một ngày đầu Hè, khi mới chuyển về đây. Hôm đó, tôi dậy rất sớm, từ lúc trời còn tinh mơ. Vì lạ chỗ, tôi không thể ngủ nổi, vì có bao nhiêu thứ cần phải sắp xếp cho cuộc sống mới của chính mình... Lúc tôi vu vơ bước về phía cửa sổ, băng qua những chiếc lá li ti của cây phượng già trước cổng, nhìn về một góc hơi chếch, phía bên cửa sổ đối diện, Quyên đã ngồi đó từ bao giờ. Cô ấy ngồi như thế rất lâu, rất lâu... Cho đến khi còn mười lăm phút có lẻ nữa thì vào lớp, Quyên mới mang chiếc xe đạp Kitty ra cửa. Rồi trở vào nhà lấy cặp, rồi trở ra. Rồi lại trở vào nhà lấy ô, rồi trở ra, cho đến khi chắc chắn mình không còn quên gì nữa thì mới bắt đầu đi học. Cô ấy lúc nào cũng vậy, rất hay quên. Thứ gì cũng dễ dàng quên đi được, kể cả tôi.
Tôi biết Quyên từ rất lâu rồi. Nhưng hai chúng tôi chỉ kết bạn với nhau khoảng hai năm nay, từ khi bố mẹ tôi ly dị rồi tôi chuyển về đây ở. Thật lòng mà nói tôi cũng chẳng biết vì sao mình lại quyết định đến nơi này. Nhưng khi mọi thứ tồi tệ từ trên trời rơi xuống, đổ ập vào đầu tôi - gia đình, kinh tế, học hành, các mối quan hệ kéo theo... Tôi có cảm giác giống như có ngôi sao chổi nào đó vừa quét qua nhà tôi, khiến mọi thứ tan tành, vỡ nát. Và không thể cứu vãn được. Chẳng hiểu sao lúc đó tôi muốn gặp lại cô ấy.
Hồi bé, thi thoảng tôi theo mẹ về quê khi có dịp nghỉ dài ngày. Nhà Quyên ơn đối diện nhà ông bà ngoại tôi. Từ trên ban công tầng hai nhìn xuống một góc hơi chếch, nơi chiếc cửa sổ be bé được làm bằng gỗ một cách sơ sài, Quyên luôn ngồi một mình ở đó. Lúc thì ngồi mân mê những con búp bê, khi thì đan móc cái gì đó một cách vụng về, nghịch một vài món đồ linh tinh tiểu tiết.
Hồi đó, lũ trẻ trong xóm thường chơi đùa với nhau rất hoà đồng, cũng rất vui nhộn. Mặc nhiên, không bao giờ có Quyên trong đó cả. Cô ấy thu mình và không bao giờ ra ngoài. Cho đến một hôm, tôi thấy Quyên mệt mỏi dựa lưng vào khung cửa rồi lịm dần đi. Bố mẹ Quyên và hàng xóm tất tả đôn đáo cả ngày trời. Lũ trẻ con kháo nhau rằng: "Cái Quyên lại lên cơn hen kìa", "Đừng rủ nó đi chơi, lại phải vạ"...
Sau lần ấy, tôi theo bà ngoại mình sang thăm Quyên. Cô ấy hoạt bát và nói chuyện với tôi rất nhiều. Hoá ra, Quyên rất thân thiện và dễ gần. Hoá ra, Quyên cũng thích chơi cùng với đám trẻ con trong xóm, chỉ là cô ấy không thể ra ngoài với sức khỏe yếu và cơ thể quá mẫn cảm với thời tiết. Nhưng Quyên bảo, chỉ cần lúc nào cũng vui vẻ, rắc rối gì cũng bống nhiên bay biến đi hết. Câu nói đó là tôi nhớ mãi, đến tận bây giờ.
Sau này khi chúng tôi trở nên thân thiết hơn, Quyên nói rằng cô ấy không nhớ là đã từng gặp tôi lần nào cả. Giống như một giấc mơ ngắn ngủi đi vội qua trong màn đêm mùa Hè của thời thơ ấu, và cô ấy bào chữa thêm rằng: " Lần nào xuất viện cũng có rất nhiều người đến thăm, thậm chí anh em họ hàng tớ cũng không thể nào nhớ hết tên được".
Quyên của mười sáu tuổi khác hồi bé rất nhiều. Cô ấy vẫn vui vẻ, hoạt bát nhưng có phần khỏe khoắng hơn. Biết cách chăm sóc bản thân hơn, và cũng học cách hoà đồng hơn với mọi người. Cô bé bị hen ốm yếu năm nào không còn ở đây nữa. Thậm chí cô ấy còn có thể chạy vung vụt trước khi chuông reo vào lớp mỗi ngày và mặc kệ những cơn gió lành lạnh ập đến từng đợt khi Đông tới, hay những tia nắng chói chẳng nóng bức của ngày Hè sang. Đôi khi tôi hỏi Quyên với giọng hơi bực mình, rằng vì sao cô ấy không chịu dậy sớm hơn một chút, và thảnh thơi đi học thay vì sáng nào cũng cuống cuồng với thời gian. Và Quyên hỏi tôi rằng: "Cậu đã thử đánh cược bao giờ chưa?".
-Tớ chỉ đánh cược khi bản thân không còn đường lui nữa. - Tôi đã trả lời như thế.
Sau đó, tôi không thấy Quyên ngồi trước khung cửa sổ nữa, và cô ấy cũng không còn đi học muộn nữa. Hoặc những sở thích kì lạ ấy đã trở thành hiếm khi. Giống như hôm nay vậy.
Nhưng cô ấy vẫn rất đoảng tính. Mà người ta luôn nói xui thường đi với đoảng. Chẳng hạn, nếu hôm nào cô ấy quên mang bút chì và tẩy, thì môn học hôm đó cần dùng nhiều nhất là tẩy và bút chì. Nếu cô ấy quên mang mấy tính, thì thầy giáo hắc ám môn Số học đùng đùng thông báo bài kiểm tra hai tiết không-báo-trước... Vì thế, khi tôi nhìn thấy Quyên cuống cuồng đi học và bỏ quên chiếc ô ở lại. Chẳng cần nghĩ nhiều, tôi vơ vội chiếc ô gấp của mình bỏ vào trong cặp lúc sắp đi học. Mà thế quái nào hôm đó lại mưa thật. Thi thoảng dầm mưa cũng tốt, tôi đã nghĩ như vậy đấy. Nhưng sự thật thì tôi nằm nguyên một ngày không dậy nổi, bà tôi bảo giao mùa là vậy, không quen thời tiết rất dễ ốm. Mà Quyên cũng chẳng khá hơn, thậm chí là tệ hơn. Cô ấy sụt sùi mất nửa tháng hoài chẳng đỡ, cho đến khi những cơn mưa trái mùa biến mất hẳn.
3.
Phong biến mất. Ba ngày liên tiếp sau khi tôi và cậu ấy nói chuyện với nhau, cậu ấy mở điện thoại và khuôn mặt trở nên gắt gỏng. Rồi lại bỏ đi đâu đó mà không hề nói một lời nào. Giống như rất nhiều năm về trước vậy, cậu ấy sang nói chuyện với tôi rất vui vẻ. Rằng cậu ấy sống ở đối diện nhà tôi, rằng thi thoảng sẽ đến thăm tôi... Nhưng ngày hôm sau, và nhưng ngày hôm sau nữa, tôi không còn gặp lại cậu ấy thêm một lần nào.
Tôi giận Phong. Không hẳn chỉ vì cậu ấy bỏ đi mà không nói một lời nào. Mà vì trước giờ cậu ấy chưa từng nói cho tôi nghe bất cứ chuyện gì, còn tôi thì có cảm giác như bất cứ chuyện gì của tôi cậu ấy đều biết. Chiếc điện thoại cứ thế im re suốt hai ngày. Cho đến ngày thứ ba, khi tôi nhận ra mình đang giận dỗi Phong một cách vô cớ và mệt mỏi với sự chờ đợi. Tôi cầm chiếc điện thoại lên và nhắn cho Phong một cái tin, hỏi xem cậu ta đang lưu lạc ở đâu trong cái vũ trụ này. Và cậu ấy chỉ nhắn đơn giản: "Tớ đang hơi bận, về rồi nói sau".
Chí ít thì tôi biết được rằng cậu ấy có đi đến vũ trụ nào thì cũng sẽ quay lại.
Não bộ của con người ta thường quên đi những kí ức đau buồn và chỉ giữ lại những điều gì đẹp dễ nhất. Nhưng đôi khi lại quên đi những lời hứa vôi bật ra trong tiềm thức. Giống như một cái chớp mắt, những gì hiện hữu ở trước mặt đều là một khung cảnh khác. Và những điều đã cũ chỉ là hoài niệm đã lãng quên... Nhưng không phải lời hứa nào cũng biến thành hiện thực, và đôi khi buộc lòng phải để nó tan biến vào hư không. Những điều đó tôi biết rất rõ, nhưng để hiểu nó thì không phải ai cũng làm được. Giống như việc tôi đã cười một cách ngớ ngẩn và bảo với Phong rằng tôi chưa từng gặp cậu ấy bao giờ, rằng tôi cũng là người có trí nhớ rất tồi tệ, và hồi ức về cậu ấy chỉ là những mảng trắng xoá mênh mông không rõ hình hài... Mặc dù sự thật không phải vậy, tôi chưa bao giờ quên cảm giác đợi ai đó bước ra từ trong sương sớm.
Và hôm nay cũng không ngoại lệ. Nhưng có đôi chút khác biệt. Tôi dậy từ rất sớm, sách vở, bút và các đồ dùng đều đã được sắp xếp tỉ mỉ vào đêm qua. Khoác lên mình chiếc ba-lô và không quên mang theo chiếc ô được treo trên chiếc mắc sau cửa khi bước ra ngoài. Ừ, hôm nay tôi đi học từ rất sớm. Người ta bảo ban mai là khoảng khắc đẹp đã nhất trong ngày, khi thức dậy vẫn thấy bông còn xanh, vẫn còn một lần hé nở. Một lần nữa đứng dậy và bước đi. Đã có một thời gian dài, tôi sợ bình minh đến, tôi sợ khi thời gian của người ta vẫn đang trôi đi còn thời gian của mình thì phải ngừng lại. Phong là người đầu tiên nói chuyện cùng tôi sau một thời gian dài như thế, và cậu ấy bảo rằng sẽ quay lại gặp tôi khi sức khỏe của tôi khá hơn.
Lần đầu tiên tôi đến sớm nhất lớp, à không, sớm nhất trường sau gần mười một năm đi học. Giống như mình vừa giật giải quán quân trong một cuộc đua của những kẻ chăm chỉ vậy. Bỗng nhiên có một cảm giác lành lạnh làm tôi giật mình và dừng lại nơi gò má, giọng nói của ai đó cũng bất ngờ vang lên.
-Cậu có muốn uống không?
-Cậu về bao giờ thế? - Tôi đưa tay cầm chai nước.
-Tối qua. Từ miền Nam. Mẹ tớ tái hôn.
-Cậu có ổn không đấy?
-Không. Chuyến đi rất mệt mỏi, người lớn cũng rất mệt mỏi. Ai cũng nghĩ rằng con cái lớn rồi chuyện gì cũng sẽ hiểu cho họ. Mà tớ thì chẳng hiểu gì cả. Còn cậu, hôm nay có vẻ khỏe khoắng hơn đấy. Tớ đã nói rồi, dậy sớm đi học sẽ tốt...
Tôi không để cho Phong kịp nói những bài giảng mà hầu như tôi đã nghe cậu ấy nói rất nhiều, rất nhiều lần. Tôi kéo tay Phong lại và vội vàng nói:
-Cậu đã bảo rằng sẽ quay lại gặp tớ khi tớ khỏe hơn. Phải không?
4.
Tôi dựa lưng vào cửa sổ. Chuyến đi dài ngày làm tôi thấy mệt mỏi. Mà tôi cũng đã mệt mỏi với việc chờ đợi. Có những việc không phải cứ lúc nào bạn chờ thì cũng sẽ tới. Và không phải lúc nào cũng như bạn dự định. Cô gái ấy hôm nay không ngồi trước khung cửa sổ ảm đạm. Cô ấy dậy sớm, bước ra ngoài từ lúc tinh mơ. Người ta vẫn bảo ban mai là buổi đẹp nhất trong ngày. Mỗi ngày trôi qua, người ta đều có thể ngắm nó tròn vẹn như thế, đẹp dễ như thế, nhưng rất nhiều thứ thì không. Tôi không muốn suy nghĩ nhiều nữa, xoay mình bước vội ra cửa, để không tuột mất điều quan trọng nhất trong cuộc đời mình.
  
                                                                                          -HẠNH MÈO-
-END-

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro