Chương 2. Phần 1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Cảm giác- Tâm

1. Alexithymia (n) (thuộc Tâm lí học): Mất khả năng diễn đạt cảm xúc.
"Alexithymia" là một từ khá mới mẻ, thuộc lĩnh vực tâm lí học.
Định nghĩa này được tạo ra bởi nhà tâm lí học Peter Sifnoes vào năm 1937. Nó xuất phát từ Hy Lạp (A, "không"; Lexit, "từ"; Thymos, "tâm trạng"). Vì vậy, theo nghĩa đen, từ này có nghĩa là "No words for mood"- "Tâm trạng không thể nói thành lời".
Rất nhiều người mắc chứng Alexithymia. Họ vẫn nhận thức được đầy đủ cảm xúc của mình, nhưng gặp vô vàn khó khăn để nói ra. Họ cũng gặp khó khăn trong việc nhận biết và hiểu cảm xúc người khác. Tình trạng này thường gây nên hiểu lầm trong các mối quan hệ, khi họ né tránh nói về cảm xúc, hoặc chia sẻ sâu hơn với người yêu, người thân của mình.
Một số từ điển dịch "alexithymia" là chứng mất hiểu biết hay chứng mù đọc là chưa chính xác.

2. Anhedonia (n) (tiếng Anh, gốc Hy Lạp) (thuộc Tâm lí học): Mất khả năng cảm nhận và trải nghiệm niềm vui.
Đây là từ để chỉ một dạng trầm cảm đã được tâm lí học nghiên cứu và chứng minh.
Người mắc chứng "anhedonia" không thể tìm thấy niềm vui ở bất kì hoạt động nào trong cuộc sống. Thậm chí, những điều từng khiến họ vui vẻ trước đây như ăn uống, du lịch... đều không còn hấp dẫn nữa. Cuộc sống vẫn tiếp diễn, chỉ là không còn bất kì niềm vui, niềm đam mê nào trong quãng thời gian tương đối dài.

3. Bedgasm (n) (chưa rõ nguồn gốc): Sau một ngày dài mệt mỏi, cuối cùng bạn cũng được thốt lên "Ơn giời, giường đây rồi!".
Rất nhiều người cực thích cảm giác thần thánh này. Chỉ muốn được ngã nhào lên giường, đánh một giấc thật đã sau một ngày dài và mệt mỏi. Đó có thể là một ngày làm việc 18 tiếng, hoặc một hành trình dài qua rất nhiều Km, hay cũng có thể là một ngày nhiều hoạt động thể chất.

4. Fremdschämen (v) (tiếng Đức): Xấu hổ giùm cho người khác.
Đây là cảm giác xấu hổ cho một người về hành động mà người đó đang làm. Ví dụ như khi bạn thấy ai đó hoàn toàn là một thảm hoạ thời trang giữa đám đông mà bạn phải lấy làm ngại giùm luôn.
Trong thuật ngữ của fan K-Pop, từ này cũng có nghĩa là "đội quần".

5. Hiraeth (n) (tiếng Wales): Nhớ nơi ta gọi là "nhà".
Trường đại học Lampeter của xứ Wales đã dịch nghĩa của từ này là: Nỗi buồn vì nhớ nhà, và vì điều gì đó thân thuộc đã mất đi. Đó là sự kết hợp giữa khao khát, nỗi nhớ, bâng khuâng, nuối tiếc.
Từ này có sắc thái mạnh hơn cụm từ "nỗi nhớ nhà", vì nó thể hiện một nỗi nhớ dai dẳng hơn, tha thiết hơn về cái nơi mình từng gắn bó rất lâu nhưng giờ thì không còn nữa.

6. Iktsuarpok (n) (tiếng Inuit, một ngôn ngữ của người Eskimo): Cảm giác nôn nóng, trông ngóng ra cửa khi chờ đợi ai đó đến.
Ngoài nghĩa trên, thì từ này cũng dùng để nói lên cảm giác chờ đợi ai đó mà không biết người đó có tới hay không.

7. Gnossienne (n) (tiếng Pháp): Mãi mà vẫn không hiểu hết cuộc đời và con người ngoài kia.
Khi bạn bỗng nhiên biết được một sự thật/bí mật... khác về một người mà bạn nghĩ mình đã biết rõ rồi. Khi bạn bỗng dưng khám phá ra một lối đi bí mật trong căn nhà mà bạn tưởng như đã thân thuộc. Hoặc khi bạn nhận ra tình yêu gắn bó bao nhiêu năm qua hóa ra còn có những sắc thái khác chưa từng biết tên, đó là lúc bạn dùng "gnossienne" để miêu tả.
Dù bạn có trưởng thành bao nhiêu, có trải nghiệm nhiều như thế nào, thì cuộc sống và con người ngoài kia vẫn không thôi khiến bạn bất ngờ. Nó ẩn chứa vô số điều mà mãi mãi bạn sẽ không bao giờ biết hết được.
Một số người trải qua "gnossienne" từ rất sớm, dẫn đến hệ quả là khi trưởng thành họ dường như không thể tin hoàn toàn bất kì điều gì, luôn đặt ra những nghi vấn, câu hỏi bên trong.

8. Kopfkino (n) (tiếng Đức): Một bộ phim giả tưởng trong đầu, mà bạn là đạo diễn.
Đây là một từ tiếng Đức khá thú vị, mô tả một tình huống mà chúng ta rất thường trải qua. Đó là khi một đoạn phim nào đó xuất hiện trong đầu bạn dưới dạng tưởng tượng. Nó không có thật, nhưng rất sống động và chi tiết.
Có những "kopfkino" rất dễ chịu, ví dụ như bạn cho chạy một bộ phim "Crush tiến tới xin sđt của mình, rồi hỏi mình có thích ăn tối ở nhà hàng ABC không?", hoặc "Mình sẽ có siêu năng lực và bắt đầu giải cứu thế giới".
Nhưng cũng có các "kopfkino" khá đáng sợ như trong đó người yêu của bạn đang ngoại tình với người khác (dù ngoài đời không có chuyện đó), hoặc con chó của bạn vừa bị xe buýt cán chết và bạn bắt đầu chìm vào tình trạng đau khổ các kiểu.

9. Lethologica (n) (tiếng Anh, gốc Hy Lạp): Không thể nhớ ra được từ ngữ chính xác, hoặc cái tên của điều mình đang muốn nối đến.
Đây là một trạng thái chúng ta rất thường gặp bỗng dưng quên mất từ ngữ chính xác nhưng vẫn nhớ rõ ý nghĩa/hàm ý của từ đó.
Ví dụ như bạn kể về bệnh tình của một ai đó, mặc dù nhớ rõ các biểu hiện của bệnh nhưng lại quên mất tên chính xác của bệnh đó là gì.

10. Monachopsis (n) (chưa rõ nguồn gốc): Cảm giác mình không thuộc về nơi này.
Ai cũng từng có cái cảm giác này, nhất là khi phải chuyển nhà đi nơi khác mình không thích, phải học trong môi trường mình không thích, phải đến một bữa tiệc mình không thích...
Cảm giác như mình luôn là một con ốc vít lỏng lẻo, lúc nào cũng chực chờ rơi khỏi nơi đang tồn tại.
Cảm giác lúc nào cũng muốn thoát khỏi nơi bạn đang ở.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro