#Bo [Tấm Cám biến tấu - phần 1]

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Tên thật của tôi là Ngọc Anh nhưng mọi người gọi tôi là bé Tấm phần vì tôi rất thích truyện cổ tích, phần vì số tôi chẳng khác gì cô Tấm trong truyện cả. Mẹ mất sớm ba lấy vợ nhỏ. Tôi chỉ có cái số giống cô Tấm thôi chứ cái tính thì khác hẳn. Bà dì ghẻ kia bắt tôi làm đủ việc trong nhà mà tôi nào có nghe. Mang tiếng sống với dì ghẻ nhưng cuộc sống của tôi chẳng khác gì công chúa cả. Nhớ hồi bà ta mới về nhà ở, tôi cho bả cả thau nước rửa chén vào người. Ngày giỗ của mẹ vì ba đi công tác nên bà dì ghẻ nấu có chén xôi với dĩa muối đậu. Bực quá tôi ném luôn cả xôi và muối vô người bả rồi cầm ví tiền đi mua đồ về làm giỗ cho mẹ làm bả điên tiết. Hễ thấy bả cầm roi là tôi chạy sang nhà chú Năm bên cạnh khóc lóc van xin thế là bà ta chả làm được gì. Nhiều lần điên lắm nhưng bả đành ngậm ngụi cho qua. Thế là cuộc sống đầy nhàm chán khi ở với bà dì ghẻ cộng thêm nỗi nhớ mẹ của bé Tấm xinh đẹp, thông minh, lanh lợi như tôi đây cứ lặng lẽ trôi qua. Cho đến năm tôi mười tuổi....

-"Tấm ơi ra ba chở đi mua sách vở. Sắp vào năm học rồi." – Là ba tôi mới đi công tác về nên chở tôi đi mua sắm sách vở. Ba tâm lí thật.

-"Vâng con ra ngay đây ạ." – Tôi cầm cái nón bảo hiểm ra xe, hai ba con chở nhau lên chợ thị xã.

Bà dì ghẻ nãy giờ nằm gác chân lên đùi mà thở phì phò như con lợn. Cũng đúng thôi! Ăn rồi đi "đốt tiền" nếu không thì ở nhà sai vặt một cô bé hiền lành dễ bắt nạt. Ăn chơi ngủ nghỉ như một bà hoàng hỏi sao bả không phởn cho được. Mà sao hôm nay bụng dạ bả cứ bồn chồn thế nào ấy, nằm nghỉ cũng chẳng an tâm được. Lăn qua lăn lại cũng đã bốn giờ chiều.

"Reng...Reng...Reng..."

-"Alo? Sao? Vâng vâng tôi đến ngay đây." – Một giọt nước mắt chạy dài trên gương mặt bà ta, không biết bả đã nghe thấy những gì mà lại hoảng sợ lo lắng đến thế.

Kết thúc cuộc điện thoại ngắn ngủi, bà ta liền chạy vào phòng vơ vét hết số tiền còn lại trong nhà rồi bắt taxi đi đâu đó.

_____________

Bệnh viện Thị xã

-"Chồng tao đâu, ba mày đâu. Ông ấy sao rồi?" – Bà Liên vừa lay mạnh hai vai của tôi vừa hỏi (Liên là tên của bà dì ghẻ).

Ba chở tôi lên chợ thị xã. Trên đường đi gặp phải ông lái xe tải say rượu lái xe lạng lách. Ba vì tránh chiếc xe kia nên đâm sầm vào chiếc ô tô đang chạy đến. Lúc ngã xe ba vì ôm tôi nên tôi chỉ bị trầy xước nhẹ, còn ba thì...

Tôi ngồi luôn dưới sàn bệnh viện. Sàn nhà lạnh lắm nhưng sao người tôi không có cảm giác gì hết. Hai tay ôm lấy đầu gối cứ thế mà khóc nấc lên. Nước mắt tôi chảy không ngừng nghỉ. Mặc bà Liên lay thế nào cũng không lên tiếng trả lời một câu. Mẹ mất năm tôi năm tuổi. Giờ mười tuổi ba lại nỡ rời xa tôi sao? Giá như hôm nay tôi tự bắt xe lên thị xã mua sách vở thì ba đã không nằm ở đây. Giá như ba đừng ôm tôi khi ngã xe thì tôi là người nằm đó chứ không phải là ba. Tất cả đều tại tôi, tại tôi hết.

Bác sĩ y tá ra vào không ngừng nghỉ. Nhìn dáng vẻ gấp gáp của họ mà tôi lại cảm thấy đau lòng. Thầm mong mẹ ở trên kia sẽ không cướp ba đi mất. Bà Liên vì quá thương chồng nên đã ngất xỉu hiện tại đang nằm trong phòng hồi sức. Ánh đèn trong phòng phẫu thuật tắt hẳn. Bác sĩ bước ra:

-"Xin lỗi gia đình, chúng tôi đã cố gắng hết sức. Bệnh nhân chấn thương nặng ở phần đầu không thể cứu được. Mong gia đình đừng quá đau lòng."

Tôi vừa mới đứng vững đã ngã khụy xuống. Tất cả đã kết thúc với tôi chỉ trong một buổi chiều. Người thân duy nhất của tôi đã không còn trên cõi đời này nữa. Kể từ giờ bé Tấm là một đứa trẻ mồ côi không cha không mẹ. Biết chẳng thể cứu vãn được nữa, quẹt vội nước mắt chạy nhanh vào phòng nhìn mặt ba lần cuối. Nước mắt đã cạn khô cả buổi chiều rồi.

Người ta nói cô Tấm trong truyện cổ tích tuy khổ nhưng sau này lại được hạnh phúc. Còn tôi cớ sao trước khổ sau cũng khổ. Ba mẹ tôi sẽ ở trên trời theo dõi và cầu nguyện cho tôi được bình an. Bé Tấm sẽ chẳng bao giờ phải sống một mình.

­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­____________________

Sau cú sốc vô cùng nặng đó, nỗi nhớ thương chồng làm bà Liên như lên cơn điên dại. Bà ta không nhu nhược bỏ qua cho tôi như mọi lần trước nữa. Giờ đây hễ nhìn thấy mặt tôi là bả lại đánh, đánh như đang đánh một con vật. Tôi đau chứ! Đau lắm! Nhưng dù có đau thế nào cũng không rên la một tiếng. Tôi đáng bị như vậy.

Nhưng sức con người có hạn. Hôm qua bị bà ta bỏ đói, hôm nay bà ta kéo tôi ra ngoài giếng đè đầu xuống dưới thau nước bẩn. Thật sự tôi hết chịu đừng được nữa rồi. Tôi vẫn chạy ra căn phòng nhỏ phía sau vườn mà ba đã làm cho tôi. Có lần nằm mơ thấy căn phòng của cô Tấm sau khi về sống chung với Hoàng tử nên bắt ba phải làm y sì đúc như vậy. Hễ mỗi lần ra đây là tôi lại thấy nhớ ba thêm một chút. Nhưng hơi ấm của ba vẫn ở ngay đây, ngay bên cạnh tôi khiến tôi đỡ đau hơn hẳn. Từng giọt nước mắt lăn dài trên gương mặt. Tôi đã khóc, khóc vì nhớ ba nhớ mẹ chứ không phải vì cơn đau đớn này.

Bỗng chiếc gương phía cuối phòng vướng đầy bụi bặm phát sáng. Ánh sáng không quá chói mắt nhưng cũng đủ làm tôi phải quay mặt đi chỗ khác. Một giọng nói rất hiền từ dễ nghe vang lên, hệt như giọng của bụt trong truyện Cổ tích:

-"Tại sao con khóc?"

Tôi ngồi thẫn thờ hồi lâu. Thấy tôi không trả lời, giọng nói kia lại tiếp tục vang lên:

-"Này bé Tấm, con hãy đến nơi này, ở đây có lẽ con sẽ vui vẻ hơn nhiều. Đến đây, đến đây."

Tiếng nói kia như thôi miên tôi. Tôi đứng dậy, bước từng bước tới gương - nơi phát ra tiếng nói đó. Vừa chạm một ngón tay vào đó thì có một lực kéo tôi vào trong gương.

_______________________

Ngày xửa ngày xưa, có hai chị em cùng cha khác mẹ, chị tên là Tấm, em tên là Cám. Mẹ Tấm mất sớm, sau đó mấy năm cha Tấm cũng qua đời, Tấm ở với dì ghẻ là mẹ Cám. Bà mẹ kế này rất cay nghiệt, bắt Tấm phải làm hết mọi việc nặng nhọc từ việc nhà đến việc chăn trâu cắt cỏ. Trong khi đó Cám được nuông chiều không phải làm gì cả.

Một hôm bà ta cho hai chị em mỗi người một cái giỏ bảo ra đồng xúc tép, còn hứa "Hễ đứa nào bắt được đầy giỏ thì thưởng cho một cái yếm đỏ". Ra đồng, Tấm chăm chỉ bắt được đầy giỏ, còn Cám thì mải chơi nên chẳng bắt được gì.

Thấy Tấm bắt được một giỏ đầy, Cám bảo chị :

-"Chị Tấm ơi, chị Tấm! Đầu chị lấm, chị hụp cho sâu, kẻo về mẹ mắng."

Tin là thật, Tấm bèn xuống ao lội ra chỗ sâu tắm rửa. Cám thừa dịp trút hết tép của Tấm vào giỏ của mình rồi ba chân bốn cẳng về trước. Cám thừa dịp trút hết tép của Tấm vào giỏ của mình rồi ba chân bốn cẳng về trước. Lúc Tấm bước lên chỉ còn giỏ không, bèn ngồi xuống bưng mặt khóc hu hu. Nghe tiếng khóc của Tấm, ông Bụt mặc bộ đồ ngủ 'màu mè xôi chè' liền hiện lên hỏi (Bụt này làm mất hình tượng quá đi):

-"Làm sao con khóc?"

Tấm kể lể sự tình cho Bụt nghe, Bụt bảo:

-"Thôi con hãy nín đi ! Con thử nhìn vào giỏ xem còn có gì nữa không?"

Tấm nhìn vào giỏ rồi nói :

-"Chỉ còn một con cá bống."

-"Con đem con cá bống ấy về thả xuống giếng mà nuôi. Mỗi bữa, đáng ăn ba bát thì con ăn hai còn một đem thả xuống cho bống. Mỗi lần cho ăn con nhớ gọi như thế này:

'Bống bống bang bang

Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta

Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người.'

Không gọi đúng như thế thì nó không lên, con nhớ lấy !"

­________________

-"Tấm à dậy đi con." – Một ông lão râu tóc bạc phơ ngồi trên một đám mây như 'cân đẩu vân' đang bay đến chỗ tôi. Nhìn rất giống bụt, nhưng trên tay ông ấy không phải là cây gậy trúc mà là chiếc Iphone X được giới trẻ thời nay rất ưa thích.

Nghe thấy tiếng gọi kia, tôi cũng từ từ tỉnh dậy. Dường như tôi không ở nhà nữa. Đây là một khu vườn, phía trước là một cái giếng cũ kĩ, hình như đã xây lâu lắm rồi. Phía xa xa kia là một căn nhà nhỏ, còn có cây cau cao cao. Đặc biệt còn có một cô gái ngồi trên bậc thềm trước cửa. Cô ấy mặc bộ đồ tứ thân trông rất duyên. Làn da trắng trẻo, đôi môi đỏ hồng chúm chím, mái tóc đen dài xõa xuống. Bên cạnh là chiếc giỏ tre. Cô ấy đang khóc thút thít. Nhìn giống truyện Tấm Cám quá!

Rốt cuộc đây là đâu? Tôi làm gì ở đây? Tôi đến đây bằng cách nào? Lúc đó tôi bị cuốn vào trong gương và thế là bây giờ mình ở đây. Đúng vậy. Chỉ một người có thể giải đáp thắc mắc của tôi. Chính là ông ta. Cái ông râu thì trắng như tóc của mấy tên ca sĩ trên ti vi. Hình như ông ta mới ra quán chị Ba ở đầu ngỏ nhuộm thì phải. Ông bụt trong truyện mặc bộ đồ màu trắng thắt lưng rất chỉnh chu gọn gàng, nhìn thấy mê thế nào ấy. Còn áo quần ông này là đồ ngủ phải gọi là 'màu mè xôi chè'. Trắng, đen, xanh, đỏ, vàng, cam mỗi chỗ một màu, còn thêm cái mũ hình mấy con vịt đội trên đầu nữa chứ. Ở mấy con đường đông đúc mà gặp ông ta thì chỉ có nước xe cộ đụng nhau cả tá. Ông ta đang cầm cái Iphone S quẹt quẹt bắn bắn gì ấy như đang chơi game. Đúng là già đầu rồi mà như mấy đứa trẻ ranh mới lên ba lên bốn.

-"Này ông già kia, tôi đang ở đâu? Đưa tôi về nhà đi." – Tôi đứng trước mặt ông ta ngang nhiên la lớn là ổng giật mình thua luôn cả ván game đang chơi.

-"Ấy ấy bé Tấm của ta ơi, ở lại giúp ta đi mà. Cô Tấm trong truyện không thể làm gì nếu không có Bụt. Nhưng mấy ngày sắp tới ta phải đi thăm mẹ ta đang bệnh. Con ở lại giúp cô Tấm bằng mọi cách phải được hạnh phúc ở bên Hoàng tử dù có khác truyện thế nào cũng được. Giúp ông già này đi." – Ông già 'màu mè' kia đang van xin tôi đấy.

-"Ông mà là bụt á? Tôi không tin nỗi đâu. Đây mà là truyện Tấm Cám gì chứ. Đưa tôi về nhà." – Tôi nhanh chóng vạch trần.

-"Nhìn kìa." – Ông ta chỉ tay về phía cái giếng kia.

Cô gái ngồi trên thềm khóc lúc nãy đến bên giếng. Cô ấy thả cái gì trong giỏ xuống giếng tôi nhìn không rõ lắm. Bỗng cô gái kia lên tiếng:

-"Bống bống bang bang

Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta

Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người."

Một con cá bống nhảy lên đớp hết chén cơm mà cô gái vừa thả xuống. Dường như đã ăn no rồi nên nó cũng không lên lại nữa. Cô gái kia từ từ lôi chiếc Samsung Note 8 ra, 'seo phì' một tấm rồi mới chạy vào nhà bê nguyên thay áo quần ra giếng cặm cụi hì hục giặc sạch.

Truyện cổ tích gì chứ. Xài điện thoại còn sang hơn cả người ở xóm tôi. Ông bụt 'màu mè' kia tưởng bé Tấm đây dễ bị lừa lắm chắc.

-"Con thấy rõ rồi chứ? Giúp ta một lần nha!" – Ông ta nài nỉ.

-"Có tiền công gì không?" – Đương nhiên tôi không bao giờ làm gì không công.

-"Iphone X này thì sao? Ta mới rinh về hôm qua đấy." – Ông ta giơ chiếc điện thoại lên trước mặt cười khẩy.

Dù sao bây giờ về nhà lại càng nhớ ba, còn bị ăn đòn nữa. Ở lại đây giúp cô Tấm xinh đẹp tốt bụng kia thì lại có rất nhiều cái lợi. Thứ nhất tôi sẽ trở thành một nhân vật không thể thiếu trong truyện. Thứ hai tôi sẽ tích được đức cho con cháu sau này. Thứ ba tôi sẽ được một chiếc Iphone X. Thứ tư có lẽ tôi sẽ gặp được một anh chàng đẹp trai nào đó, như Hoàng tử chẳng hạn. Có lợi nhiều quá nên tôi OK ngay.

-"Đây là toàn bộ nội dung kịch bản của truyện. Trong đó bao gồm những việc mà con cần phải làm. Đương nhiên con có thể thêm bớt nhưng không được để Tấm dễ dàng đến với Hoàng tử. Nếu như thế con cũng sẽ không có Iphone. À còn có thông tin từng nhân vật. Dựa vào đó mà giúp đỡ Tấm. Ta đi đến chỗ mẹ ta đây. Thời gian của con là một tuần để hoàn thành nhiệm vụ." – Nói một tràng và đưa cho tôi xấp giấy rồi cưỡi mây đi luôn.

Theo tình tiết của truyện thì bây giờ đang ở lúc Tấm bắt đầu nuôi cá bống bởi lúc nãy tôi thấy được. Truyện vẫn chưa có gì li kì gay cấn. Hình như trong xấp giấy này có thêm cái que phép thuật như của mấy bà tiên thì phải. Kể ra ông ta cũng không tệ đến nỗi để tôi chơi vơi vật vã với cuộc sống ở đây. Tôi cầm cái que đó phẩy một cái, cái lều nhỏ nhỏ xinh xinh xuất hiện ở ngay sau mấy bụi cây rậm rạp chắc chắn không ai nhìn thấy. Ngủ trước mai tính tiếp.

___________________

Các bạn biết tôi đang làm gì không?

Tôi đang đi rình chuyện nhà người ta.

Tối hôm qua trước khi đi ngủ tôi trông thấy con Cám. Nó rình lúc Tấm đang cho cá Bống ăn. Nghe tiếng cô Tấm gọi Bống, nó nhẩm lấy thuộc rồi về kể cho mẹ nghe. Bà dì ghẻ nghe được bèn bảo Tấm với giọng ngọt xơn xớt. Chẳng khác bà dì ghẻ của tôi ở nhà là bao. Nghe mắc ói:

-"Con ơi con! Làng đã bắt đầu cấm trâu rồi đấy. Mai con đi chăn trâu, phải chăn đồng xa, chớ chăn đồng nhà, làng bắt mất trâu."

Mọi chuyện vẫn diễn ra như đúng kịch bản. Cô Tấm dễ tin người lại còn vâng lời. Thế là hôm nay đã dẫn trâu đi ăn ở một cánh đồng xa làng lắm luôn.

Biết Tấm đi chăn trâu cũng chẳng xảy ra chuyện gì nên tôi ở nhà rình hai mẹ con con Cám.

Mẹ con con Cám ở nhà, lấy bát cơm ra giếng gọi Bống lên ăn y hệt như Tấm gọi. Nghe lời gọi, Bống ngoi lên mặt nước. Mẹ con Cám chực sẵn, bắt lấy Bống về nhà làm thịt.

Ôi! Nhìn con cá Bống to con béo mỡ kia mà tôi thèm rõ dãi. Nếu ông già kia mà không dặn thì tôi đã bắt nó làm thịt lúc sáng sớm gà chưa mở mắt cơ. Cá ngon để hai mẹ con nhà kia ăn mất. Tiếc thật! Nhưng vì sự nghiệp Iphone X, tôi phải kiềm chế, kiềm chế.

Đọc truyện này nhiều nên không cần xấp giấy kia tôi cũng biết hết tình tiết của truyện. Theo như trong truyện thì cô Tấm về không thấy Bống sẽ khóc và Bụt hiện lên. Còn có con gà trống bới xương giùm nữa. Tôi cứ để Tấm khóc, Bụt không hiện lên mà là bé Tấm dễ thương tốt bụng sẽ hiện lên. Chắc hai mẹ con ác độc kia đã ăn xong rồi. Tranh thủ đi lấy xương giấu ở đâu đó chút nữa giả bộ tìm kiếm rồi lấy ra cho lẹ. Còn con gà? Bắt thịt ăn. Đỡ đói bụng, truyện còn đỡ mất thời gian.

Người Việt Nam nói là làm! Sau khi mụ dì ghẻ và con Cám thịt xong cá Bống, tôi đã tìm được xương và chôn dưới đống tro bếp, hoàn toàn giống với kịch bản. Con gà trống tôi cũng đã bắt thịt. Bây giờ bé Tấm đang ngồi nhai thịt gà chờ cô Tấm về.

Đến chiều Tấm dắt trâu về, sau khi ăn xong Tấm lại mang bát cơm để dành ra giếng, Tấm gọi nhưng chả thấy bống ngoi lên như mọi khi. Tấm gọi mãi, gọi mãi, cuối cùng chỉ thấy cục máu nổi lên mặt nước. Biết là có sự chẳng lành cho bống, Tấm òa lên khóc. Thời cơ đã tới, tôi định hiện lên nhưng sực nhớ ra mình chẳng phải Bụt nên đành xỏ dép chạy ra.

-"Tại sao cô khóc?" – Phải xưng hô đàng hoàng với người lớn tuổi chứ.

Nghe thấy câu hỏi của tôi, cô Tấm quay lại, gương mặt ngấn đầy nước mắt nhìn tôi hỏi:

-"Em là ai? Lần trước là ông Bụt 'màu mè xôi chè" mà?"

Bụt ơi là Bụt, ngay cả cô Tấm xinh đẹp cũng gọi ông là 'màu mè xôi chè'. Ăn ở cho 'tốt' vào.

Nghe cô Tấm nói như thế, tôi không kiềm được đành cười luôn một tràng. Thấy Tấm nhìn tôi với ánh mắt kì thị quá mới ngưng được chứ không hết ba mùa quýt tôi cũng chẳng ngừng cười được đâu.

Tôi bèn kể lại tất cả mọi chuyện cho cô ấy nghe. Từ chuyện ba tôi qua đời đến chuyện bị dì ghẻ đánh đập hành hạ và được ông Bụt nhờ ở đây giúp đỡ. Lâu lâu gặp người có cảnh ngộ giống mình, hợp quá nên ngồi buôn luôn. Đương nhiên chuyện Iphone S là không được nói ra rồi.

-"Chị còn trẻ thế này mà em xưng cô, chị tổn thọ mất." – Từ nãy đến giờ cô, à không chị Tấm mới lên tiếng. Chị ấy cũng đã ngừng khóc rồi.

-"Vâng vâng, em xưng chị. Đừng khóc nữa, cá Bống bị hai mẹ con kia thịt rồi. Đứng dậy em dẫn chị đi tìm xương cá." – Tôi giơ tay ra nắm lấy tay chị ấy.

Hai chị em đi cả tiếng đồng hồ cũng chẳng tìm được. Tôi giấu kĩ quá mà.

-"Bây giờ em có trò này, chị làm như này.... rồi em đi tìm xương cá cho." – Tôi ghé tai chị thì thầm.

Tấm nhoẻn miệng cười thế là chạy đi làm ngay trò tôi vừa nói. Trét ít bùn lên mặt hai mẹ con Cám đang ngủ trưa say như chết, đổ thêm thau nước nhớt của rau mùng tơi trơn như mỡ xuống sàn. Tấm trong truyện không nhút nhát ngoan hiền như tôi tưởng.

Còn tôi thì chạy vào bếp bới xương cá lên. Vừa lúc đem ra vườn thì Tấm cũng đã hoàn thành công việc. Trong nhà bây giờ là tiếng rên la đau nhức của mụ dì ghẻ và tiếng la hét vì mặt bị bôi xấu của con Cám. Hai chị em ngồi cười hả dạ lắm. Tôi bảo:

-"Xương cá đây, chị kiếm bốn cái lọ rồi bỏ vào trỏng. Đem chôn dưới bốn chân giường chị nằm."

Chị Tấm cũng có hơi thắc mắc nhưng vẫn làm.

_________________

Sau vụ bùn mặt và nước mùng tơi hôm qua, chị Tấm bị bỏ đói một đêm. Hai mẹ con mụ ta đúng là độc ác. Tại hôm qua thấy trong làng có thằng nhóc đẹp trai như diễn viên điện ảnh nên bỏ Tấm đi tán trai. Quen mặt được nhóc kia nhưng chị Tấm lại bị bỏ đói. Hôm nay chị ấy lại dắt trâu đi ăn cỏ, tôi lủi thủi đi theo xin lỗi.

Chị Tấm cũng chẳng giận gì mấy, chị còn nói là quen rồi. Chị còn cười ha hả khi nghe tôi kể quá trình tán thằng nhóc kia làm tôi thẹn đỏ cả mặt. Tôi đã tìm được niềm vui khi ở đây rồi.

Đến chiều hai chị em dắt trâu về. Tôi dĩ nhiên không được đi vào nhà đường hoàng bởi vì hai mẹ con Cám không thể biết mặt tôi.

Vừa về tới nhà đã thấy mẹ con Cám đang ướm thử mấy bộ quần áo đẹp để chuẩn bị đi trẩy hội. Hôm nay đi chăn trâu cùng chị Tấm tôi đã nghe trong làng bàn tán xôn xao rồi. Nghe nói là hội nhà Vua mở chọn vợ cho Hoàng tử nên già trẻ gái trai đều muốn đi. Dĩ nhiên mấy cô gái chưa chồng đều muốn có được cơ hội may mắn này rồi. Trong đó có con Cám xấu xa và chị Tấm tốt bụng.

-"Dì ơi con có thể đi được không?" – Chị Tấm vừa cột trâu vào cọc đã chạy vào nhà xin xỏ.

Mụ ta nghe thấy thế thì nguýt dài, sau đó mụ lấy một đấu gạo trộn với một đấu thóc, bảo Tấm:

-"Khi nào nhặt riêng gạo và thóc ra thành hai đấu thì được đi xem hội."

Nói đoạn, hai mẹ con xúng xính quần xinh áo đẹp lên đường, hòa theo dòng người dập dìu tuôn về Kinh thành như nước chảy.

Chị Tấm òa khóc nức nở. Hình như chị ấy quên của tôi hay sao ấy. Tôi đang đi chơi với thằng nhóc đẹp trai thì nghe thấy tiếng khóc bèn tức tốc chạy về.

-"Chị Tấm ơi có chuyện gì vậy? Nói đứa nào, thằng nào, con nào ăn hiếp chị, em đi tán 'sờ mờ lờ' nó." – Tôi xắn xắn tay áo lên định chạy đi thì bị chị Tấm lôi lại.

Chị Tấm chỉ vào cái thúng và nói:

-"Dì ta bắt ta phải nhặt thóc ra thóc, gạo ra gạo thì mới được đi xem hội. Lúc đã nhặt xong thì hội đã tan rồi còn gì mà xem." – Nói xong chị Tấm lại khóc thút thít làm tôi quýnh hết cả lên.

Tôi đọc truyện này nhiều lần rồi mà cũng không tưởng được rằng Tấm lại mít ướt tới vậy đấy. Như bé Tấm tôi đây có phải đỡ không. Có gì thì từ từ nghĩ cách chứ. Tôi vắt óc mà nghĩ. Lại tiêu hao chất xám nữa rồi. Tôi chợt nhớ ra mình còn có bầy chim sẻ từ cái que phép thuật của ông 'màu mè xôi chè' mà.

-"Chị Tấm đừng khóc nữa. Chị đem thúng ra đặt giữa sân, em gọi đàn chim sẻ giúp cho."

Vì tôi kể chuyện ông Bụt rồi nên chị Tấm chẳng hỏi gì nhiều, đem thúng gạo trộn thóc ra đặt giữa sân.

-"Nhưng ngộ nhỡ chim sẻ ăn mất thì khi về chị vẫn cứ bị đòn."

-"Chị cứ bảo thế này:

'Rặt rặt (con chim sẻ) xuống nhặt cho tao

Ăn mất hạt nào thì tao đánh chết'

Thì chúng nó sẽ không ăn của chị đâu."

Tôi vừa dứt lời, từ cái que phép thuật mà tôi đang cầm trên tay bỗng xuất hiện một đàn chim sẻ. Chúng đáp xuống sân nhặt thóc ra một đằng, gạo ra một nẻo. Chúng nó lăng xăng lít xít chỉ trong chốc lát đã làm xong, không suy suyển một hạt.

Thấy nhiệm vụ đã được hoàn thành, tôi bèn chạy đi tìm nhóc đẹp trai. Vừa chạy được mấy bước lại nghe thấy chị Tấm thút thít.

"Híc híc, số tôi sao lại khổ thế này cơ chứ." – Tôi khóc không ra nước mắt.

Tôi chạy vào lại trong sân, hỏi:

-"Chị làm sao lại khóc?"

-"Quần áo chị rách hết cả rồi, người ta không cho vào xem hội."

-"Chị đào mấy cái lọ xương Bống lên, sẽ có đủ thứ cho chị đi trẩy hội." – Quên mất lời thoại, tôi lôi xấp giấy ra, vừa nhìn vừa nói.

Tôi nghĩ giờ nhóc đẹp trai cũng đã đi xem hội luôn rồi. Thôi biến ra bộ quần áo đẹp đi trẩy hội với chị Tấm vậy. Nghĩ là làm, tôi triển ngay.

Chị Tấm nãy giờ cũng đã đào xong mấy cái lọ. Đào lọ thứ nhất lấy ra được một cái áo mớ ba, một cái áo xống lụa, một cái yếm lụa điều và một cái khăn nhiễu. Đào lọ thứ hai lấy ra được một đôi hài thêu. Đào lọ thứ ba thì thấy một bộ đồ make up thường dùng cho mấy người nổi tiếng thời nay. Đào đến lọ cuối cùng, phải nói là tôi quá bàng hoàng, sốc lắm luôn. Đó là một chiếc moto mới tinh. Sốc thì sốc nhưng tôi thích cực. Chị Tấm hơi ngỡ ngàng vì vật thể mới lạ này. Tuy nhiên sau một hồi nghe tôi giảng giải, vẻ mặt chị ấy cũng tươi tắn, hứng thú hẳn.

Còn bộ Make up kia thì tôi phải là người vận dụng hết tất cả những gì mình đã thấy trong những ngày sống cùng bà Liên để trang điểm cho chị rồi. Sau một hồi loay hoay thì chị Tấm cũng đã xinh đẹp hẳn dưới bàn tay khéo léo của tôi.

Còn chiếc moto, đương nhiên là con bé mười tuổi như tôi phải ra tay. Dù gì ở đây cũng không có cảnh sát giao thông, sợ gì chứ. Thế là hai chị em ăn mặc thì yếm đào nết na thùy mị lại phóng trên chiếc moto đời mới. Một cảnh tượng làm người khác ngỡ ngàng.

______________________

Hai chị em tôi phóng như bay đến kinh thành. Tôi có hơi thắc mắc rằng mọi người thấy như vậy nhưng sao không ai la hét hỏi han gì hết. Chị Tấm bảo rằng người ở kinh thành xài xe này quen rồi. Chỉ có người ở quê xa xôi như chị mới không đủ tiền mua chạy thử thôi.

Hết bất ngờ này đến bất ngờ khác. Đây là thời cổ xưa á? Không, phải nói là cổ đại lai hiện đại. Tôi bắt đầu cảm thấy cái thế giới này không bình thường.

Tôi phóng nhanh quá nên lúc đi qua cây cầu đá, chị Tấm đánh rơi chiếc hài xuống sông không cách nào lấy lên được.

Trễ giờ xem hội rồi nên tôi bảo chị Tấm cất chiếc hài còn lại vào, biết đâu sau này lại có ích.

Khi đoàn xa giá chở Hoàng tử đi qua cầu, chàng đang chơi game trên chiếc Oppo F5 con thì voi ngự bỗng nhiên cắm ngà xuống đất kêu rống lên, không chịu đi. Nó còn làm Hoàng tử xuýt nữa thì rơi luôn cái điện thoại mới xuống nước. Nhưng xe moto ở hoàng cung đâu có thiếu đâu nhỉ? Chắc Hoàng tử này muốn giữ 'thuần phong mĩ tục'. Hoàng tử sai quân lính xuống nước thử tìm xem, họ mò được một chiếc hài thêu rất tinh xảo và xinh đẹp. Hoàng tử ngắm nghía chiếc hài hồi lâu rồi hạ lệnh cho rao mời tất cả đám đàn bà con gái xem hội ướm thử, hễ ai đi vừa chiếc giầy thì chàng sẽ lấy làm vợ.

Đám hội lại càng náo nhiệt vì các bà, các cô chen nhau đến chỗ thử giầy. Cô nào cô ấy lần lượt kéo vào ngôi lầu giữa bãi cỏ rộng để ướm một tí cầu may. Nhưng chẳng có một chân nào đi vừa cả. Mẹ con Cám cũng trong số đó.

Tôi và chị Tấm cũng vừa kịp đến hội. Chị Tấm đang còn ngơ ngơ chưa biết gì thì tôi đã kéo vào trong ngôi lầu kia. Quả nhiên đó là chiếc hài mà chị đã đánh rơi ở trên cây cầu đá. Cơ hội ngàn năm có một không chộp lấy thì để người ta cướp mất à.

Khi Cám và dì ghẻ bước ra khỏi lầu thì gặp Tấm, Cám mách mẹ:

-"Mẹ ơi, ai như chị Tấm cũng đi thử hài đấy!"

Mụ dì ghẻ bĩu môi:

-"Chuông khánh còn chẳng ăn ai, nữa là mảnh chĩnh vứt ngoài bờ tre!"

Mấy lời lẽ khinh bĩ của mụ ta vô tình lọt vào tai tôi. Nói thật không phải ở đây đông người và tôi cũng không muốn làm lỡ mất việc của chị Tấm thì tôi đã xông ra đánh cho hai mẹ con nhà nó 'sờ mờ lờ' rồi. Bé Tấm đây hiền chứ không dễ dãi.

Tôi bảo chị:

-"Chị đến thử hài đi. Em đảm bảo đó là chiếc hài mà chị vừa đánh rơi ở cây cầu đá."

-"Nhưng..." – Chị Tấm vẫn sợ sệt.

-"Không nhưng nhị gì hết. Chị không ướm thử là em phóng moto về ngay đấy." – Nói đoạn tôi đẩy chị Tấm vào trong.

Còn tiếp~~

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro