#Ki [Tình cờ - phần 2]

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Không sao, bình thường mà, cậu ấy hay thích chơi trò thoắt ẩn, thoắt hiện. Mai là lại đi học thôi. Miệng cứ lầm bầm như vậy, nhưng tôi vẫn cố tình ngồi đợi ở trạm xe buýt, biết đâu gặp cậu đi ngang qua. Vì vậy mà tôi đã bỏ biết bao nhiêu chuyến xe.

- Nè cháu, có lên không, chuyến cuối rồi đó.

- Lên ạ, nhưng chú chờ cháu một chút.

- Không đi thì thôi.

- Dạ cháu đi.

Tôi cứ như bị ép buộc lên xe, đầu không ngừng ngoảnh lại phía trạm xe buýt, với hy vọng nhen nhóm rằng cậu sẽ ở đó...nhưng không...

Có lẽ sẽ bình thường, không có gì lạ nếu cậu ấy chỉ nghỉ 1, 2 ngày như mọi khi mà là cả tuần lễ, là một tuần đó, 7 ngày lận đó. Không biết có chuyện gì với cậu không? Cái đầu của tôi cũng đã nghĩ hết mọi lý do có thể xảy ra để thuyết phục bản thân. Tôi không kìm được bản thân, lúc ra về đã hỏi cô chủ nhiệm. Cô nhìn tôi bằng ánh mắt trìu mến, khen tôi biết quan tâm bạn, nhưng cậu ấy không sao đâu, cứ yên tâm. Và cả những ngày sau, vẫn là câu trả lời mông lung, không rõ ràng. Và điều đó, dẫn tôi đến quyết định làm hành vi 'tội lỗi' một lần nữa.

Tôi ngồi trước cái bàn học thân thuộc của mình, nhưng hôm nay lạ hơn mọi khi. Phía trước mặt tôi còn một quyển sổ đỏ đen quái dị kia nữa.

- Thôi hay là bỏ đi.

Tôi đứng lên, định bỏ đi, cho đến bước thứ ba lại khựng lại, nếu không đọc lần nữa thì sẽ chẳng biết chuyện gì đã xảy ra với cậu ấy. Nhưng mà tự tiện xem nhật ký cậu ấy những hai lần có hơi không đúng. Cảm giác cứ như bán cầu trái, bàn cầu phải của tôi đang đánh lộn với nhau vậy, khó chịu quá. Sau tiếng gào thét của trái tim yếu đuối tôi thì hai bán cầu đã bàn bạc và quyết định...

Tôi vẫn đọc nhật ký của cậu ấy, nhưng tôi chẳng hề đụng đến nó đâu. Tôi dùng cây quạt tay để thổi từng trang qua, xem như gián tiếp đọc.

Tiếp nối những trang tôi đọc, cậu vẫn kể về cây phượng và mọi thứ xung quanh. Cho đến vài trang sau đó, tôi thấy rất nhiều trang bị xé đi, bằng chứng là vết xé giấy còn lưu đầy rẫy đây này. Tôi lúc này nóng lòng, không còn dùng quạt nữa mà trực tiếp lật qua xem. Dòng chữ nắn nón rất đậm.

"Hôm nay là một ngày dài.

Mỗi năm đều có một ngày như thế với tôi, và hôm nay là lần thứ 4 rồi. Nhưng điều đặc biệt của lần này, tôi đã chính thức dự tang bố mẹ tại nhà thờ. Cảm xúc tôi ngổn ngang lắm, không phải trước đây tôi chưa từng cầu nguyện cho bố mẹ, điều khác đó chính là tôi đã thăm trực tiếp mộ bố mẹ..."

Những dòng tiếp theo cậu kể, tôi không khỏi bàng hoàng. Nội dung cậu ấy kể, từ khi cậu sinh ra đã bị kêu là đứa trẻ bị nguyền rủa, vì chính ngày sinh cậu ra ông nội cậu bế đầu tiên và sau đó gặp tai nạn xe, tiếp đó khi đầy tháng của cậu, ông ngoại cậu cố ý bế cậu đầu tiên khi vừa bước qua thời khắc 0h và không lâu sau ông lên cơn đau tim mà qua đời. Từ đó, dòng họ không công nhận cậu, mỗi lần sinh nhật đều chỉ có bố mẹ bên cạnh, cậu từng nghĩ như vậy là đủ rồi, quá tốt đẹp rồi. Cho đến sinh nhật lần thứ 10, chung cư chỗ gia đình cậu ở, đột nhiên bị cháy. Bố cậu vì để mẹ và cậu thoát trước nên đã bị kẹt trong đám lửa, mẹ cậu nhất thời kích động nhảy vào...rồi cả hai cùng ra đi để lại một mình cậu trên cuộc đời. Qua sự việc đó, dòng họ càng xa lánh cậu hơn, không ai nhận nuôi, bên phía trung tâm thành phố về trẻ em đã gửi cậu qua cô nhi viện. Năm cậu lên lớp 6, các cô cũng bảo gửi cậu về thành phố, vì thành tích học rất tốt không thể để nơi khó khăn này vùi dập, để vợ chồng cô Thanh nhận nuôi. Nhưng cậu kiên quyết không về, bởi cậu sợ sẽ lại mơ thấy cảnh tượng của năm đó, cho đến đầu năm nay, đột nhiên sư cô đôn thúc cậu về thành phố, bảo rằng mảnh đất chỗ cô nhi viện bị người ta quy hoạch. Nhưng cho đến một ngày gần đây, cậu nghe được cuộc trò chuyện giữa sư cô và cô Thanh mới biết. Cậu có khối u trong não, là di chấn của hỏa hoạn, và bây giờ phải mổ.

Cậu là người đàn ông lớn, tại sao tôi nói như vậy? Tôi không thể nào tưởng tượng, một đứa trẻ nhỏ hơn mình, chỉ mới 10 tuổi đầu phải chịu cảnh đó, gánh lên mình biết bao bất hạnh và nỗi đau làm sao chịu nỗi, và cả một cậu thanh niên trạc tuổi mình lại phải chịu sự tàn khốc của căn bệnh, giờ tôi đã hiểu ý nghĩa khi cậu vẽ bìa nhật ký như vậy.

Nước mắt không tự chủ mà bất giác rơi xuống, làm ố đi khoảng nhỏ trang nhật ký. Cảm xúc tôi bây giờ rất ngổn ngang, tôi nên làm sao đây? Lẽ nào mấy ngày nay cậu nghỉ học là để...tôi không dám nghĩ thêm nữa, có lẽ là do tôi nghĩ quá nhiều thôi. Và ngày hôm sau đó tôi quyết định đi gặp cô chủ nhiệm. Tôi xấu hổ nhận tội với cô vì đã xem trộm nhật ký của bạn. Hôm đó, sau khi tôi điện xin phép bố mẹ được về trễ một chút thì cô dẫn tôi đến...một bệnh viện.

Đừng hỏi tôi lúc này cảm thấy thế nào? Tôi vừa cảm thấy lo cho cậu ấy, lại vừa không có dũng khí bước vào, nhỡ đâu cậu ấy...đã..., không đâu ông trời sẽ không tuyệt đường con người đến như vậy. Song, tôi như hút hết toàn bộ không khí ở đây chỉ để lấy dũng khí bước vào. Tôi đi theo cô đến một phòng bệnh, qua cửa kính tôi thấy người con trai đó, cậu ta đang đọc sách, tôi không nhìn rõ đó là sách gì, nhưng thấy rõ nó có sắc tím nổi bật

- Cô ơi, hay là cô giúp em gửi bạn ấy đi a.

Tôi đột nhiên hồi hộp, cứ như người chuẩn bị ra pháp trường. Cô cười, xoa đầu tôi, rồi mở cửa đi vào, tôi bất ngờ cũng phải bước vào. Thề luôn, lúc đó bộ dạng tôi rất hài, cứ cúi gằm mặt không thôi, lâu lâu lén nhìn vẻ mặt của người con trai mặc đồ bệnh nhân đang thong thả đọc sách.

Cậu ta giương đôi mặt ngạc nhiên khi nhìn thấy tôi, như kiểu tôi là người ngoài hành tinh không bằng, sau đó lại nhanh chóng thu lại dáng vẻ lạnh lùng mọi ngày.

- Sao cậu lại ở đây? –Cậu ấy hỏi.

- Tôi...tôi...

Tôi hồi hộp đến độ không nói được thành một câu hoàn chỉnh, như một con robot được điểu chỉnh cứ lặp đi lặp lại "tôi...tôi", cảm giác cứ như đang đứng trước vành móng ngựa chờ xử án. Cô lúc này giải vây cho tôi

- Chẳng phải em muốn đưa đồ cho bạn sao? –Cô quay qua gợi ý cho tôi.

Hai tay tôi bấu chặt lấy cặp của mình, mồ hôi cứ tuôn xuống, rồi từ móc từ trong cặp ra quyển sổ mà chủ nhân nó là người đang đối diện tôi. Cậu ta nhận ra quyển sổ của mình, lại trố mắt nhìn tôi. Lúc này rất muốn nói với cậu ta "Ê, tôi không phải người ngoài hành tinh, đừng nhìn kiểu đó". Nhưng rồi nó ra đến cổ lại nuốt ngược vào trong, kiểu này về đau bụng chắc luôn.

- Hôm đó, cậu làm rớt trên xe buýt.

- Ừm cảm ơn nha. – Cậu tươi cười nói với tôi.

Nụ cười của cậu làm tôi giật mình, sau đó là cảm giác xấu hổ ập đến. Nếu cậu biết tôi đã làm gì với quyển nhật ký của cậu, chắc sẽ không vui vẻ với tôi như vậy đâu, có khi là đem tôi đi lăn chiên bột luôn không chừng.

- Tôi...tôi xin lỗi, tôi đã đọc nhật ký của cậu.

Tin tôi đi, tôi gập người đúng 90 độ luôn đấy, không dám ngước mặt lên nữa. Giờ chỉ biết nhắm mắt, phó mặc cho số phận. Căn phòng trở nên yên tĩnh, tất cả đều đang chờ cậu nói. Nhưng ngoài dự đoán.

- Cô và cháu mới tới đấy ạ.

Một người phụ nữ trung niên bước vào, rất cởi mở và vui vẻ, là cô Thanh, tôi nghĩ vậy khi nghe cậu ấy gọi như thế. Và không gian sau đó, hoàn toàn nhường lại cho hai người lớn nói chuyện, tôi chỉ biết câm nín. Cho đến khi, cậu ấy chìa ra trước mặt tôi cuốn sách mà khi nảy cậu đọc. Đập thẳng vào mắt tôi là bìa bắt mặt và tựa sách "Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?". Tôi reo lên, đừng trách sao tôi phản ứng như vậy, dù gì tôi cũng là một con mọt chính hãng và còn rất yêu những tác phẩm của chị Rosie Nguyễn nữa.

- Cậu cũng xem cuốn này hả, đúng hay luôn. Tôi cực thích chị Rosie Nguyễn, tác giả bộ này đó.

Sau khi nói xong, tôi mới ý thức được, sao mà tôi tự nhiên thế cơ, đang có lỗi với người ta mà nói cứ như đúng rồi vậy đó, sau đó tôi lại tiếp tục màn gục đầu không nhìn cậu. Cậu ta lại cười thành tiếng. Mắc cười lắm sao?

Tôi khó hiểu, ngước mắt nhìn cậu ấy. Ý gì đây?

- Mà mọi người đều không ủng hộ mấy văn phong chị Rosie Nguyễn. –Cậu ấy nói

- Ừm, nhưng mà đi ngược lại với thế giới, chưa chắc đã sai. Sách của chị Rosie Nguyễn, rất thích hợp đọc khi mình bế tắc luôn. Với tôi thì một cuốn sách hay không chỉ dựa vào văn phong tác giả hay nội dung hợp mode, mà là nó đến vào đúng thời điểm mình cần. Hiện tại tôi có hai bộ của chị ấy rồi đó, "Ta trên đất Á" và cuốn này. Chỉ còn cuốn Mình nói gì khi nói về hạnh phúc là chưa mua thôi.

Tôi cứ thế tuông ra một tràn, rồi lại ngớ ra mình bị hớ rồi gục mặt tiếp, sao cảm giác bản thân lúc này đần ghê gớm luôn. Cậu ta lại có dịp cười tôi lần nữa, sao con người thật cậu ta không dễ thương như trong nhật ký xíu nào.

- Tôi không giận cậu đâu, nên đừng làm vẻ mặt buồn đó, không hợp với cậu đâu.

Cậu ta đưa tay nhéo má tôi, mặt tôi theo đà mà ngước lên theo. Ê, cái tên kia, má sắp xệ rồi nè. Chút xíu nữa là tôi lỡ miệng nói ra rồi, nhưng thôi dù gì cậu ta cũng đang bị bệnh. Nhưng rồi riết thành thói quen, cậu ta cứ lợi dụng cơ hội lại nhéo má tôi. Tôi cũng có phản kháng đấy chứ, riết rồi chai lì, đâm ra lười phản kháng thành vậy luôn.

Giờ đang là thời điểm nóng của học sinh cấp hai, đặc biệt là lớp 9 chúng tôi vì sắp phải thi chuyển cấp. Nghĩ đến lại nản ghê gớm, bài tập như vũ bão, môn thi thì dày đặc. Con người ta thì thời điểm này, sơ đồ đi là đường thẳng đi qua ba điểm: nhà->trường->chỗ học thêm và cuối cùng là nhà, còn tôi thì lại bốn điểm nhưng hơi khác một chút: nhà->trường->thư viện->bệnh viện, nhưng có lẽ thời gian ở bệnh viện của tôi nhiều hơn chúng bạn ở lớp học thêm nhà. Cứ sau khi tan trường, tôi lật đật lên thư viện mượn sách rồi bay thẳng tới bệnh viện, ăn cũng trong đấy, học cũng trong đấy. Vào riết mà tôi thuộc luôn cả sơ đồ bệnh viện. Tôi toàn ăn đồ ăn mà má Thanh nấu (về sau khi cứ vào thăm cậu liên tục thì tôi chai mặt với dì của cậu ấy luôn nên gọi là má). Về gia đình tôi thì không lo nhiều khi ít thời gian ở nhà, bố mẹ tôi luôn tự hào về tôi khi nói đến "3 tự" của tôi: tự học, tự lập, tự chủ. Và hôm nay cũng thế, tôi đang vào bệnh viện thăm cậu ấy. Tôi kể cho cậu ấy nghe rất nhiều về lớp trong mấy tuần nay. Đúng là có chuyện đáng kể đó, cuối năm thế này, lớp tôi đột nhiên vươn lên rất nhiều. Thế là tôi cứ hăng say mà thao thao bất tuyệt. Tôi khẽ nhìn biểu cảm của cậu ấy, ánh mắt của cậu ấy ánh lên nét buồn rười rượi. Có lẽ cậu ấy cũng nhớ mọi người, tôi liền nói:

- Hay là tôi thông báo với mọi người để vào thăm cậu nha.

- Không cần đâu. –Giọng cậu ấy quyết liệt.

Dù rằng trước đây, cậu có cái vẻ lạnh lùng nhưng chưa bao giờ cáu gắt đến như thế, nên khi cậu ấy nói tôi có phần lo lắng. Ngay sau đó, môi cậu ấy lại mấp máy như có lời khó nói, đoạn cậu ấy quay mặt qua cửa sổ, đưa lưng về phía tôi, nên tôi chẳng biết nét mặt cậu ấy ra sao.

- Tôi...tôi xin lỗi, chỉ là thế giới của họ không thuộc về tôi. Họ và tôi là hai đoạn thẳng song song, mãi không có một điểm chung.

Câu nói của cậu có phần ngập ngừng, ánh mắt nhìn xa xăm ngoài kia cửa sổ, ánh mắt lơ đãng ngắm nhìn từng áng mây trăng đang trôi lửng lờ trên bầu trời xanh thẳm kia. Phải, áng mây trắng một màu như những gì tôi đang đoán suy nghĩ của cậu, một mảng trắng nhòa, chẳng biết cậu đang nghĩ gì. Nhưng chắc chắn là tiêu cực, tôi phải 'chỉnh' cái tư tưởng này mới được.

Tôi chủ động bước đến trước mặt cậu, để mặt cậu đối diện trực tiếp với mặt tôi.

- Tôi sẽ là một đoạn thẳng cắt ngang hai đoạn thẳng song song đó... Giờ thì có điểm chung rồi đó, có cùng một đường thẳng, có góc đồng vị bằng nhau, còn cả so le trong, hay trong cùng phía cộng lại bằng 180 độ tròn đấy thôi. –Tôi hào hứng nói.

Cậu ấy cười, một nụ cười trong veo như trong chiếc ảnh mà cậu ấy chụp với bố mẹ. Một nụ cười còn đẹp hơn từng vệt nắng trên chiếc lá xanh ngoài kia. Rất đẹp, đẹp như tâm hồn của cậu, đẹp như ánh mắt trong trẻo của cậu, và đẹp như cả tình bạn của chúng tôi.

- Tôi thật sự bó tay với cậu, đúng là không nên cãi nhau về Toán với một đứa vừa cứng đầu mà còn chuyên Toán như cậu.

Tôi cũng cười đáp lại, rồi định bước ra ngoài đi lấy nước. Cậu ấy đột nhiên kéo cánh tay tôi lại.

- Nhưng có thể đợi sao khi tôi phẩu thuật xong không?

Giờ tôi đã hiểu, trong cái đầu cứng như đá đó của cậu ấy suy nghĩ gì rồi. Cậu ấy sợ tất cả mọi người sẽ đau lòng. Cậu có biết nghĩ cho mình chưa, và cả tôi nữa, tôi sẽ đau lòng như thế nào. Nghĩ đến đó, tim tôi chợt thắt lại, một cảm giác chua xót dấy lên trong lòng. Tôi nén lại, miễn cưỡng nở nụ cười.

- Tất nhiên rồi, sau khi cậu phẩu thuật xong, chúng ta sẽ cùng nói. –Tôi gỡ tay cậu, rồi bước lặng ra ngoài.

Thời gian phẩu thuật đã được xác định, cũng chính là ngày cuối cùng chúng tôi thi học kì. Nhưng cái tôi lo nhất là lời vị bác sĩ cứ vang lên trong đầu: "Cơ hội thành công là 50%, và dù có thành công thì cũng có khả năng để lại di chấn sau này."

Tôi đứng bên ngoài cửa phòng bệnh, thấy cậu vui vẻ trò chuyện với má Thanh, tôi cũng vui lây, nhưng nhìn thoáng trong ánh mắt của má Thanh, tôi thấy rõ sự buồn bã, sự miễn cưỡng, sự đau xót và cả chua chát cho số phận mà ông trời đã định. Nhưng cậu ấy lạc quan như vậy thì tỉ lệ thành công cũng sẽ cao hơn. Tôi điều chỉnh lại cảm xúc trên khuôn mặt mình, cố tỏ ra không có gì, rồi mới vặn chặt nắm cửa bước vào.

- Cậu là con nít đi lạc à, xém nữa là tôi đã phát loa tìm cậu.

Vừa bước vào cửa, đã bị cậu ấy trêu ghẹo. Thường bữa, chắc tôi với cậu ấy sẽ đấu khẩu cho đến khi phân thắng bại thì thôi, nhưng hôm nay tôi không đáp. Tôi có thể nén nước mắt vào lúc này đã hay lắm rồi, đừng bắt tôi phải nói cười hi hi ha ha, tôi không làm được đâu.

Tôi ngồi lên ghế sofa, lôi bài tập ra làm để bản thân mình mờ nhòe như bốc hơi khỏi căn phòng này. Mặt thì cứ cúi vào tập để làm,nhưng cũng chẳng biết tôi đang làm gì nữa, chẳng biết cái đề viết gì, cũng chẳng nghe tiếp được cuộc trò chuyện của má Thanh và cậu. Chỉ là tôi đang lo cho ngày thi học kì, nhưng không hẳn là về việc thi mà là việc khác, nhưng cùng ngày...

Được một lúc sau, má Thanh có việc nên về trước, còn tôi ở lại trông cậu ấy. Cậu ấy cứ léo nhéo nói gì đó, nhưng hoàn toàn không lọt vào tai tôi. Đoạn, cậu ấy gọi tên tôi hai, ba lần mới giật mình.

- Điện thoại cậu reo nảy giờ kia.

Tôi nhìn sơ qua máy mình, là lớp trưởng gọi. Tôi bắt ngay máy, số là hôm trước lớp trưởng không đi học, cô Toán gửi đề cương cho tôi để đi photo, nhưng trớ trêu tôi bị kẹt chăm sóc cậu ấy nên phải đưa ngược lại cho lớp trưởng. Nhưng giờ tôi đi thì ai trông cậu ấy bây giờ.

- Đi đi, tôi có phải con nít đâu. Lát cậu đi ngang thư viện mượn giùm tôi luôn cuốn sách "Kẻ trừng phạt".

Tôi gật đầu rồi phóng đi nhanh để còn về trông cậu ấy nữa, lỡ bác sĩ gọi đi khám có gì đó thì cậu ấy giấu luôn là cái chắc. Nhưng cái tính hậu đậu đúng là trời ban, ai kêu người nấy dạ. Tôi chạy xuống tận nhà xe, mới chợt nhớ ra quên lấy chìa khóa, nên phải vội trở ngược lên.

Khi tôi vừa bước đến, đứng trước cửa phòng bệnh, tôi chợt nghe tiếng khóc nấc. Tôi không trực tiếp vào, len lén thò đầu ra nhìn. Là người con trai đang mặc áo bệnh nhân đang khóc thúc thít.

Tôi cứ tưởng mấy ngày nay cậu ta cứ hi hi ha ha là cậu đang lạc quan, vui vẻ, nhưng....Có người từng nói tận cùng của đau buồn chính là đang đau buồn nhưng cố tỏ ra bản thân rất vui vẻ. Tôi sinh ra đã được gia đình, họ hàng bao bọc, như một cô công chúa nhỏ. Một cảm giác mà trước nay tôi chưa từng được thử qua, chỉ từ khi gặp cậu tôi mới biết đau lòng. Phía trước mắt tôi giờ đã bị phủ bởi tầng tầng lớp nước mắt, như một tầng sương mù dày đặc trong những giấc mơ, chẳng tìm thấy lối thoát. Tôi cắn lấy ngón trỏ của mình, để cố không bật thành tiếng. Tôi chợt nhớ ra, liền lấy điện thoại ra, dò tên để gọi cậu một cách khó khăn vì cả một tầng sương đang bao phủ mắt. Tôi quan sát cẩn thận hành động của cậu ấy, cậu ấy lau vội nước mắt, thử nói vài tiếng để đảm bảo giọng nói không gì bất thường rồi mới nghe điện thoại.

- Cậu điện có gì không? –Giọng cậu có chút run, nhưng cũng nhanh chóng bình thường.

- À...cậu có thấy chìa khóa trên bàn của tôi không?

- À có – Cậu lò mò tìm trên chiếc bàn khi nảy tôi ngồi.

- Ừm, vậy lát tôi lên lấy.

Tôi cúp máy, không vội đi vào, chờ cậu ấy lau xong những giọt nước mắt còn đọng lại trên khuôn mặt gầy gò vì bệnh. Tôi bước vào, thấy cậu cười. Nếu là bình thường tôi sẽ vui vẻ đáp lại nó, nhưng nụ cười này sao thật chua xót, đắng cay khiến tôi có chút giật mình, cổ họng nghẹn ứ lại, cúi gầm mặt chạy ra khỏi phòng thật nhanh, né cái nụ cười cay đắng đó của cậu. Sở dĩ tôi không vào là sợ chính bản thân mình cũng không kìm được nước mắt mà khóc theo, mà cậu ấy từng nói rất ghét khi thấy tôi khóc. Tôi cũng không muốn cậu nhìn thấy cậu khóc, thì cậu chắc cũng không muốn tôi thấy cậu khóc. Mỗi người trong chúng ta, miệng luôn cười hi hi ha ha nhưng ai cũng có một góc khuất cho riêng mình mà không muốn ai biết, dù đó là một người bạn thân hay là gia đình.

Những ngày sau đó, tôi vẫn phải diễn tiếp màn kịch với ba không: không biết, không nghe, không khóc. Và rồi, cái gì đến cũng sẽ đến...

Tôi đứng chôn chân ngoài cửa vào cái đêm trước cái ngày quan trọng đó, tôi thấy người con trai trong bộ đồ bên nhân đang đứng thơ thẩn trước tấm lịch được treo trong phòng bệnh, tâm lịch đầy những gạch đỏ trên đó, và duy nhất có một ngày được khoanh tròn nổi bật hơn tất cả, đó chính là ngày mai...

Tôi gõ cửa phòng, dù cửa mở toang, thấy tôi cậu vờ cầm nước lên uống rồi đi về giường bệnh, người ta hay bảo là có tật giật mình nên mới ngoan như vậy.

- Mai lại thi nữa rồi, sao không ở nhà ôn. –Ngay lập tức cậu đã càm ràm.

- Thích lên đây ôn được không?

Tôi cao giọng giỡn với cậu ấy rồi tiến đến vị trí ghế sofa quen thuộc của mình, bỏ balo xuống một cách nặng nề. Tôi trước nay cũng chẳng phải đứa bánh bèo gì, nhưng thử hỏi xem đeo một cái balo nặng cả chục kí lô thì chỉ muốn đột quỵ. Thật ra, hôm nay tôi vào trễ là do ở nhà ôn bài, ôn xong mới xách mông lên đây. Giờ lôi bài vở ra ôn sơ thôi.

- Khu vực Duyên hải Nam Trung bộ, mùa khô kéo dài, nhiều nơi khô hạn...

Tôi ngồi lẩm bẩm một mình ôn bài, mắt vô tình liếc qua cái chỗ giường ai đó, nhìn thấy một cậu con trai nhỏ đang say sưa ngủ, cái miệng lâu lâu lại chép chép, trông như...một con chó nhỏ. Nghĩ đến đó, đột nhiên tôi cười lên thành tiếng rồi tự bịt miệng mình lại. Hình như do âm thanh có chút lớn, cậu cựa quậy, đưa tay vuốt mặt mình, chẳng khác gì con Susu nhà tôi. Chẳng biết là từ khi nào và bằng cách nào mà giờ tôi đang ngồi cạnh bên giường cậu. Chắc là tôi bị thu hút bởi hàng mi cong nhắm chặt, bởi làn da rám của đứa con miền biển, hoặc tại cái hành động co rút cuộn tròn mình lại, cái chăn không đắp mà cuộn quanh người chẳng khác sushi chút nào và còn cả mái tóc đen bồng bềnh nổi bật của người châu Á. Tôi không tự chủ được mà đưa tay chạm vào tóc cậu, chạm đến cái má phúng phính của cậu tựa như một đứa trẻ nhỏ. Tôi cứ chạm như vậy, vì sẽ chẳng biết khi nào sẽ là lần cuối cùng được chạm.

Còn tiếp

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro