Chương 23: Thân - Thế

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Sư phụ của Bạch Vĩ - Bạch Lam Hy, là một vị tướng nổi danh lỗi lạc, anh dũng thiện chiến và cũng là chủ soái đời thứ 3 của Bắc Đàng quân. Còn nghĩa phụ hắn, Bạch Lam Khâm là đệ đệ ruột của người.

Nhớ năm xưa khi Bạch Vĩ còn rất nhỏ vi sư vì dỗ hắn ngủ, đã kể cho hắn nghe rất nhiều về những việc binh chiến năm ấy.
Bắc Đàng quân thời đó là một nhánh binh non trẻ, không nhận được sự tín nhiệm của tiên đế. Dưới trướng của phụ thân người, Bắc Đàng quân mới bắt đầu có những chiến tích vang dội. Bạch Lam Hy khi còn nhỏ đã là một đứa trẻ rất thích binh thư sách lượt, khi 16 tuổi vi sư cùng đệ đệ người đã theo phụ thân ra trận mạc, nhưng chỉ được quanh quẩn ở hậu phương.

Sư phụ Bạch Vĩ kể rằng lần đầu tiên ông thực sự cầm quân ra chiến địa là năm 18 tuổi, đó cũng là tiếng pháo mở đầu cho cuộc đời chinh chiến sau này. Hai năm trôi qua nhanh như cơn gió, phụ thân ông tử trận sa trường, ngày Bạch Lam Hy tròn nhược quán cũng là lúc ông được phong làm chủ soái kế nghiệp gia tiên. Ba năm sau, Bạch Lam Khâm cũng trở thành phó soái.

Kể từ ngày đó hai huynh đệ nhà họ Bạch, một trong một ngoài, đánh đông dẹp bắc chưa từ có lấy một trận thua nào. Dần dà Bắc Đàng quân cũng được tiên hoàng coi trọng rồi trở thành “ hắc mã” của hoàng triều.

Thế nhưng suốt mấy chục năm vùi mình dưới mũi thương lưỡi kiếm, Bạch Lam Khâm lại không muốn sống một cuộc đời như vậy nữa. Năm ấy Bắc Đàng quân nhận lệnh đóng quân ở chiến địa Bình Tây, vừa lúc tiết trời vào đông rõ lạnh. Bạch Lam Khâm đã đến tìm người.

-“Ca ca.” Bạch Lam Khâm vén lều bước vào, trên người còn mang theo khí lạnh của thời tiết bên ngoài.

Bạch Lam Hy lúc này đã 45 tuổi, đang ngồi trên ghế chủ soái phê duyệt binh thư. Thấy Bạch Lam Khâm bước vào ông bèn đặt bút xuống.

-“Bạch Lam Khâm, đệ có chuyện gì à?”

-“Ca, đệ muốn từ quan.” Bạch Lam Khâm nói một cách rõ ràng và ngay thẳng.

Bạch Lam Hy  lộ vẻ bất ngờ, ông bước xuống vừa tiến lại bàn trà, vừa đưa tay tỏ ý mời Bạch phó soái. Bạch Lam Khâm theo ý ngồi xuống, đưa tay rót ra hai chén trà. Bạch Lam Hy nhấp một ngụm rồi nhẹ giọng.

-“Sao đột nhiên lại vậy?”

Bạch Lam Khâm thở dài một tiếng, giọng ông cất lên chậm rãi như đang tâm sự với ca ca mình.

-“Đệ năm nay cũng đã 40 tuổi, sống trên trận mạc cũng được hơn chục năm, đánh nhiều giết cũng nhiều, máu tươi nhuộm đỏ bàn tay đệ sớm đã không cách nào rửa sạch nữa rồi..”

Ông đưa mắt nhìn chén trà đặt trước mặt mình đang bốc khói, hương trà thoang thoảng bay vi vu trong không khí, êm dịu, nhẹ nhàng khiến lòng người cũng thanh thản.

-“Đệ bây giờ đã không cầu danh lợi gì nữa, duy chỉ mong có được một gia đình nhỏ cho riêng mình, đệ muốn lui về sống một cuộc sống bình thường, không muốn nghĩ đến việc chém chém giết giết đầy máu tươi nữa.”

Nghe xong lời tâm tình của Bạch Lam Khâm, Bạch Lam Hy chỉ yên lặng từ từ nhấp môi, trà hôm nay rất đắng, trên gương mặt cũng chẳng lộ vẻ gì. Bạch Lam Khâm bên kia cũng không vội, ông chờ ca ca mình thưởng trà nhưng nước trong chén mình thì không vơi một giọt.

Không gian giữa hai người im lặng đến nỗi có thể nghe được cả tiếng kim rơi thế nhưng lại không có vẻ gì là áp lực. Sau một lúc Bạch Lam Hy cuối cùng cũng đặt chén rỗng xuống mặt bàn, ông đứng dậy chắp hai tay sau lưng lên bàn chủ soái.

-“Ta sẽ viết một lá thư gửi về cho hoàng thượng, nếu người đồng ý, ta cũng không giữ đệ lại nữa.”

Bạch Lam Khâm nghe đến đây thì liền cúi người thi lễ.

-“Đa tạ chủ soái, đa tạ... ca ca.”

-“Được rồi nếu không còn gì nữa thì lui ra đi.”

Bạch Lam Hy từ nãy giờ vẫn không quay mặt lại. Bạch Lam Khâm hiểu tính ca ca mình nên cũng không nói gì thêm mà quay gót bước ra.

Lúc ấy Bạch Vĩ ngô nghê đã hỏi sư phụ, vì sao lúc ấy ông không quay lại nhìn nghĩa phụ hắn. Bạch Lam Hy không trả lời mà chỉ hướng đôi mắt đã mờ do tuổi tác ra xa xăm. Bây giờ nghĩ lại, có vẻ lúc đó là do người thấy xấu hổ.

Vi sư từng nói với Bạch Vĩ rằng ông không có hứng thú với việc lập gia đình. So với kết hôn, thứ ông muốn lại là cố gắng làm cho Bạch gia vinh quang xán lạn, làm cho Bắc Đàng quân lưu danh một cõi và ông đã dùng cả đời mình để thực thi điều đó. Bạch Lam Hy thừa nhận, ông ham lợi danh hơn bất cứ thứ gì, cũng vì lẽ đó nên ông đã vô tình nghĩ đệ đệ mình cũng như vậy. Nhưng không ngờ... điều đó đã làm ông xấu hổ, ông đã vô tình đặt người khác vào tham vọng của mình mà không cần biết rằng người đó có muốn hay không và có lẽ ít nhiều ông đã làm tổn thương đệ đệ mình.

Nhưng ngay sau đó tiên hoàng đã cho ông cơ hội để sửa sai. Bạch Lam Khâm trở về quê nhà đến đầu xuân thì tổ chức hỷ sự, nhưng khi ấy chiến sự Bình Tây lại căng như dây đàn sắp đứt, nên giẫu có cầm được thiệp hồng trong tay Bạch Lam Hy cũng khó mà về được, chỉ đành lỡ hẹn trong hỷ sự của đệ đệ mình.

Những trận đánh sau khi Bạch Lam Khâm rời đi cũng đã có thất bại, nhưng Bạch Lam Hy vẫn cùng Bắc Đàng quân trấn giữ vùng biên giới liên tục 30 năm nữa rồi mới vì tuổi già sức yếu mà cáo lão hồi hương. Bắc Đàng quân từ đó cũng chia thành hai nữa, một phần theo ông đi mai danh ẩn tích, một phần ở lại tiếp tục chiến đấu dưới trướng của chủ soái Mã Tử Minh.

Nói Bạch Lam Hy sống mai danh ẩn tích thì cũng không hoàn toàn đúng bởi Bạch Lam Khâm và phu nhân mình cũng thường đến thăm người, chỉ là người rất ít khi chịu gặp bọn họ có lẽ là do không còn mặt mũi nào nữa.

Cho đến khi Bạch Lam Hy bắt gặp hắn dưới gốc cây bạch vĩ, người liền mang hắn về nuôi, đặt cho hắn cái tên Bạch Vĩ theo nơi mà người nhặt được hắn. Trùng hợp vậy mà lại trùng họ với người nên mấy năm đầu Bạch Lam Khâm còn tưởng người có con ngoài giá thú. Và cũng nhờ Bạch Vĩ mà mối quan hệ của huynh đệ người đã khá hơn đôi chút, Bạch gia chủ cũng nhiều lần ngỏ ý mong Bạch Lam Hy nhận hắn làm con nuôi nhưng người vẫn kiên quyết từ chối. Thế thì cao thủ không bằng tranh thủ, Bạch gia chủ lại muốn nhận Bạch Vĩ làm nghĩa tử. Bạch Lam Hy hiển nhiên không đồng ý, Bạch Vĩ đã gọi ông là sư phụ thì theo lý hắn phải gọi Bạch Lam Khâm là sư thúc. Nhưng vì Bạch gia chủ mặt dày nài nỉ từ ngày này qua tháng nọ khiến vi sư thấy phiền mà đành miễn cưỡng chấp nhận, nhưng với điều kiện là sau khi người chết bọn họ mới được chính thức nhận Bạch Vĩ vào Bạch gia và từ đó về sau không được cho bất cứ ai biết người là sư phụ hắn.

Sư phụ Bạch Vĩ mất lúc hắn 10 tuổi, Bạch Lam Khâm giữ đúng lời hứa, sau lễ tang người một tháng thì hắn liền trở thành con cháu Bạch gia, chỉ có điều Bạch gia chủ thất hứa với ca ca ông một chuyện đó là ông vẫn để hắn gọi người một tiếng sư phụ.

Ngày Bạch Vĩ vào Bạch gia, Bạch Trúc Nhiễm phản đối rất dữ dội, còn Bạch Trúc Tâm thì không hứng thú đếm xỉa đến. Nhưng bù lại trong phủ ai cũng yêu quý hắn, đặc biệt là nghĩa phụ và nghĩa mẫu. Sau khi sư phụ mất Bạch Lam Khâm là người đã trực tiếp dạy dỗ hắn, người cũng thay Bạch Lam Hy dạy hắn rất nhiều thứ binh pháp mà cố sư vẫn chưa kịp truyền đạt, mỗi ngày đều cùng hắn luyện công, dạy hắn bắn cung.... Còn Lý Vân Cơ thì dạy Bạch Vĩ  lễ nghĩa, chữ viết, mỗi lần lễ tết đều dẫn hắn đi mua quần áo mới hoặc là vỗ về mỗi khi Bạch Trúc Nhiễm bắt nạt hắn.

Họ dùng hết sự bao dung của mình cho Bạch Vĩ, ngay cả việc Bạch Vĩ bất thình lình dẫn Chu Cữu về rồi thừa nhận hắn thích nam tử, thì phụ mẫu cũng không ý kiến. Mặc dù hắn biết hai người thật sự buồn rất nhiều, nhưng khi ấy Bạch Vĩ chỉ mãi mê đắm trong thứ gọi là tình yêu mà bỏ qua cái gọi là tình thân. Phụ thân hắn những tháng đầu còn không thể đối mặt được với Chu Cữu, nhưng sau đó họ cũng dần dần hòa hợp rồi yêu thương Chu Cữu như “con dâu” của mình.

Nhường ấy thời gian cũng là nhường ấy những yêu thương mà Bạch gia dành cho Bạch Vĩ, hắn lớn lên dưới mí mắt của Bạch Lam Khâm và Lý Vân Cơ họ xem hắn như con ruột mà đối xử, thế nhưng trong lòng hắn lại có một khoảng cách nhất định với họ, hắn càng lớn thì khoảng cách đó càng xa, hắn chưa bao giờ xà vào lòng hai người làm nũng. Cho đến khi Chu Cữu máu rửa Bạch gia hắn mới biết đời này hắn nợ họ một cái ôm, nợ họ một lời xin lỗi.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro