Chương 5: Trộm cá bị bắt hỏa tang

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

           Không lo cái ăn cái mặc, lúc rảnh rỗi, vui chơi cùng bọn trẻ, mỗi ngày trôi qua đối với nàng vô cùng nhàn tản và tự do.

          Hôm nay là ngày nghĩ tắm gội, dẫn đầu là Kiến Hạo, A Triệt ( 8 Tuổi) , A Lệ, bọn trẻ buộc nàng dẫn chúng đi câu cá, nướng cá cho chúng ăn.

           Ở bờ hồ gần thư phòng Kiến Đình có một bể cá. Lần trước vì chiều ý chúng nàng đã bắt và nướng 10 con cá chép kiểng ở đây. Ăn xong, buổi chiều , Kiến Đình đi dạo thấy mất vài con, hắn rất yêu quý cá kiểng, chăm sóc rất lâu mới to bằng cầm tay. Không biết kẻ nào to gan, dám trộm cá của hắn. Ngửi được mùi cá nướng. Hắn lần theo mùi hương, đi đến cổng viện nàng, hình ảnh trước mắt làm hắn không nói nên lời. Nàng đang nướng cá, mà cá trong tay càng hình như là của hắn. A Triệt , Kiến Hào đang gậm cá, luôn miệng khen ngon.

          Thấy hắn đến, nô tài hành lễ. Nhìn hướng mọi người hành lễ. Tô Đường thấy mặt hắn cứng ngắt. Nhận thấy bất ổn, bèn tiến lên gọi ca ca, ca sao thế, ca ăn có nướng không. Nô tài không biết chủ tử mình bắt cá ở đâu, trong phủ cũng có ao cá, bắt cá ăn cũng bình thường. Điều họ không ngờ đến là không nên bắt cá tại bể cá gần thư phòng tướng quân, ai mà không biết hắn yêu cá chép vàng như mạng. Lúc trước, thấy cơ thể hắn suy nhược do tận sức việc cứu trợ lũ lụt Giang Đông, nàng bèn bắt cá trong hồ hầm canh cho hắn ăn. Biết chuyện, hắn giận không để ý thê tử một thời gian dài. Chuyện đã lâu bọn trẻ không biết nên rủ nàng bắt cá ở đó. Cá ở hồ hắn rất mập.

          Tô Kiến Đình cố gặn từng chữ kiềm nén giọng nói: " Muội bắt cá ở hồ cá cạnh thư phòng ca ca sao"

          Tô Đường trả lời: " Vâng ạ, cá ở đây rất béo đấy, ca nếm thử xem".

           Tô Triệt tiếp lời: " Phải phụ thân, ăn rất ngon đấy ạ".

           Mặt nô tài trong viện biến sắc, cúi thấp đầu không giám nhìn Kiến Đình. Một bên là cá, một bên là muội tử hắn luôn yêu thương. Không còn cách nào hắn đành nuốt cái đắng mà rời đi.

          Tô Kiến Đình xụ mặt, trở về viện để lại vài chữ: " Bọn muội ăn đi, ta không ăn, ta về trước đây".

          Tô Đường không biết ca ca mình bị gì, trở về chỗ ngồi nướng cá tiếp. Khi Kiến Đình rời đi, Bùi ma ma liền kể đầu đuôi cho nàng nghe. Biết chuyện nàng cũng thấy ấy náy.

         Lần này bắt cá, Tô Đường dẫn bọn trẻ đến hồ cá khác. Bắt được 4 con tầm 3 cân. Tìm bờ trúc mát mẻ, chặt trúc làm giá đỡ, đốt lửa ở dưới, sau khi làm sạch cá, rồi nướng. Thêm một ít gia vị tạo mùi. Chuẩn bị sẵn nước chấm. Nướng xong là có thể ăn rồi.

        Dùng xong, ai nấy cũng no nê, A Lệ nói: " Cô cô, chúng ta đi hái táo đi, gần thư phòng của phụ thân có cây táo, quả to và ngọt lắm, ăn rất ngon".

         Rút kinh nghiệm lần trước, Tô đường hỏi: " Phụ thân cháu có thích trồng đào không, hái chắc không sao chứ". A Lệ, không rành vẻ mặt bối rối.

         A Thúy trả lời thay chủ tử: " Hái được ạ, trong phủ khi khi chủ tử muốn ăn đào cũng qua đó hái ạ".

         Tô Đường: " Vậy được, đi thôi".

         Bọn trẻ rất thích, muốn lên cây tự hái một mình, mặc cho nô tài ngăn cản. Sợ chúng té, A Đường leo cây hái cho chúng. Ngăn tiểu thư không thành, hạ nhân bèn đứng nhìn. Táo ở đây rất ngọt. Trên ngọn còn nhiều quả rất to. Dưới ánh nhìn chờ đợi bọn trẻ. Nàng đành leo lên cao hái.

         Kiến Đình chỉ tay: " Tỷ, bên trái, cao lên một chút".

          A Triệt la lớn: " Cô cô, sắp tới rồi, quả đó to lắm".

          Đám nô tài sợ nàng ngã, Bùi ma ma: " Tiểu thư mau xuống, cao như vậy, sẽ ngã mất ".

           Trong triều, huyện lệnh Giang Châu dâng tấu khẩn, lũ lụt kéo dài, dân chúng nơi đây cần tiếp tế lương thực gấp. Lâm Tương đã trình lên nhiều lần nhưng không được phản hồi, một tháng qua có rất nhiều bá tánh vì không có lương thực, bệnh dịch hoành hành mà chết, đành đưa tấu chương cho thứ sử Triệu Minh trình cho bệ hạ. Biết chuyện hoàn đế tức giận bày trị tội che giấu tin tức, cử người đi tiếp tế lương thực cho dân chúng. Theo như huyện lệnh trình lên, cần có số lượng lương thực, cùng với thảo dược lớn mới có thể giúp dân dân chúng vượt qua nạn đói và dịch bệnh lần này. Mà đường đến Giang Châu thì trắc trở, rừng núi có nhiều thổ phỉ, phải cứu trợ sớm, nếu không e là dân chúng không đợi được.

          Kỷ Thiên Kì hỏi: "Các khanh thấy nên cử ai đi chuyến này".

       Từ Thức: " Bẩm thánh thưởng, người tiếp tế cần có năng lực, thổ phỉ nên rừng Giang Châu, Giang Đông, hết sức hung hãn, nếu chậm trể e rằng không tốt, ta cần cử võ tướng vận chuyển lương thực tiếp tế thì tốt hơn".

        Lê Hạ: " Dạ đúng ạ, thần cũng cho là như thế".

          Kỷ Thiên Kì: " Vậy cử vị tướng nào đi thì tốt."

         Suy nghĩ một hồi lâu, Lê Hạ trả lời: " Thần xin ứng cử Tô Kiến Đình tướng quân ạ".

          Tần Phi thì ứng cử Cung Tất Bình, vì ông đã tính toán tham ô bạc cứu trợ, nên cho phe cánh ông ta đi, lúc trước huyện lệnh Giang Châu đã có tấu trình lên hoàng thượng, nhưng phe cánh ông sợ liên lụy vì để bá tánh chết nhiều. Nếu lần này để Tô Kiến Đình đi, không biết có điều tra đến ông không. Hai phe đối nghịch tranh cải với nhau.

           Ngồi nghe đã lâu không nói, nhị vương gia Kỷ Nghiêm Cẩn lên tiếng: "Thần thấy nên để Tô tướng quân thì hợp lý hơn, khanh ấy đã nhiều lần đem lương thực cứu trợ, võ công y lại cao cường, sẽ không vấn đề gì".

           Tần tướng quân tức giận nhưng không làm gì được, ai mà không biết hoàng đế tin lời nhị vương gia nhất. Trong vương triều đại thịnh, nhị vương là người có quyền lực và tài lực sợ còn hơn cả thánh thượng.

          Hoàng thượng cũng biết Tần Phi là người thế nào, vẫn chưa đến lúc vạch tội y, nhị đệ suy nghĩ cũng đúng bèn quyết định: " Vậy thì để Tô ái khanh san sẻ vấn đề này giúp trẫm vậy". 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro