Phần 8

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


18. Bán trứng gà cùng thỏ

Hôm nay Vĩnh Phúc không lên núi, Vĩnh Phúc định ở nhà dọn cỏ cho vườn rau. Cỏ mới mọc cao khoảng một gang tay. Vì nhà còn ba đứa bấm đuôi nên nhổ cỏ chỉ trong buổi sáng đã hoàn thành. Buổi trưa, Vĩnh Phúc ra dãy chuồng nuôi dọn dẹp chuồng heo,chuồng thỏ, chuồng gà.

Vì gà có gà nhà cùng gà rừng khi mua gà con về Vĩnh Phúc cho gà con vào một chuồng, sau này khi bắt được gà rừng Vĩnh Phúc cho gà rừng vào chuồng khác. Nên giờ đã có hai chuồng gà nhỏ.

Lại nói đến gà con Vĩnh Phúc mua hôm nào giờ đã toàn bộ lớn. Vì Vĩnh Phúc nuôi giun đầu thành công nên thức ăn cho gà rất sung túc. mấy hôm trước đã hạ lứa trứng đầu tiên.

Vì bận thu hoạch vụ thu nên trứng gà được tích góp trong nhà chưa đem đi bán. Lúc làm vụ thu Vĩnh Phúc đã nấu một ít cho mọi người ăn.

Bên đó, từ lúc lên núi đào cặm bẫy, Vĩnh Phúc đã giữ lại một số gà rừng mái. Sau chỉ giữ một đầu gà rừng trống để vào chuồng nuôi.

Vì gà rừng đã trưởng thành nên chăm sóc một chút cho bọn chúng quên nơi ở mới là được. Sau một tháng số gà rừng đã đẻ trứng.

Trong thôn thường không thích nuôi gà rừng vì gà rừng ít đẻ trứng,  trứng lại nhỏ, lại còn rất hay ra vườn rau bới đất. Nhưng Vĩnh Phúc thấy gà rừng rất tốt nuôi. Vĩnh Phúc nuôi gà rừng trong chuồng rất ít cho chúng ra ngoài, cung thức ăn tốt cho chúng nên giờ đám gà rừng đã an ổn và đẻ rất nhiều trứng.

Lúc trước gần vụ thu Vĩnh Phúc có lên trấn trên mua thịt cũng đã hỏi bên Hưng Duyệt lâu và hẹn qua vụ thu sẽ đem trứng lên bán. Vĩnh Phúc định ngày mai lên trấn trên. Cùng lúc lại có mấy con thỏ thịt xuất chuồng nhân tiện bán chung.

Vĩnh Trung, Vĩnh Bình, Như Quyên cũng muốn lên trấn trên xem náo nhiệt. Về Vĩnh Trung lần lên trấn trên là bán măng và cá, bán xong lại nhanh về nhà vì Vĩnh Bình và Như Quyên cồn ở nhà nên với trấn trên Vĩnh Trung cũng khá tò mò.

Sáng sớm Vĩnh Phúc đậy sớm, trước tiên rửa mặt sau đó các bs thùng nước ra bờ sông. Đến bờ sông Vĩnh Phúc trước tiên đi xem xọt cá xem có cá hay không.

Qua mấy tháng nay Vĩnh Phúc đã thay hai lần xọt nhưng cũng chỉ làm vài cái xọt. Không phải Vĩnh Phúc không muốn làm nhiều xọt bắt cá mà vì xọt cá rất dễ bắt trước chỉ nhìn lâu một lát là có thể bắt trước rồi.

Ở nơi này không có khái niệm lề bản quyền, nên Vĩnh Phúc không định nói cho mọi người biết vì không muốn tiếng tốt không được lại được tiếng xấu. Mặc dù nói người nơi đây chất phát thật thà nhưng cũng không ít có người ganh tị mà nói xấu.

Xem vài cái xọt cá xong thấy thu hoạch cũng không tệ. Mang cá về nhà xong, lại thêm một lần xách nước đổ vào thùng chứa nước đầy xong thì Vĩnh Trung đã thức giấc đang rửa mặt.

Hôm nay Vĩnh Phúc thu được năm con cá lớn và năm con cá nhỏ. Cá lớn thì để cùng với cá hôm qua thu được một lát bán cùng với trứng và thỏ. Cá nhỏ thì làm nấu canh sau đó còn dư sẽ đem cá muối lên.

Gần đây có trứng gà ăn nên nhà Vĩnh Phúc cũng trữ không ít cá muối. Một đầu cá muối to khoảng một cân, nhưng đối với một nhà trong thôn mà nói thì đủ để họ ăn hai ngày. Vì vậy, Vĩnh Phúc lưu trữ cá muối để đến tết sẽ là quà tặng cho các nhà trong thôn ăn tết.

Vĩnh Phúc làm cá xong Vĩnh Trung cũng đã thức dậy đang rửa mặt. Thấy Vĩnh Phúc làm cá, Vĩnh Trung cũng nhanh tay làm đồ ăn. Giao cá đã làm sạch xong cho Vĩnh Trung,  Vĩnh Phúc đi phòng ngủ kêu Vĩnh Bình và Như Quyên đậy.

Ăn sáng xong trời cũng sáng hẳn nhưng mặt trời vẫn chưa lên. cả nhà ra khỏi nhà tiến đến trấn trên.

Đến trấn thì mặt trời cũng đã lên, giờ này chắc cũng khoảng 7h30. Cũng may vì họ không bán đồ ăn ở chợ. Nếu giờ này đi bán thì đã không còn chỗ ngồi tốt chỉ còn những góc khuất mà thôi.

Vĩnh Phúc cùng bọn nhỏ trực tiếp đến Hưng Duyệt lâu cửa sau. Đến đó Triệu thúc đã chờ họ. Trải qua mấy tháng cứ cách vài ngày Vĩnh Phúc lại đem cá đến bán, lâu lâu lại có gà rừng, thỏ và một ít trứng.

Cách đây vài ngày Vĩnh Phúc đến nói qua vụ thu sẽ đến. Qua vụ thu mỗi ngày Triệu thúc sẽ nhìn một chút xem Vĩnh Phúc có đến hay không.

Không ngờ hôm nay Vĩnh Phúc còn dẫn theo ba đứa nhỏ cùng đến, một đầu thấy chỉ thua Vĩnh Phúc một, hai tuổi, còn lại hai đứa khoảng năm, sáu tuổi. Ngạc nhiêu một chút Triệu thúc cũng nhanh chóng tiếp nhận và chuyển xọt trúc vào bên trong.

Tổng cộng được 8 con cá lớn, 6 đầu thỏ thịt, 5 đầu gà trống trong đó có một đầu gà rừng, trứng gà được 6 chục, trứng gà rừng được 4 chục. Thu được một lượng ba trăm chín lăm văn tiền, Triệu thúc đưa chẵn một lượng bốn trăm văn tiền. Đúng là đại thu hoạch.

Tính ra từ đầu xuân Vĩnh Phúc xuyên đến đầu mùa thu thu hoạch cũng đã được bảy tháng. Trong vòng bảy tháng mà đã để dành được năm lượng bạc thì đã rất lợi hại, còn đắp được căn nhà, không những ấm no mà còn dư bạc.

Như vậy cũng đã làm cả nhà Vĩnh Phúc vui vẻ không thôi rồi. Lúc mới đến đây nguyên thân Vĩnh Phúc vì đói mà phải mượn lương thực, dính mưa phát sốt mà không tiền để tìm đại phu.

Bây giờ thì đã khác rồi, cả nhà sắc mặt hồng hào, mập lên không ít, mỗi ngày được ăn cơm no bụng, bàn cơm lúc nào cũng có cá, thịt cuối cùng là trong nhà cũng có bạc dư để dành.

19. Mua đồ

Ra khỏi Hưng Duyệt lâu, Vĩnh Phúc dẫn cả nhà đến tiệm vải. Lúc trước trong nhà không có đủ giường chiếu nên chỉ dùng hai phòng. Lúc sau cả nhà bận nên cũng quên việc mua giường mới nên nhân tiện hôm nay mua giường chiếu.

Đến tiệm vải, Vĩnh Phúc lên tiếng hỏi tiểu nhị bán hàng:

" Tiểu nhị ca ở đây có bán giường chiếu không? Ta cần mua hai bộ."

"Ân, giường chiếu nơi này có bán, ngươi cần loại mới hay loại cũ, loại mới thì không tiện nghi lắm năm trăm văn một bộ, loại cũ thì giá sẽ thấp hơn vì đã có người dùng qua nhưng vẫn còn tốt chỉ hai trăm văn một bộ, ngươi lấy loại nào?" Tiểu nhị từ tốn nói.

Chưa đợi Vĩnh Phúc trả lời Vình Bình và Như Quyên đã lên tiếng:

"Ca, chúng ta chỉ cần bộ cũ là được!"

"Đúng vậy ca, bộ cũ tiện nghi hơn nhiều, đợi khi nào có tiền cả nhà ta sẽ đổi toàn bộ giường chiếu cũ thành mới được không? Nhưng bây giờ đệ thấy không nên mua cái mới quá mắc." Vĩnh Trung cũng nói.

Vĩnh Phúc thở dài gật đầu với bọn nhỏ, sau đó quay lại nói với tiểu nhị:

"Tiểu nhị ca lấy cho ta hai bộ giường chiếu cũ là được!"

Đợi tiểu nhị lấy hai bộ giường chiếu ra, sau đó Vĩnh Phúc xem hai bộ giường chiếu vẫn còn tốt, không có vết rách hay vết vá lại nên đồng ý mua. Vĩnh Phúc lấy bốn trăm văn tiền đưa cho tiểu nhị. Vĩnh Phúc quay đầu lại, thấy trong góc có hai túi vải vụn chuẩn bị vứt đi nên nói với tiểu nhị:

"Tiểu nhị ca, hai túi vải vụn này cửa tiệm nếu không cần có thể cho ta được không?"

"Được, nếu ngươi thích thì cứ cầm đi, thứ này cũng đã không dùng làm gì nữa."

Khi ra khỏi của tiệm vải ngoài hai bộ giường chiếu ra thì có thêm hai túi vải vụn được để vào bên xe kéo. Trước khi đi Vĩnh Phúc còn nói với tiểu nhị nếu có vải vụn thì để lại cho mình, mình sẽ trả mười văn tiền cho ba túi vải. Tiểu nhị cũng đồng ý, vải vụn cuối cùng sẽ vứt đi nếu có người đặt mua thì kếm thêm tiền tiêu vặt thôi, lại không mắc công đi vứt nữa.

Sau đó, Vĩnh Phúc dẫn bọn nhỏ đi trên đường dạo. Bọn nhỏ cứ tò mò hết nhìn đông lại nhìn tây. Một tiếng rao hàng làm cho bọn nhỏ chú ý đến.

"Kẹo hồ lô đây, kẹo hồ lô hai văn tiền một xâu đây!"

Vĩnh phúc thấy bọn nhỏ nhìn đăm đăm về phía người bán kẹo hồ lô. Bọn nhỏ dùng ánh mắt khao khát nhìn về phía những xâu kẹo hồ lô đỏ lóng lánh ánh đường.

Thấy bọn nhỏ như vậy, Vĩnh Phúc nghĩ trong trí nhớ của nguyên thân hình như bọn nhỏ vẫn chưa ăn qua kẹo hồ lô. Vĩnh Phúc thấy bọn nhỏ như vậy trong lòng chợt đau nhói lên.

Vĩnh Phúc đi đến chỗ người bán kẹo hồ lô mua ba xâu kẹo, đưa sáu văn tiền cho người bán, sau đó cầm ba xâu kẹo hồ lô đi về chỗ bọn đưa cho mỗi người một xâu. Bọn nhỏ lại nháu lên không nhận.

"Ca, ta không cần! Hai văn tiền một xâu quá mắc, ca để dành tiền mua lương thực trong nhà đi!"

Nỗi ám ảnh về cái đói đã làm bọn nhỏ lúc nào cũng tiết kiệm không dám ăn chỉ để dành tiền mua lương thực. Vĩnh Phúc lại thở dài một hơi nói:

"Ca đã mua rồi không thể trả lại được. Lại nói trong nhà bây giờ đã khá hơn không tính gì tiêu mất sáu văn tiền này đâu. Cho nên các đệ, muội chia nhau ăn đi!"

"Ca vậy sao ca không mua phần của mình nữa mà chỉ mua phần của bọn đệ?"

"Ca thật không thích ăn ngọt, các đệ ăn là được! Ta trích ăn xương cốt hơn , một lát đi mua xương cốt về hầm canh ăn là được."

Bọn nhỏ gật đầu đồng ý, thầm nghĩ một lát đi mua thật nhiều xương cốt về cho đại ca ăn đủ. Lại nói xương cốt hầm canh rất tốt uống nên cả nhà ai cũng thích cả.

Bọn nhỏ vừa cầm kẹo hồ lô ăn vừa đi về phía trước xem, ánh mắt cứ tò mò nhìn đồ vật được bày bán trên đường.

Lại đến một nhà bán đồ sắt, Vĩnh Phúc vào trong xem một chút trong nhà còn thiếu cái gì có thể mua bổ vào.  Vĩnh Phúc mua thêm một cái lò bằng sắt ngày đông thể ăn lẩu, mua thêm cái xẻng đào đất, thêm một nồi sắt để ăn lẩu. Vĩnh Phúc đi đến trong góc thì thấy một cái cối đá bám đầy bụi chắc đã để lâu lắm rồi.

Vì cối đá nhỏ không được dùng nhiều nên nhiều người không chọn mua nó. Nhưng với Vĩnh Phúc mà nói nó rất vừa tay mình, nên Vĩnh Phúc muốn mua.

"Ông chủ cái cối đá này bán bao nhiêu tiền?"

"Haizz, cái cối đá này là thân thích trong nhà có việc cần tiền gấp nên bán cho ta. Ta thấy họ đáng thương nên mua giúp bán lại, ai người mọi người điều chê cái cối đá nhỏ không thể làm gì nên đã để ở đó nửa năm mà không ai lấy. Nếu ngươi muốn mua thì ta bán lại cho ngươi giá một trăm văn tiền. Ta nói thật lúc mua nó cũng một trăm văn nên ngươi không cần trả giá với ta."

"Được ta lấy nó, ông giúp ta bê cối đá lên xe kéo đi."

Thật thì cối đá nhỏ nhưng cũng nặng tổng cộng khoảng một trăm mười cân, phần trên đã nặng năm mười cân, phần dưới đã nặng sáu mươi cân rồi.

(Nhắc lại cho mọi người nhớ là 1 cân=500gram nhé. Mình không nhớ phần trên mình quy định bao nhiêu nữa, nếu có sai mọi người nói với mình nha, để mình sửa lại cho thống nhất.)

Để đồ lên xe kéo xong Vĩnh Phúc lấy một trăm bảy mươi văn tiền trả cho ông chủ.

Cả nhà tiếp tục đi trên đường, đi đến tiệm bán đồ cũ Vĩnh Phúc cũng mua thêm một chút chén, dĩa ăn trong nhà tốn năm mươi văn tiền. Thấy đồ trên xe kéo cũng nhiều và nặng. Vĩnh Phúc thấy thời gian không sai biệt lắm đến cơm trưa nên dẫn cả nhà đi đến một quán mì thịt bằm gọi mỗi người một chén. 

Ăn xong mì, Vĩnh Phúc thanh toán bốn mươi văn tiền sau đó rời khỏi tiệm đi đến quầy thịt. Vĩnh Phúc mua một miếng thịt mỡ hai cân, hai cân thịt ba chỉ, một bộ xuống nước, một đầu heo, bốn chân heo. Vĩnh Phúc trả 99 văn tiền cho ông chủ, ông chủ vui mừng tặng tất cả xương heo còn lại cho Vĩnh Phúc,  xương heo cũng rất nhiều khoảng chừng năm cân.

Lấy thịt heo để vào xe kéo, Vĩnh Phúc dẫn mọi người đến tiệm tạp hóa mua một cân muối, một cân nước tương, một cân giấm cùng một cân dầu thắp. Thanh toán tiền cho chủ tiệm, cả nhà Vĩnh Phúc quyết định về nhà.

Vì xe kéo đã chứa toàn đồ vật mua trên trấn nên Vĩnh Bình và Như Quyên phải đi bộ về nhà. Có hai tiểu chân ngắn nên tốc độ mọi người chậm hơn lúc đi rất nhiều. Về đến nhà trời đã gần chiều, mọi người cùng nhau rửa mặt nghỉ ngơi sau đó dọn đồ trên xe kéo vào nhà.

Dọn dẹp xong mọi thứ lại quay sang xử lý thịt heo mua về. Hôm nay Vĩnh Phúc mua về có xương cốt trước xử lý sau đó lấy một ít đi hầm canh. Để xương vào nồi xong lại tiếp tục xử lý số thịt heo còn lại.

Hôm nay Vĩnh Phúc mua rất nhiều thịt,  xuống nước,  một cái đầu heo lớn cùng bốn cái chân heo. Thịt thì xử lý rất dễ, rửa xạch sau đó treo từng miếng lên mái hiên hong gió là được. Bây giờ thời tiết vào giữa thu nên đã không còn nóng như mùa hạ nên thịt có thể để lâu một chút.

Xuống nước thì tách ra sau đó rửa sạch, sau đó luộc sơ qua là được, lấy ra sau đó cũng treo lên mái hiên cho ráo. Chỉ có đầu heo cùng chân heo là khó xử lý nhất, cho vào nước sôi để khoảng 30 giây là lấy ra liền.

Sau đó có thể cạo lông heo dễ hơn. Vì đầu heo và chân heo có một số nơi rất khó cạo lông nên khi xử lý xong tất cả thịt heo thì đã đến giờ làm cơm chiều.

Cả nhà ăn cơm chiều xong thì tắm rửa, sau đó nói chuyện một chút thì đi ngủ. Vì hôm nay đi rất nhiều nên mọi người điều mệt mỏi rất nhanh đã rơi vào mộng đẹp.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro