Chương 165: Xử Lý Cửu Vĩ Hồ(1)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Sắc trời tối tăm, mây đen nghìn nghịt bao phủ trên đầu, mười mấy nam nữ áo quần hoa lệ dắt kiếm đi trong rừng cây, mắt không nhịn được mà nhìn ngó khắp nơi.

Người lớn tuổi nhất trong đó tay trái cầm một pháp khí dẫn đường, đi mấy bước rồi dừng, "Các sư đệ sư muội, cấm địa yêu thú đã ở ngay trước mắt."

Đang nói là Thiên Thủy Tông Nhất Chỉ Phong Đại sư huynh Ngô Khoáng Bách, lần này hắn phụng sư mệnh dẫn dắt đồng môn sư đệ, muội tới tham gia Tương Yêu Khế(*) diễn ra 5 năm một lần.

Tu sĩ tham gia Tương Yêu Khế mỗi lần đều không hề ít, bởi vì khi tham gia khế yêu, bọn họ có thể kết khế ước với một con yêu thú. Một khi khế ước thành, chỉ biết con đường tu đạo tương lai càng thêm thuận lợi.

Khi Tương Yêu Khế diễn ra, cấm địa sẽ mở một trăm ngày, trong vòng một trăm thiên lý*, mọi người có thể thoải mái tìm kiếm yêu thú mình thích, nhưng lòng người tham lam, mà cấm địa lại không thiếu yêu thú cấp thấp chưa khai trí.

*: thiên lý ở đây hiểu là độ dài - một thiên lý bằng nghìn dặm

Chưa nói tới tinh lực và thời gian phải bỏ ra, loại yêu thú này dù có bồi dưỡng tốt hơn nữa, tư chất cũng hữu hạn. Quan trọng nhất là, khi đã kết khế ước với một yêu thú, sau này sẽ không thể tham gia khế yêu nữa, cho nên trong thời gian một trăm ngày này, mọi tu sĩ đều tận lực tìm kiếm trân thú tư chất cao.

Đương nhiên không phải ai cũng có thể tham gia, mỗi lần Tương Yêu Khế sẽ cho các tông môn danh ngạch hữu hạn, có thể đến đây đều là đệ tử ưu tú nhất trong môn, không đủ ưu tú tới đây cũng chỉ chịu chết.

Thiên Thủy Tông vì là thiên hạ đệ nhất tông danh ngạch mới nhiều hơn mấy tông môn khác được chút, năm nay bị Nhất Chỉ Tông chiếm tới 17 danh ngạch.

Nghe bảo cấm địa đã ở ngay trước mắt, trên mặt mỗi người đều hiện hưng phấn và khẩn trương. Muốn khế ước với yêu thú, phải trả giá, không ít tiền bối một đi không trở lại, thi cốt vô tồn.

Đây là lần thứ hai Ngô Khoáng Bách tới khế yêu, vận khí hắn không tốt, lần đầu tiên hắn tới, dạo một vòng mà chẳng đụng phải yêu thú nào, tay không ra về, hắn hạ quyết tâm lần này phải đem về một con yêu thú.

Trong khi đoàn người thật cẩn thận tiến vào cấm địa, có một đôi mắt vẫn luôn nhìn bọn hắn chằm chằm. Lát sau, một thân ảnh nho nhỏ nhảy xuống từ tàng cây, chạy vào trong cấm địa.

Nếu có người khác ở đây, sẽ biết ngay nó là một con tuyết địa sóc. Sóc kia tay chân thoăn thoắt, chạy mãi không dừng, cuối cùng chui vào một cái sơn động.

Trong sơn động có cái giường đá, mà trên giường đang nằm một con hồ ly, hồ ly rất to, có cuộn mình cỡ nào thì vẫn cứ to, một mình chiếm hết cái giường lớn, mà chín cái đuôi của nó, hai cái ôm trong ngực, ba cái ở sau người, còn đâu quét đất hết.

Tuyết địa sóc túm đuôi Cửu vĩ hồ bò lên, thân mình nho nhỏ bò chưa đến nơi đã bị móng vuốt to đùng ấn bẹp.

"Lại đi chơi đâu đấy?" Cửu vĩ hồ ngẩng đầu, ngửi ngửi tuyết địa sóc, "Có mùi người."

Thân Giác bị đè dưới móng hồ ly, giãy cỡ nào cũng không thoát được, chỉ đành ngoan ngoãn nằm.

Cậu đã khôi phục ký ức được mấy tháng, cảnh này có hơi giống địa phương nguyên bản của cậu, ở đâu cũng có người mơ được thành tiên.

Thí dụ như Giải Trầm.

Giải Trầm là hoàng tử, năm mười tuổi bị đưa đến thiên hạ đệ nhất tu chân môn phái Thiên Thủy Tông, bái nhập vào môn hạ trưởng lão Nhất Chỉ Phong, trở thành đệ tử thân truyền, sau đó, chỉ trong thời gian 8 năm ngắn ngủi, hắn đã kết đan, trở thành đệ tử tu luyện nhanh nhất mấy trăm năm trở lại đây của Thiên Thủy Tông.

Năm nay là lần đầu tiên Giải Trầm tham gia Tương Yêu Khế, dịp may gặp được thượng cổ kỳ thú Cửu vĩ hồ trong cấm địa, kết thành khế ước, cũng chính là con bên cạnh Thân Giác đây.

Con Cửu vĩ hồ này tên là Phù Cửu Âm, không biết đã sống bao nhiêu năm, hồi giờ vẫn luôn ngây ngốc ở cấm địa, ham ăn biếng làm, có ăn cũng không thèm dọn rác. Trước khi Thân Giác đến ở, cái sơn động này mùi thúi huân thiên, tu sĩ có đi ngang qua chỉ ngửi mùi đã nín thở chạy mất dạng, có ai biết đấy là nơi ở của Cữu vĩ hồ đâu.

Vài thập niên trước, Phù Cửu Âm bắt được Thân Giác, tính ăn luôn, nhưng nhìn bụng mềm bẹp bẹp, cơ thể không được mấy lạng thịt của Thân Giác, lại định nuôi thêm mấy ngày nữa rồi ăn,  giờ y còn chưa thấy đói.

Còn Thân Giác, tuy không bị ăn, nhưng suýt bị thúi chết.

Sóc cực kì chú ý đối với tổ của mình, đã chạy không thoát, cậu xem sơn động của Phù Cửu Âm là tổ, quét tước một lượt từ trong ra ngoài, vứt hết ba cái rác rưởi thúi hoắc đi luôn.

Phù Cửu Âm đã hạ cho Thân Giác một đạo lệnh cấm ngay khi bắt được cậu, chỉ cần Thân Giác trốn, sẽ lập tức ngất xỉu. Phù Cửu Âm hạ xong lệnh cấm, vừa lòng đi ngủ, chờ y tỉnh lại, sơn động đã đại biến.

Không có rác, hết mùi thúi, chỉ còn một con tuyết địa sóc mệt oải cả người tê liệt nằm dưới đất.

Từ đó, Thân Giác được Phù Cửu Âm giữ lại bên mình, làm một tiểu đệ chuyên quét tước dọn vệ sinh.

Họ sống cùng nhau đã vài thập niên, có đôi khi Phù Cửu Âm thấy Thân Giác dọn dẹp chậm quá, muốn giúp cậu tu luyện thành người, để hai cái móng nhỏ của Thân Giác không cần cố sức kéo rác nữa.

Y hái cho Thân Giác không ít diệp linh hoa, nhét cho cậu ăn, cũng chả cần biết cậu có chịu được cách thức đốt cháy giai đoạn thô bạo như vậy không.

Yêu thú muốn tu thành hình người ít nhiều gì cũng phải mất mấy trăm năm, mà Thân Giác vừa mới được sinh ra hai năm đã bị Phù Cửu Âm chộp được.

Thân Giác dựa vào ý chí sống sót qua, lại bị nhồi cám nuôi vịt, không biết đã hôn mê bao nhiêu lần.

Mỗi lần Thân Giác ngất xỉu, Phù Cửu Âm đều về đi ngủ, y nghĩ rất lạc quan, nếu Thân Giác không qua được, thì y sẽ ăn luôn.

Nhưng Thân Giác chịu được, ở tuổi 50 ấy, tu thành hình người, làm cho Phù Cửu Âm cũng có chút kinh ngạc.

Càng làm cho Phù Cửu Âm kinh ngạc hơn, là hình người của Thân Giác.

"Sao trông mi giống ta như đúc vậy?" Phù Cửu Âm ôm đuôi to của mình, lười biếng gãi cằm.

Lần đầu tiên huyễn hình của yêu thú sẽ quyết định bộ dáng sau này, phần lớn yêu thú đều sẽ tưởng tượng bộ dáng mình muốn biến thành trước, khi biến thành hình người cũng không xấu được, nhưng những yêu thú đó đều được cha mẹ tiền bối dẫn dắt, biết phải làm thế nào.

Còn Phù Cửu Âm, y không dạy.

Lúc Thân Giác biến hình trong đầu chỉ có mặt của Phù Cửu Âm, cho nên cậu biến thành bộ dáng của Phù Cửu Âm.

Nhưng cũng không giống hoàn toàn.

Hồ tộc mị hoặc trời sinh, càng đừng nói tới Phù Cửu Âm là Cửu vĩ hồ, nguyên hình của y toàn thân tuyết trắng, khi ở hình người, giữa mày còn có hoa văn lửa đỏ, càng làm cho gương mặt yêu dị đến khó tả.

Mà gương mặt này của Thân Giác chỉ có thể nói là "họa hổ bất thành phản loại cẩu"**, đã không có hoa văn lửa đỏ, càng không có túi da tinh xảo của Phù Cửu Âm. Thậm chí vì quá trình tu luyện đốt cháy giai đoạn quá mức, Thân Giác còn không giấu được đuôi và tai, nên chúng thường xuyên thò ra khi cậu ở hình người.

**: Vẽ hổ không thành lại thành chó, có nghĩa muốn bắt chước làm việc lớn mà bất tài thì cuối cùng dễ trở thành trò cười cho thiên hạ.

"Giống thì giống đi, cũng vậy." Phần lớn thời gian Phù Cửu Âm dùng để ăn và ngủ, Thân Giác có mang cái mặt giống y hơn nữa y cũng không để ý.

Nhưng Thân Giác để ý, thế nên hiếm khi cậu biến thành hình người, vẫn cứ dùng nguyên hình lau dọn vệ sinh, làm cho Phù Cửu Âm hơi bất mãn, nhưng nhìn Thân Giác cần mẫn, cũng không nói gì.

Ở trong cảm nhận của Thân Giác, Phù Cửu Âm tuy cường đại nhưng lại không biết chăm sóc bản thân, nên cậu cho rằng mình với Phù Cửu Âm sống nương tựa nhau chứ không phải cậu gian nan cầu sinh dưới chân Phù Cửu Âm.

Đến năm thứ 62 Thân Giác cho rằng hai người sống nương tựa nhau, Phù Cửu Âm gặp Giải Trầm.

Bọn họ kết thành khế ước, Phù Cửu Âm đi theo Giải Trầm, rời khỏi cấm địa.

Thân Giác đi theo Phù Cửu Âm ra ngoài, mỗi ngày của cậu là dùng nguyên hình ngồi xổm trên vai Phù Cửu Âm, vì tuổi còn quá nhỏ, ai cũng tưởng cậu là yêu thú thông thường chưa khai trí, cũng không ai có hứng thú gì với cậu.

Đại yêu Phù Cửu Âm vừa ra núi liền khiến cho toàn giới tu chân chấn động, không ai từng nghĩ một tu sĩ mười tám tuổi có thể kết khế ước cùng một con Cữu vĩ hồ thượng cổ.

Khế ước chia làm hai loại, một là khế ước yêu thú, hai là khế ước linh hồn, cái một chỉ cần chủ nhân chết, yêu thú sẽ có thể kết khế với chủ nhân mới, cái hai thì chủ chết, yêu cũng chết theo.

Không ít người đánh chủ ý lên Phù Cửu Âm, muốn giết chết Giải Trầm. Phù Cửu Âm sửa lại dáng vẻ lười biếng ngày xưa, chắn giúp Giải Trầm biết bao là nguy hiểm, Thân Giác cũng kinh ngạc không thôi.

Người muốn giết Giải Trầm rất nhiều, trong đó có cả ma tu, lấy Tiết Vấn Xuân cầm đầu. Tiết Vấn Xuân thiên tư cực cao, hơn cả Giải Trầm, thời gian tu luyện lại dài hơn Giải Trầm mấy trăm năm, làm Giải Trầm nhiều lần suýt chết trong tay gã.

Phù Cửu Âm muốn bảo vệ Giải Trầm, nhưng thi đấu ở giới tu chân lại không cho yêu thú vào trận.

Trong cảnh này, người ma tuy đối lập, nhưng hai bên nước giếng không phạm nước sông, còn cho tổ chức đại hội luận bàn mỗi 5 năm một lần.

Tiết Vấn Xuân và Giải Trầm được xếp vào một trận đối đầu.

Phù Cửu Âm muốn âm thầm giết chết Tiết Vân Xuân, nhưng Giải Trầm đoán được tâm tư của y, ngăn cản không cho đi, bảo là muốn đường đường chính chính đánh một trận ra trò với Tiết Vấn Xuân. Phù Cửu Âm biết Giải Trầm đánh không lại Tiết Vấn Xuân, nhưng Giải Trầm không cho y đi, nghĩ nghĩ, thế là bắt Thân Giác đi thay.

Đạo hạnh Thân Giác không cao, nhưng lại có cái mặt gần như giống hệt Phù Cửu Âm, thế là Phù Cửu Âm làm cho Thân Giác một thủ thuật che mắt đánh tráo, rồi để Thân Giác giả vờ đến cậy nhờ chỗ Tiết Vấn Xuân, tùy thời giết gã, thế thì đâu tính là vi phạm mệnh lệnh của Giải Trầm.

Nhưng Thân Giác ám sát thất bại, vì Tiết Vấn Xuân chớp mắt đã nhìn ra cậu không phải Phù Cửu Âm, vì tướng mạo có giống nhau như đúc, Thân Giác cũng không có cái mị hoặc của Phù Cửu Âm.

Tiết Vấn Xuân mạnh mẽ ép Thân Giác biến về nguyên hình, phát hiện cậu là con sóc hay ngồi xổm trên vai Phù Cửu Âm, liền lấy mạng Thân Giá đi đe dọa Phù Cửu Âm.

Mà Phù Cửu Âm, y đang bận giúp Giải Trầm khai thông, miễn cho hắn chết trên đài thi đấu.

Chờ mãi chả thấy người đâu, Tiết Vấn Xuân nổi giận, chém đứt đuôi của Thân Giác, gọi người đưa qua cho Phù Cửu Âm, vẫn không có phản hồi. Chờ gã hết giận, lại nhớ tới gương mặt giống hệt Phù Cửu Âm kia, lại bắt Thân Giác biến thành hình người, dùng đủ loại thủ đoạn lăng nhục Thân Giác tới chết, ném xác ngoài núi Thiên Thủy Tông.

Con tuyết địa sóc bị vứt trên đất, cả người toàn máu, vì hình thể quá nhỏ, rất lâu sau mới bị phát hiện.

Có người nhận ra Thân Giác, đưa cậu đến chỗ Giải Trầm.

Giải Trầm nhìn thấy thi thể Thân Giác, có hơi sửng sốt, xong liền chuyển cho Phù Cửu Âm xem.

Phù Cửu Âm không nhận, chỉ liếc mắt một cái, lười biếng nói: "Ném đi, giờ ta không ăn thịt sống nữa."

Sống với con người lâu rồi, y cũng học theo ăn thịt chín.

Hồn Thân Giác còn chưa tán, nghe một câu kia, hồn phách rốt cuộc tản đi mất.

Đối với Phù Cửu Âm mà nói, Thân Giác chỉ là lương thực dự trữ của y, đồng loại y còn ăn được, nói gì đến một con tuyết địa sóc từng bên y mấy chục năm?

Nhưng với Thân Giác, mấy chục năm đó là tất cả những gì cậu có.

__________

(*): Bản convert ghi chỗ này là "khế yêu sẽ", mình tưởng sẽ(将要) ở đây là do đánh nhằm hoặc có nghĩa gì đó khác, tra ra thì thấy họ ghi hán việt là tương yêu, nên mình để vậy nha, nếu bạn thấy không hợp lý thì chỉ mình với nhé!

Xưng hô của Giác nhà mình với anh Âm là "em-anh" vì trong suy nghĩ của ẻm hai người rất thân thiết, cả những lần suýt chết đó Giác cũng nghĩ là vì anh Âm muốn tốt cho ẻm, đến tận khi chết ẻm vẫn nghĩ vậy, mà Phù Cửu Âm đẹp người chứ nết chẳng đẹp, cũng là "thú rừng" thôi nên chả nói chuyện thanh nhã gì, nên theo mình, anh Âm xưng "ta-mi" là hợp lí nhé!

Công nhận cổ đại+tu tiên khó edit thật, nhất cái chỗ sư huynh tỷ đệ muội ấy, hu hu hu nhưng cũng cố edit nhanh nhanh còn đọc nhật ký của bé sóc nữa:(((

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro