Chương 4

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Sáng sớm hôm sau, Tarát Bunba liền bàn với viên thủ lĩnh mới để tìm cách đưa đám quân Cô-dắc này ra trận. Thủ lĩnh này là một Cô-dắc đa mưu túc trí, hiểu rõ tâm địa người Dapôrô. Trước hết, lão trả lời Bunba:

- Không vì lẽ gì chúng ta trái lời thề được!

Im lặng một lúc, lão tiếp:

- Không thể trái lời thể, nhưng chúng ta vẫn còn cách xoay xở. Ta hãy cứ tập họp quân Cô-dắc lại, không phải do lệnh tôi mà do tự ý muốn của họ. Anh cũng thừa rõ nên làm thế nào rồi. Tôi và tất cả những người chỉ huy khác sẽ đến, làm như chúng tôi không hay biết gì cả.

Chưa đầy một giờ, sau cuộc bàn bạc ấy, tiếng chiêng đã nổi inh lên. Một đám đông Cô-dắc lập tức hiện ra, người này còn chếnh choáng, láo đảo, người khác thi được kích thích sôi sục. Trong chốc lát, hàng ngàn chiếc mũ Cô-dắc đã che kín quảng trường. Người này hỏi người nọ:
- Ai đánh chiêng tập hợp đấy?

- Đề làm gì?

- Có việc gì thế? Không ai đáp cả. Tuy vậy, dần dần, trong đám đông đã có tiếng qua lại:

- Sao! Không đánh nhau hả? Vậy thì tính hoa lực lượng Cô Dắc để trôi ra biển ư? Mấy anh tướng ngồi không béo híp mắt lên! Thật không còn công lý gì ở đời này nữa!

Lúc đầu, phần đông còn im lặng nghe, sau chính họ cũng phải chịu là phải:

- Đúng, thật là không còn công lý nửa! Mấy viên tướng giả đò ngạc nhiên. Viên thủ lĩnh tiến ra:
- Anh em cho phép tôi nói.

- Nói đi!

- Anh em cũng như tôi, ai cũng biết rằng trong bọn Dapôrô chúng ta, nhiều người mắc nợ lũ chủ quán Do Thái, nợ cả bạn bè nữa; nợ nhiều quá, chẳng còn ai giúp đỡ nửa. Vả lại, tôi cũng phải nói thêm là còn đông anh em ở đây chưa hề biết thế nào là trận mạc, thế nào là chinh chiến. Bà con biết rõ đây, đã là trang nam tử thì phải biết nghề cung kiếm, người mà chưa hề giao chiến đánh bọn vô đạo thì đâu còn xứng danh Dapôrô nữa!

Bunba nghĩ bụng: Hắn nói hay quá!

- Anh em chớ nên nghĩ rằng tôi nói thế là để phá hoại hòa bình. Có Chúa chứng lòng tôi. Có thế nào tôi nói thế... Chúng ta có Nhà thờ mà để Nhà thờ Chúa tiều tụy thì còn mặt mũi nào! Chiến khu ta nhờ Chúa che chở lập nên đã lâu năm, ấy thế mà Nhà thờ Chúa chưa bao giờ được tu bổ lại! Các tượng liệt thánh cứ trơ trụi. Có ma nào nghĩ đến việc sắm chiếc khung bạc đem lồng! Nhà thờ có hưởng ít "của hậu" của mấy vị Cô-dắc quá cố để lại, nhưng nào được bao năm, vì lúc sinh thời các vị ấy đã chè chén hầu hết. Đấy là tôi nói thế, nhưng cũng đừng gán cho tôi là có ý sắp đi gây chiến với quốc vương nước Thổ. Thế chẳng hóa ra là phạm tội trọng ư vì chúng ta đã thể trước Chúa là phải giữ mối hòa hảo!

Tới đây Bunba lẩm bẩm: Kia! Hắn đâm lẩn thẩn sao?

- Không, anh em!- Viên thủ lĩnh tiếp tục. - Chúng ta không thể gây chiến được, danh dự người hiệp sĩ không cho phép chúng ta làm thế. Nhưng theo ý thô thiển của tôi thì có thể cứ để bọn trẻ đi. Cho chúng đi kiếm chác tí chút ở bờ bể Anatôli. Ý anh em nghĩ sao?
- Chúng tôi đi tất! - Tiếng nói vang lên bốn phía.

- Chúng tôi sẵn sàng vì đạo mà hy sinh!

Viên thủ lĩnh đâm lo lắng. Lão không hề có ý muốn lôi cuốn cả chiến khu đi. vì lão coi việc phá hoại hòa bình là bất nghĩa.

- Bà con cho tôi nói thêm vài lời.

- Thôi! Nói nửa vô ích! - Quân Dapôró đáp.

- Anh em đã muốn, lão xin vâng. Lão xin tuân theo mọi người. "Ý dân là ý trời". Việc là thế, mà Kinh Thánh cũng dạy thế. Dân đã quyết thì không thể có điều gì khôn hơn. Tuy nhiên, còn có một việc cần tính đến: anh em biết rằng vua Thổ sẽ không lỏng tay với cái trò giải trí của đám thanh niên chúng ta đâu. Lúc này chúng ta cần phải chuẩn bị sẵn sàng và giữ gìn lực lượng thì sẽ cẩn tắc vô ưu. Nhược bằng bỏ đi hết, lũ chó Tác-ta nhân lúc sơ hở sẽ đánh vào chiến khu; lũ chúng là chó giữ nhà cho bọn Thổ đấy! Chúng không dám dằn mặt đánh ta, có ta ở nhà thì chúng đâu dám bén mảng vào chiến khu. Nhưng nếu hở cơ, chúng sẽ cắn trộm ta thật đau. Hơn nữa, chúng ta nào có đủ thuyền, đủ thuốc súng mà đòi đi ráo? Anh em nên hiểu cho; về phần tôi, tôi rất muốn cho ra trận hết, tôi chỉ là kẻ tuân theo ý mọi người.

Nói xong, viên thủ lĩnh đa mưu im bặt. Đám Cô-dắc bắt đầu bàn bạc trong lúc các tướng chỉ huy thảo luận. May sao số người say không nhiều và mọi người đã quyết định phải nên thận trọng. Tức thì một số người được phái sang bên kia bờ sông Đniép thu thập vàng bạc và khi giới trước kia cướp được của quân địch và đã đem chôn dưới nước, giữa bãi cói, tại một nơi rất bí hiểm. Một bọn khác ra bờ sông, soát lại ghe thuyền và trang bị đầy đủ.

Trong chớp mắt, trên bờ sông, người đứng đen nghịt. Thợ mộc cầm rìu chạy tới. Đó là những lão già Dapôrô ngăm nâu, râu đen hoặc hoa râm, vai rộng, chân khỏe, quần xắn móng lợn. Nước ngập đến đầu gối, họ kéo dây để thả ghe thuyền xuống nước. Có người, mang rui, mè đến để sửa chữa, có người xáp lại mạn thuyền. Theo lệ Cô-dắc, họ buộc vào sườn thuyền những bó cói để giữ cho sóng khỏi nhận chìm, lúc nổi giông tố. Lửa đỏ rực bên bờ sông. Họ đang nấu nhựa bằng vạc. Khắp vùng, tiếng búa vang lẫn tiếng người reo. Hai bờ sông Đniép ồn ào, cuộc sống nhộn nhịp, tưng bừng. Giữa lúc ấy có chiếc phà lớn áp vào bờ. Từ xa phu phà vung mạnh cánh tay. Đó là mấy người Cô-dắc rách rưới, có người chỉ còn manh áo lót mỏng, miệng vẫn ngậm tẩu thuốc ngắn. Trông hình dáng tiểu tuy, biết là họ vừa thoát khỏi một tai nạn, hoặc giả vì mảng vui quá chén mà bán sạch quần áo. Một lão Cô-dắc béo lùn trạc năm mươi, từ trong đám người bước ra. Hắn vung tay mãi và thét to hơn; "Các bạn ơi!" Nhưng từ trên bờ, tiếng búa, tiếng hò át hẳn lời hắn. Đò vừa cập bến, viên thủ lĩnh vội hỏi:

- Các người đến đây làm gì vậy?

Trên bờ, mọi người ngừng tay. Họ nhìn và chờ xem có việc gì sắp xảy ra.

- Nguy tai! - Người Cô-dắc thấp béo trong đò đáp.

- Nguy à?

- Thưa các ngài Dapóró, các ngài cho phép tôi nói chứ?

- Nói đi!

- Hay là phải họp hội đồng rồi mới trình bày được?

- Cứ nói đi. Hội đồng có mặt đông đủ cả ở đây! Mọi người tới gần và vây quanh mấy người mới đến.

- Vậy ra các ngài không biết tý gì về việc xảy ra ở Hétman China?

- Có việc gì thế? - Một ataman' hỏi.

- Ô! Ổ! Có dễ thằng Tác-ta nhét đất thó vào tai các ngài nên các ngài không nghe chi cả.
- Nói đi chứ! Có việc gì thế?

- Nhiều chuyện lắm. Từ thuở cha sinh mẹ đẻ và .chịu phép thánh đến nay, chúng tôi chưa hề thấy chuyện lạ lùng như thế bao giờ!

- Đồ chó đẻ, nói đi? - Một người trong đám đông sốt ruột gắt ầm lên.
- Nhà thờ Liệt thánh không còn là của ta nữa.

- Sao? Không còn là của ta nữa?

(1) Hétman china: một vùng của nước Ucraina, bên phía hữu ngạn sông Đniệp gồm 2 tỉnh Kiếp và Tsécnisốp do một viên tổng trấn của Nhà vua Ba Lan cai trị. ( Ataman: chức vụ người chỉ huy một cureng cả về mặt quán sự và hành chính. Trước năm 1723. do dân bầu. từ 1723 trở đi. do triểu đình chỉ định.)

- Người ta đã đem cầm cho bọn Do Thái. Và muốn làm lễ thì trước tiên phải nộp tiền cho thằng quản lý Do Thái.

- Anh nói cái gì lạ lùng thế?

- Đúng như vậy! Lại nửa: nếu thằng Do Thái chó đẻ kia không in một dấu tay bẩn thỉu lên bánh thánh thì bánh ấy sẽ không thể dâng mình Chúa được!

- Nó nói láo, anh em ạ. Làm sao tên Do Thái bẩn thỉu kia lại có thể in dấu tay lên bánh thánh?
- Hãy khoan, tôi còn nói cho các ngài biết nhiều chuyện nữa. Trong cả xứ Ukraine hiện nay, các linh mục công giáo đều rong xe đi dạo mát. Nếu xe đó dùng ngựa kéo thì cũng chẳng nói làm gì. Đằng này lại do chính bổn đạo người Nga kéo mới ức chớ! Lại còn việc này nửa. Nghe nói mấy mụ đàn bà Do Thái lấy áo choàng của các linh mục để may váy! Đấy, sự tình ở Ukraine là thế đấy. Vậy mà các ngài ngồi ru rú trong chiến khu để đú đởn. Người ta sẽ nói các ngài sợ bọn Tác-ta đến nỗi hóa đui, hóa điếc, không còn biết việc gì xẩy ra ở Ukraina nữa.

- Khoan! Khoan! - Viên thủ lĩnh từ nãy vẫn giữ vẻ bình thản vội ngắt lời -  Người Dapôrô vốn có thái độ bình tĩnh trong những giờ phút nghiêm trọng. Họ không bốc đồng ngay, mà im lặng nghe để rồi sau đó đáng giận thì mới nổi lôi đình.

- Khoan! Ta hỏi câu này: "Còn các anh? Ma quỷ bắt bố mẹ các anh đi đâu? Các anh làm gì? Không có khí giới hay sao? Các anh chịu nhục nhã như thể được à?

- Chúng tôi còn làm được gì? Chúng tôi chỉ đành ngậm đắng nuốt cay! Các ngài mà ở vào địa vị chúng tôi có dễ muốn làm khác! Này, chỉ riêng bọn Ba Lan thôi, đã có hơn năm vạn... Và cũng chẳng cần che giấu cái nhục nhã trong nhà mà làm gì. Trong chúng tôi có những thằng chó phản trắc, những thằng phản Chúa đã theo đạo chúng nó.

- Thế tướng lĩnh các anh đâu? Họ làm gì?

- Lạy Chúa, xin đừng bắt chúng con phải chịu số phận của các ông ấy.

- Sao vậy?

- Ngài Ghếtman'" đã từ giã cõi đời ở Vácxôvi, bị quay chín trong một con bò đồng, còn tướng tá thì bị chặt tay chặt đầu, bêu chợ để răn người. Đấy, chư tướng đã chết như thế đấy.

Mọi người nhốn nhao, xao xuyến như sóng dậy! Nỗi im lặng ghê rợn bao trùm như báo hiệu một cơn giông tố sắp bùng nổ. Rồi tiếng reo hô bừng dậy khắp bờ sông:

- À ra lũ Do Thái chết tiệt dám lãnh trưng nhà thờ chúng ta? Cha cố đạo Thiên chúa dám bán bổn đạo chính giáo chúng ta đi kéo xe? Tổ quốc Nga lại chịu nhục với bọn vô đạo ấy hay sao? Chúng dám giết ngài Ghếtman và các tướng tá hay sao? Không thể tha thứ tội ác ấy được! Nhất định không tha thứ!

(1) Tục truyền rằng viên Ghếtman Nalivaykô. mót lãnh tụ của phong trào Cô-dắc cuối thế kỷ thư 17, bị quân Ba Lan bắt cầm tù rồi bị đốt cháy trong một con bò bằng đồng.

Những câu nói ây truyền từ miệng người này sang miệng người khác. Dân Dapôrô ầm ầm như sấm. Có những sức mạnh bấy lâu âm ỉ trong lòng họ, nay bỗng bùng lên. Họ không còn là những người nhởn nhơ vô tư nữa. Họ đang bị kích thích ghê gớm. Những con người dày dạn, những tâm trạng kiên cường ít khi nổi nóng, nhưng khi lửa giận đã bén rồi thì nó cháy rất lâu. Một người thét lớn:

- Treo cổ tất cả bọn Do Thái! Cấm chúng dám lấy áo lễ của linh mục chúng ta để may váy đàn bà! Cấm bàn tay bẩn thỉu của chúng in dấu lên bánh thánh! Bắt chúng thả trôi theo sông Đniép này

Những lời nói ấy từ trong đám đông thốt ra, như một tia lửa bén lên trong đầu óc đã nóng bừng của người Cô-dắc . Mọi người đổ ra vùng ngoại ô, tìm người Do Thái để làm cỏ. Bọn Do Thái hồn vía lên mây, hoang mang vô cùng, nhảy vào thủng, vào ống khói, trốn cả vào trong váy vợ. Nhưng khéo trốn đến đâu, người Cô-dắc cũng lôi ra được.

- Muôn lạy các Đức ông! - Một người Do Thái cao lỏng khỏng như một cây sào, mặt cắt không còn hạt máu, ngóc đầu lên, van như tế sao

- Lạy các Đức ông, xin cho tôi thưa một lời, một lời thôi. Xin báo các Ngài biết một việc các Ngài chưa hề nghe, một việc vô cùng quan trọng, quan trọng đến nỗi các Ngài không thể tưởng tượng được.

Bunba trọng nguyên tắc cho phép kẻ bị cáo được trình bày ý kiến, bèn ra lệnh:
- Cho nói!


Tên Do Thái bắt đầu:

- Lạy quý Đức ông! Chưa ai hề thấy bậc vương hầu quý giá như các Ngài. Tôi xin thề chưa thấy ai anh hùng và khoan hồng như các Ngài. (hắn sợ, giọng run lên cầm cập) Ai dám bảo chúng tôi âm mưu chống lại các Ngài Dapôrô? Chúng tôi không dính líu gì với bọn làm tôi tớ cho lũ Ba Lan cả. Chúng nó khác giống với chúng tôi, chúng là người Do Thái giả hình. Xin thể với các Ngài như thế, tuyệt đối không có dính líu gì. Mọi người biết cả đấy. Chúng chỉ đáng để cho người phỉ nhổ, quăng như đồ bỏ. Rồi mọi người sẽ thưa với các Ngài như thế. Có đúng thế không ông Chliôma? Phải không ông Chmun? Xin làm chứng cho chúng tôi.

- Xin thề là đúng như thế ạ!

- Chliôma và Chmun ấp úng trả lời, mặt tái, mũ rách. Tên Do Thái cao như cây khô mộc nói tiếp:
- Không bao giờ chúng tôi dính líu với bọn thù của các Ngài. Về phần bọn Thiên chúa, chúng tôi xin từ lũ đó. Ma quỷ bắt chúng đi! Thật quả chúng tôi là anh em ruột thịt với người Dapôrô...
- Ủa? Chúng mày là anh em của người Dapôrô?

- Có tiếng thét: Quá quắt lắm! Buông sông chúng đi, đồ Do Thái chết tiệt! Dìm bọn nhơ bẩn xuống sông!

Lời đó thành hiệu lệnh. Họ túm lây những người Do Thái nhấc bổng lên và quăng xuống sông. Tiếng khóc như ri, nhưng người Dapôrô lòng như sắt đá. chỉ cười và đứng nhìn giày tất của bọn Do Thái ngo ngoe trên mặt nước. Tên Do Thái lải nhải van lơn hồi nãy đã rước tai họa cho đồng loại, tuột được khỏi cái áo ngoài bị người ta nắm, mình chỉ còn vận chiếc áo lót sặc sỡ, sụp xuống trước mặt Bunba, ôm lấy chân lão:

- Lạy tướng công! - hắn van xin - Lạy tướng công, tôi có được hân hạnh quen lệnh huynh là cụ Đôrốc. Cụ thật là tình hoa trong hàng hiệp sĩ. Tôi có giúp cụ tám trăm đồng vàng để chuộc khỏi bọn Thổ bắt cụ a!

- Mày biết anh tao à? - Bunba hỏi.

- Có trời làm chứng. Tôi biết cụ lắm. Cụ là một lão tướng lòng dạ như biển.
- Tên mày là gì ?

- Dăngken.

- Thôi được! - Bunba đáp, và suy nghĩ một lúc, rồi quay sang phía quân Cô-dắc :
- Muốn treo cổ thằng Do Thái này lúc nào chả được. Hôm nay, tạm giao nó cho tôi.

Nói rồi, lão dẫn nó đến gần đoàn xe có gia đinh của lão túc trực. Lão hạ lệnh:

- Chui xuống gầm xe, nằm đó, cấm cựa! Còn chúng bay, gia đinh! Cấm để nó sống mất, nghe!
Lão tướng bước tới chỗ quân Cô-dắc đã tập hợp đông đủ. Bờ sông vắng tanh, ghe thuyền bỏ trống. Không còn thấy chuẩn bị thủy chiến nửa mà là sắp sửa lục chiến giữa đồng bằng. Bây giờ thấy cần xe và ngựa hơn là ghe thuyền. Bây giờ già trẻ đều muốn đi. Mọi người đều tán đồng ý kiến thủ lĩnh và các tướng tá, phải đánh rốc vào Ba Lan, rửa nhục cho đạo Chúa và danh dự Cô-dắc . Ai nấy sắm sửa khí giới, chuẩn bị chu đáo.

Viên thủ lĩnh như vươn mình hàng trượng: từ đây lão không còn là người thừa hành thấp kém theo ý muốn chất chưởng của một dân tộc tự do, mà đã trở thành một tướng có quyền sinh sát, một người độc tôn chỉ ra lệnh là người người tuân theo răm rắp. Tất cả Cô-dắc đàn anh hay ma rượu đã phải kính cẩn cúi đầu, không dám ngước mắt khi viên thủ lĩnh ra lệnh. Thủ lĩnh, giọng bình tĩnh, nghiêm trang hạ lệnh. Lão nói khoan thai trang trọng như một tướng Cô-dắc cao niên lão luyện, đã từng thành công trong những mưu kế khôn ngoan.

Thủ lĩnh ra lệnh:

"Hãy củ soát mọi vật. Xem xe cộ có tốt không, hàn kín thùng đựng nhựa. Kiểm điểm khí giới. Cấm mang lắm quần áo: hai quần và một áo lót mình là đủ. Mỗi người đeo một bình bột, một bình kê, không được hơn, vì trong xe đã có đú mọi thứ. Chiến sĩ Côểdắc phải có hai ngựa. Lại phải đánh theo hai trăm đôi bò, cần nó để vượt sông cạn và bùn lầy. Nhưng trước hết, các người phải nhớ giữ trật tự! Tôi biết trong chúng ta đây, có nhiều người hễ mỗi khi đánh thắng rồi là chỉ hau háu tìm gấm vóc lụa là. Thói xấu ấy phải bỏ đi! Đừng sờ đến những món phù hoa. Lấy vũ khí tốt và vàng bạc thôi. Đó là của dễ mang mà lại có ích. Tôi lại đặn trước các người: Cấm say rượu trong khi hành quân, phạm tội ắt không xét xử, cứ trói cổ buộc vào xe như chó; bất luận là ai dù có dày công trạng cũng sẽ bị xử tử, quẳng thây cho quạ rỉa. Ra trận mà say rượu thì không được chôn cất theo phép thánh. Trẻ phải nghe già. Bị trúng đạn hoặc bị chém xây xát vào đầu hay nơi khác, chớ có lo ngại. Lấy mồi thuốc súng hòa vào chén rượu, uống lấy một hơi: sẽ được bình an vô sự, lại khỏi cả sốt. Còn chỗ vết thương, nếu nhẹ thì đắp ít đất nhào nước dãi vào lòng bàn tay. Vết thương sẽ mau lên da non và lành sẹo. Nào! Chúng ta hãy bắt tay vào việc, sửa soạn nhanh lên, nhưng cứ phải cẩn thận".

Viên thủ lĩnh dặn dò xong, quân Cô-dắc liền bắt tay vào việc. Cả chiến khu tỉnh rượu ngay. Đố ai tìm được người say, tưởng chừng như trong đám họ chẳng có ai là đồ đệ của Lưu Linh cả. Người này chữa vành bánh, hoặc thay trục xe, người khác chất lương thực, súng ống đạn dược lên xe. Người khác nữa săn sóc ngựa bò. Khắp nơi rên vang vó ngựa, tiếng súng bắn thử, tiếng gươm giáo loảng xoảng, tiếng bò rống, tiếng bánh xe và tiếng người chăn gọi bò ơi ới. Phút chốc đoàn xe Cô-dắc tuôn dài ra trên cánh đồng. Ai thử men theo từ đầu đoàn đến cuối đoàn, ắt phải đi qua một quãng đường dài. Trong ngôi nhà thờ nhỏ bằng gỗ ở chiến khu, giám mục làm lễ xuất phát và ban phúc cho quân Cô-dắc . Mọi người cúi xuống hôn cây Thánh giá. Khi đoàn quân lên đường, đội quân bỗng ngoảnh lại. Họ cùng thốt lên:

"Mẹ ơi! Mẹ của con ơi! Xin tạm biệt! Cầu Chúa phù hộ Mẹ được mọi sự lành".

Lúc đi qua ngoại ô, Bunba chợt trông thấy tên Do Thái Dăngken. Hắn đã dựng xong ngôi hàng nhỏ bán đá lửa, thuốc súng, mọi thứ cần về hành quân dọc đường, có cả bánh mì, bánh sữa nữa.
- Thật là thằng Do Thái ma quỷ - Bunba nghĩ bụng và rẽ vào chỗ hắn: - Mày còn đứng đó làm gì hở thằng ngốc? - Bunba hỏi hắn- Người ta lại bắn chết như con chim sẻ bây giờ !

Dăngken lại gần lão. Hắn giơ hai tay làm dấu như để nói chuyện riêng rồi trả lời bí mật:

- Xin Ngài đừng cho ai biết trong đoàn xe có chiếc xe của tôi. Tôi mang theo mọi thứ cần cho chiến sĩ dọc đường, tôi sẽ bán đủ lương thực cho họ với giá rất rẻ, từ xưa tới nay chưa có người Do Thái nào bán hời như vậy. Tôi xin thề với Ngài sự thật là thế.

Bunba nhún vai, khen thẩm tài tháo vát của người Do Thái. Rồi lão tướng theo kịp đoàn Cô-dắc

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro