Chương 5

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng



Bỗng nhiên, cả miền Tây nam Ba Lan xôn xao lo sợ:

"Quân Dapôrôl Quân Dapôrô đã đến!"

Nghe tin khủng khiếp, ai chạy được là chạy ráo. Ra đi, người bỏ lại cửa nhà, âu cũng là thường ở thời loạn lạc ấy, thời kỳ người ta không xây thành đắp lũy gì, mà chỉ gặp đâu hay đó, sống dưới những mái tranh tạm bợ. Người ta nói: phí công hao của làm chỉ vô ích vì nếu giặc Tác-ta đến xâm chiếm thì mọi vật đều mất hết.

Mọi người nơm nớp lo sợ. Có người đem bao nhiêu bò đổi lấy ngựa và súng để được nhập quân đội Nhà vua, có người lánh nạn, mang theo súc vật và mọi đồ tế nhuyễn; cũng có nơi, có người dám đương đầu cầm cự với quân Cô-dắc , nhưng thường là chưa thấy bóng quân đã bỏ chạy tứ tung. Ai cũng biết là khó chặn được đám quân hùng hổ ấy bề ngoài thì như ô hợp, nhưng đến khi bày trận thế lại rất tinh vi.

Đoàn kỵ mã tiến chậm rãi, không cho ngựa thồ năng, không làm mệt ngựa. Bộ bình đi sau đoàn xe, rất có trật tự. Họ hành quân ban đêm, ngày thì nghỉ ở nơi hẻo lánh, xa nhà dân hoặc giữa rừng; thuở ấy còn rất nhiều rừng ở Ucraina. Quân Dapôrô cho xích hầu và thám tử đi trước lấy tin về những chỗ sắp qua. Nhờ đó. họ xuất kỳ bất ý đột nhập vào những nơi bất ngờ. Tức thì mọi vật ra tro: làng mạc bị đốt trụi, ngựa và gia súc không đánh tháo kịp thì bị thịt tại chỗ. Thật như cuộc truy hoan đẫm máu, hơn là một trận giao tranh. Nay nghe kể lại những chuyện tàn sát dã man, những hành động mọi rợ của thời đại tàn khốc ấy, người ta còn sởn gáy! Quân Dapôrô chẳng tha một ai. Trẻ con bị đâm, đàn bà bị xẻo vú, ai sống sót, được thả ra, thì bắp chân bị róc thịt lên tới đầu gối. Đó là cách thông thường để trả món nợ máu với người Ba Lan! Ông trưởng viện nhà tu. nghe tin quân Dapôrô đến liền phái hai thầy cả tới để nhắc họ nhớ rằng đã có minh ước giữa người Dapôrô và nước Ba Lan, nay họ làm thế là bất trung và bất nghĩa. Viên thủ lĩnh đáp:

- Các người hãy thay mặt bản chức và tất cả chiến sĩ Cô-dắc về nói dùm với Đức Cha rằng người cứ an tâm, chúng ta đây mới châm mỗi hút thuốc đấy thôi!

(1) Gôtích: Kiểu kiến trúc cố phổ biến ở một số nước Tây u thế ký 12-15. Kiểu kiến trúc này chịu ảnh hướng cua công giáo và thường được dùng để xây các nhà thờ. Nghệ thuật kiểu Gôtích phát triển cao nhất ở Pháp: nhà thờ lớn ở Pari, ở Rem. Kiểu này củng phố biến ở Đức. Bi, Hà Lan, Anh. v.v...N.D.)

Phút chốc, ngôi nhà thờ uy nghi đã làm mồi cho lửa, ngọn lửa liếm cả những cửa sổ gô tích âm u như đe dọa giữa ngọn lửa hồng. Đoàn người láo nháo, thầy tu có, Do Thái có, đàn bà có, tràn vào các thành phố, vì nhờ có đồn quân và dân sự vũ trang họa may có thể đương đầu với kẻ thù... Quân tiếp viện của chính phủ vừa thưa thớt vừa đến chậm, không tài nào tìm ra được quân Dapôrô, hoặc có gặp thì vừa chạm trán đã hoảng hốt, bỏ chạy, phóng ngựa như bay. Cũng có khi, các tướng lĩnh triều đình đã từng bách chiến bách thắng thu thập quân lính, chặn đường tiến của quân Dapôrô.

Bọn chiến sĩ trẻ Cô-dắc rất mong được cơ hội này: vì đã chán ngấy đi cướp bóc tàn sát. Họ náo nức được trổ tài trước mắt các phụ lão, được đọ gươm với các tướng Ba Lan huênh hoang chễm chệ ngồi trên ngựa, choàng chiến bào rộng có tay áo vắt lưng, phất phơ trước gió. Thật thế, được thử thách cũng đáng ngàn vàng, vì sau các trận giao phong, bọn trẻ này đã chiếm được bao nhiêu yên cương, gươm súng quý giá. Chỉ trong một tháng họ đã trở thành những chiến sĩ quật cường, nét mặt trước kia còn đượm vẻ hiền lành ngây thơ, bây giờ đã trở nên rắn rỏi. Bunba rất vui sướng thấy hai con trong khắp bôn phương đã xứng đáng là chiến sĩ ưu tú.

Ôstáp như bẩm sinh đã biết thao lược. Từ nhỏ chàng đã sẵn có nhiều tài năng về bày binh bố trận. Tuổi hơn hai mươi mà đã tự chủ, làm trận thì bình tĩnh khác thường, thoáng đưa mắt, chàng biết lường mối nguy cơ, tìm ngay kế giải nguy, chuyển bại thành thắng. Nhất cử nhất động đều vững vàng, tư cách thật xứng đáng là một vị tướng. Chàng cò sức khỏe bạt núi lại hùng dũng như sư tử.

- Ngày một ngày hai, nó sẽ nên trang tướng giỏi! - Bunba nghĩ thầm - Phải! Một dũng sĩ có thể ăn đứt bố nó như chơi!

Ăngđờri thì lao mình vào các trận mạc, tiếng đạn réo như tiếng nhạc thúc đẩy chàng. Giữa tiếng sắt tiếng vàng, chàng không hề đắn đo, trước khi giao trận lại ngay ngáy về ta về địch. Trong chiến đấu, chàng thấy vui thú, say mê như điên cuồng. Những lúc ấy, chiến tranh đối với chàng như một yến tiệc linh đình, mắt hoa lên trước đầu rơi ngựa quị. Trong lúc hãng say, chàng phi ngựa giữa tiếng đạn rít và ánh gươm lóe chóp, đâm tả, chém hữu mà không e có kẻ đâm lại. Nhiều phen Bunba đã phải trầm trồ khi thấy chàng hãng máu xông vào chỗ nguy hiểm mà người khác, bình tĩnh hơn, khôn ngoan hơn. không bao giờ dám xông vào. Bồng bột, và đầy nhuệ khí, chàng đã làm nên nhiều việc phi thường, mà các bậc lão thành thiện chiến cũng phải sửng sốt. Bunba rất thấm thía, thường nói luôn:

- Nó mới đáng trang nam tử. Lạy Chúa che chở nó. Nó không bằng Ôstáp, nhưng cũng là một Cô-dắc gan da, đầy gan dạ.

Đạo quân định tiến thắng vào Đúpnô là nơi mà người ta đồn có kho vàng lớn và lắm phú ông. Đường đi ngày rưỡi. Đoàn Daporô tiến sát chân thành. Nhân dân đã thề liều chết, thà bỏ mình trước cửa chẳng để giặc Cô-dắc vào nhà. Lũy đất cao bao bọc xung quanh. Ở những chỗ thấp thì có tường đá, hay một ngôi nhà bên trong có đặt súng thần công, hay một hàng rào đóng cọc gỗ sến. Đội quân quyết tâm liều chết giữ thành cũng khá đông.

Bị lôi cuốn vì đương hăng máu buổi đầu, quân Dapôrô xông lên công hãm, nhưng bị súng liên thanh bắn rát. Trên thành, đông đảo nhân dân tiếp sức cho quân lính. Trong khóe mắt họ hiện rõ chí quyết tâm liều chết. Cả đàn bà cũng muốn chung sức giữ thành. Đá, thùng, dầu sôi, tuôn như mưa lên đầu quân địch. Chiến sĩ Cô-dắc không thích công thành vì đó không phải là môn sở trường. Viên thú lĩnh hạ lệnh thu quân.

- Chẳng hề chi, thưa anh em! - Lão tuyên bố - Lần này, chúng ta lui, nhưng tôi thể rằng nếu để một tên địch thoát khỏi thành thì tôi làm một tên Tác-ta chết dẫm đáng nguyền rủa chứ đừng làm người ngoan đạo của Chúa nữa. Cứ để cho chúng chết đói như bầy chó!

Đạo quân lùi lại, vây chặt lấy thành phố. Quân Cô-dắc rỗi tay. bèn đi tàn phá các vùng lân cận, đốt cháy làng mạc, cây rơm, giày xéo lên những cánh đồng lúa chín chưa kịp gặt, năm ấy lại là năm được mùa. Từ trong thành ngó ra, nhân dân kinh khiếp nhìn tài sản bị hủy hoại. Trong lúc ấy, quân Dapôrô kết thành từng đội như lúc ở chiến khu, hai hàng chiến xa bao vây thành, họ ngồi hút thuốc và đánh đổi cho nhau khí giới đoạt được của địch, chơi xúc xắc, nhảy cừu, thỉnh thoảng lại phóng đôi mắt nhìn lên thành phố một cách lạnh lùng ghê rợn.

Suốt đêm, họ đốt đống lửa to. Hỏa đầu quân của các đội nấu thức ăn trong những vạc đồng lớn. Lính gác thức canh bên lửa cho đến sáng. Nhưng ngồi không mãi rồi cũng chán. Cảnh ăn uống đạm bạc họ phải chịu đựng trong bấy nhiêu ngày mà không lập được chiến công để đền bù cũng hóa nặng nề. Thủ lĩnh ra lệnh tăng gấp đôi khẩu phần rượu vang; đó là lệ thường trong quân đội, khi chưa xuất quân hay phải làm việc nhọc. Bọn thanh niên chẳng thích cuộc đời như vậy nhất là hai chàng con trai của lão tướng Bunba. Ängđờri bực bội ra mặt:

- Đồ ngốc, - người cha nói - mày không biết câu châm ngôn: "Cô-dắc bền gan sẽ làm ataman" ư?
Người lâm trận sáng suốt bình tĩnh chưa phải là một tráng sĩ giỏi, mà còn phải biết kiên nhẫn lúc ngồi nhàn, và có thể đạt tới mục đích cuối cùng bất chấp mọi biến cố. Song máu hăng của tuổi trẻ không bao giờ đi đôi với sự tính toán bình tĩnh của người đứng tuổi. Đối với sự vật thì tuổi trẻ nhìn khác. Trong lúc đó, đoàn quân của Tarát Bunba do Tôcách chỉ huy kéo tới. Viên étxaun, viên lục sự của quân đoàn cùng các sĩ quan đểu có mặt. Tất cả hơn bốn ngàn quân Côdäắc.

Trong đoàn có khá nhiều quân tình nguyện, tuy không bị bắt lính nhưng nghe tin viễn chinh thì họ đã xin đầu quân. Hai viên étxaun chuyển cho hai con trai của Bunba lời cầu chúc của thân mẫu rồi trao cho môi người một pho tượng gỗ trắc, đã chịu phép thánh ở nhà thờ Mêgigóc tại thành Kiếp.

Hai chàng đeo pho tượng vào cổ rồi đứng trầm ngâm nghĩ tới mẹ già. Lời cầu chúc của thân mẫu báo điểm triệu gì vậy? Nó báo tin một cuộc chiến thắng, khải hoàn tưng bừng, đầy chiến lợi phẩm và oai danh lừng lẫy, người đời ca ngợi nghìn thu, hay là... Tương lai thật là huyền bí, tương lai hiện ra trước mắt hai chàng như màn sương thu dày đặc bốc từ các ao hồ, đàn chim xao xác bay xuyên, con này sau con kia, bồ câu không thấy chim cắt, chim cắt không thấy bồ câu, mặc cho đôi cánh vỗ, chẳng hay bao giờ mới tới nơi. Ôstáp suy nghĩ băn khoăn trở về đội mình.
Còn Ăngđờri cảm thấy tim se lại, bâng khuâng và mệt lả. Cơm chiều ăn xong đã lâu. Tia nắng cuối cùng của hoàng hôn cũng vừa tắt. Đêm hè nóng nực bao trùm mặt đất, Ăngđờri vẫn chưa về đội. Chàng thao thức, bất giác ngắm phong cảnh bày ra trước mắt. Giải ngân hà lấp lánh hàng vạn ngôi sao, vươn trên cánh đồng bát ngát. Nhiều xe chở đầy chiến lợi phẩm nằm ngổn ngang trên các thửa ruộng, nơi trục xe có treo những chiếc thùng nhựa. Quân Dapôrô ngủ dưới xe. hay bên cạnh. Họ nằm dài nhiều kiểu kỳ khôi, người thì gối lên cái bị hay mũ lông, có người gối cả đầu lên vai bạn. Người nào cũng đeo kiếm, súng, bộ đồ hút thuốc: tấu, máy lửa, vật bất ly thân. Đàn bò to béo lặng thinh, gấp chân dưới bụng nằm, từ xa nhìn như là những tảng đá màu xám. Khắp nơi, nổi lên tiếng ngáy vang của các chiến sĩ ngủ say, xen tiếng ngựa hí từ trong bãi cỏ, bực mình vì chân bị buộc dây.

Trong cảnh đẹp của đêm tháng bảy ấy, có vẻ gì ghê rợn và hùng vĩ. Đó là ánh lửa xa xa của mấy đám cháy vừa nuốt xong các xóm làng lân cận. Chỗ này, rực trời một màu hồng, chỗ kia, gặp mồi mới, lửa cuồn cuộn bốc thẳng lên: tiếng rít, tiếng nổ xen nhau; tàn lửa bay lên và tắt lụi dưới chùm sao sáng. Một ngôi nhà thờ, còn trơ lại những bức tường cháy đen, đứng trơ giơ bóng âm thầm như một thầy tu đứng giữa cảnh hoang tàn. Xa nữa, hoa viên nhà tu bốc cháy, nghe như có tiếng những thân cây bị bẻ gãy răng rắc. Có lúc ánh sáng bập bùng soi cành mận trĩu quả, tô vàng quả lê màu nâu óng ánh, rọi vào bóng đen của người bị treo cổ: một người Do Thái xấu số, một thầy tu nào lủng lẳng trên cành cây hay cái cột và rồi cũng đến bị lửa thiêu rụi! Chim bay như vậy, điểm vạch lên bầu trời màu đỏ những dấu chữ thập màu đen.

Thành phố bị vây như ngủ chết. Nóc ngói mái nhà, hàng rào và thành lũy đều hiện rõ trong đám cháy. Àngđòri diễu qua các hàng lính Cô-dắc đang nằm ngủ. Đống lửa có lính đứng canh, chỉ còn le lói hầu tàn. Ngay cả lính gác sau khi đà đánh chén no say củng dần dần ngủ tới hết. Chàng rất ngạc nhiên về phong độ thản nhiên này và nghĩ bụng:

- Cũng may mà không gặp kình địch!

Cuối cùng chàng tiến lại gần một chiếc xe, trèo lên và nằm ngửa ra nghỉ, hai tay gối dưới đầu. Nhưng chàng không tài nào chợp mắt được và nằm ngắm trời như thế hồi lâu. Trời trong như thủy tỉnh, các vì sao lấp lánh, sông Ngân hà một giải bàng bạc vắt ngang.
Thỉnh thoảng Ăngđờri thiu thiu chợp đi, trời như tan biến sau tấm màn cô miên nhưng rồi lại xuất hiện. Bỗng hình như chàng trông thấy lướt qua trước mặt, bóng dáng một người lạ. Ngỡ là chiêm bao và cho rằng bóng kia sắp biến, chàng giương to hai mắt, nhưng hình thù kia vẫn đứng đó. Ăngđờri thấy một khuôn mặt xanh xao hốc hác đang cúi xuống nhìn chòng chọc. Tóc nó dài, đen tựa than, xõa ngoài chiếc khăn thâm trùm đầu. Mắt sáng lạ thường, mặt xương, da sạm như thây chết, tưởng chừng ma quỷ hiện hình. Bất giác chàng nắm khẩu súng, thét một giọng thất thần:

- Mày là ai? Nếu là ma trêu thì mau cút đi! Nếu là người thì coi chừng! Ta bắn chết tươi!

Không trả lời, cái bóng ấn ngón tay lên môi ra hiệu van xin hãy im lặng. Ăngđờri buông súng, chăm chú nhìn. Nhìn mái tóc dài, nhìn cái cổ và bộ ngực nửa kín nửa hở, chàng nhận ra đó là một người đàn bà, nhưng không phải là người bản xứ; sắc mặt mụ tiều tụy, gầy đét và vàng bệch, lưỡng quyền nhô cao giữa đôi má dãn deo vì vất vả, khía mát nhỏ xếch đến mang tai. Càng nhìn càng thấy mình như đả quen biết người này ở đâu đây. Chàng hỏi lại:

- Mi là ai? Hình như ta đã thấy mi ở đâu một lần?

- Vâng, cách đây hai năm ở Kiép.

- Cách đây hai năm ở Kiép?- Ăngđờri lặp lại. Chàng cố ôn lại trong trí nhớ cuộc đời ở tu viện. Chàng nhìn mu trân trân. Rồi bỗng rú lên:

"Mụ Tác-ta! Nữ tỳ của tiểu thư, con gái viên tổng trấn".
- Xin đừng nói!

- Mụ chắp hai tay như cầu nguyện. Run như cầy sấy, mụ nhìn quanh quất, sợ tiếng kêu của Ăngđờri làm động người khác dậy.

- Nói mau! Vì sao, làm cách gì mi lọt vào đây được? Ăngđòri giọng run lên vì xúc cảm - Tiểu thư mi đâu? Nàng còn sống chứ?

- Tiểu thư nay ở trong thành!

- Trong thành? - Ăngđòri phải cố nén tiếng kêu, chàng cảm thấy máu dồn dập về tim - Tại sao tiểu thư lại ở trong đó?

- Vì phụ thân nàng là lão tướng cũng ở trong đó. Được điều đến làm tổng trấn Đúpnó này đã năm rưỡi.

- Nàng đã xuất giá chưa? Mi nói đi! Hiện nay nàng ra sao? Nàng đang làm gi?

- Hai ngày rồi tiểu thư tôi không có hột cơm vào miệng.

- Sao?

- Trong thành cạn hết lương thực. Mấy hôm nay nhân dân đã phải ăn đất.
Ăngđờri đứng lặng.

- Tiểu thư tôi đứng trên thành đã trông thấy công tử. Tiểu thư tôi nói:

"Ra tìm chàng hiệp sĩ, mời chàng vào gặp ta nếu chẳng quên nhau, bằng không thì xin chàng cho ta một miếng cơm để ta dâng mẹ già, vì ta không nỡ nhìn mẹ chết đói. Ta đành chết trước. Hãy van lạy chàng, sụp xuống chân chàng xin bố thí cho miếng cơm. Chàng cũng có mẹ già, nghĩ tới mẹ hẳn chàng phải mở từ tâm!"

Nghìn vạn mối tình trỗi dậy trong lòng Ăngđờri.
- Còn mi, mi lọt vào đây bằng cách nào? Đi ngả nào tới?
- Tôi vào bằng đường hầm.
- Thế ra có một đường hầm?
- Vâng,

- Ở đâu?

- Công tử ơi! Công tử có thể bội ước không?

- Có Chúa chứng giám, ta thề không bội ước.

- Dưới hào, trong rặng lau, bên kia bờ suối!

- Đường hầm xuyên thẳng vào thành?

- Thắng vào Nhà thờ.

- Ta đi ngay đi!

- Nhưng nhân danh Chúa và Đức Mẹ, xin công tử ban cho chúng tôi miếng cơm.

- Được! Sẽ có! Đứng gần chiếc xe, tốt hơn thì nằm trong xe, sẽ không ai trông thấy mi; họ ngủ cả rồi. Ta sẽ trở lại ngay. Ăngđờri tiến tới xe chở lương thực của đội mình. Tim chàng đập mạnh: tất cả những cảm xúc đã bị xóa mờ trong cuộc đời chinh chiến lại trỗi dậy và nuốt chửng những gì trước mắt.

Từ trong lãng quên sâu như vực thẳm, nổi lên hình bóng trang trọng khác vời của tiểu thư Ba Lan. Chàng thấy lại đôi cánh tay ngọc ngà, đôi mắt đen nhánh, cái miệng tươi như hoa, những làn tóc óng mướt tuôn xuống bộ ngực và những khúc tuyến nhịp nhàng của tấm thân trinh nữ. Không mà, lòng đây còn năng nhớ nhung. Ngày tháng dần trôi, dù chàng có bận rộn về nam nhi chi chí, nhưng đôi phen vẫn khuấy động giấc ngủ nồng của người thanh niên Cô-dắc.
Có những lúc trằn trọc thâu đêm, chàng bị mối cảm xúc huyền ảo luôn luôn ám ảnh. Chàng bước đi, tiếng trái tim đập càng dồn dập, khi nghĩ lại sắp được thấy người ngọc. Đầu gối chàng run lên. Đến trước dãy xe, chàng quên lửng không biết đến đây để làm gì và bóp trán cố nhớ lại. Bỗng nhiên, chàng rùng mình lo sợ. Nàng chết đói mất. Chàng leo lên một chiếc xe nhỏ, cầm lấy mấy chiếc bánh mì đen. Nhưng lại nghĩ món ăn quê mùa này chỉ là món ăn của chiến sĩ gang thép, có thích hợp đâu với người liễu yếu đào tơ!

Ängđờri chợt nhớ là hôm trước thủ lĩnh có quở trách bọn nấu bếp đã lây suất bột ăn ba ngày để chén ráo một bửa. Chàng đoán rằng trong nồi còn cháo bột, bèn cầm lấy cái "gà mèn" của cha đi về phía bếp. Người nấu bếp ngủ bên cạnh hai chiếc vạc to treo trên lò mà tro còn nóng. Chàng rất ngạc nhiên thấy cả hai vạc đều hết nhắn. Có là bụng khổng lồ mới ăn hết nồi cháo này, huống chi đội quân của chàng lại ít quân hơn các đội khác. Chàng lần lượt tìm sang bếp các đội bạn. Nơi nào cũng hết nhẫn. Chàng chợt nhớ một câu phương ngôn cũ:

"Người Dapôrô như trẻ, ăn ít cũng no, ăn nhiều cũng hết"

Làm thế nào bây giờ?"

Chàng nghĩ ra trên chiếc xe của bố có một bị bánh mì trắng vừa cướp được ở nhà tu nọ. Chàng đi thắng đến đó, nhưng cái bị đã không cánh mà bay. Ôstáp lấy bị làm gối và đang lăn ra đất ngủ rống như bò. Ăngđờri giật chiếc bị ra: đầu Ôstáp đập xuống đất. Hốt hoảng thức dậy, Ôstáp ngồi thẳng lên, mắt còn ngái ngủ và la lớn:

- Bất lấy nó! Bắt lấy nó! Thằng Ba Lan chó đẻ kia! Đừng để cho ngựa nó tẩu thoát. Đuổi cho kịp nó!

- Im! Không tao giết chết.

- Ăngđờri hoảng sợ, vừa nói vừa giơ cái bị lên đầu Ôstáp. Nhưng Ôstáp đã lăn ra đất ngủ lại rồi. Hắn lại rống lên, thở mạnh đến nôi những lá cỏ kê mặt rạp xuống. Ängdờri sợ hãi nhìn xung quanh xem tiếng kêu của Ôstáp có thức tỉnh ai không. Ở đội bên cạnh, một cái đầu có chỏm tóc nhổm lên; sau khi nhìn ngơ ngác một vòng, cái đầu lại gục xuống. Một lát, chàng thanh niên mang bị đi. Mụ Tác-ta đang nằm nấp, nín thở. Chàng nói:

"Này mụ chớ sợ! Mọi người ngủ cả. Nếu tao không mang được hết. thì mụ cầm đỡ lấy ít cái, nghe'"

Nói đoạn, chàng đặt bị lên lưng. Lúc đi qua một chiếc xe, lại vớ luôn cả chiếc bị nữa đầy kê. Tay chàng vẫn cầm mấy chiếc bánh đã định trao cho mụ kia. Lom khom vì mang năng, chàng bước gan dạ giữa hàng quân Cô-dắc đang ngủ say.

- Ăngđờri!

- Bunba gọi con lúc thấy chàng đi qua trước mặt. Chàng lạnh cả người đứng ngẩn, vừa run vừa trả lời khẽ:
- Vâng! Con đây!

- Mày đi với mụ đàn bà nào? Chờ đó rồi sớm dậy tao sẽ trị cho mày một trận. Đàn bà sẽ làm hỏng mày đó thôi.

Nói rồi, lão tướng lại nằm gối đầu lên cánh tay, ngắm Mụ Tác-ta có chiếc khăn trùm kín đầu. Ăngđờri sợ hết hồn không dám ngẩng lên nhìn bố. Khi chàng đánh bạo nhìn, thì cha già đã ngủ lại, đầu gối lên tay. Chàng làm dấu. Mau sợ lại mau yên. Quay đầu lại, chàng thấy Mụ Tác-ta trơ như tượng đá âm thầm mặt giấu trong nếp khăn choàng. Anh sáng một đám cháy từ xa bỗng rọi vào đôi mắt mât thần của mụ, như của người hấp hối. Chàng khẽ kéo tay áo mu, rồi hai người bước đi, chốc chốc lại ngoảnh nhìn về phía sau.

Tới bờ hào có dòng nước bùn lững lờ điểm cỏ dại và lau lách rồi men xuống đáy hào, hai người khuất hẳn, chẳng sợ quân Dapôrô thấy nữa. Ăngđòri ngoảnh lại chỉ còn thấy một u đất cao bằng đầu; ít ngọn cỏ cần khô đưa theo gió; trăng lưỡi lim màu vàng vắt ngang giửa bầu trời. Một luồng gió mát từ thảo nguyên thổi tới, báo hiệu trời sắp sáng, nhưng tịnh không có tiếng gà, vì trong thành cũng như xung quanh, đâu còn gà sống sót!

Họ bước qua một khúc gỗ bắc ngang hào và xuống một cái ụ hình như cao và dốc hơn trước. Có lẽ chỗ ấy là nơi an toàn nhất trong pháo đài. Thật vậy, ở đoạn này, lũy thấp hơn, lại không có canh phòng, nhưng xa hơn lại có ngôi nhà tu đứng sừng sững với bức tường dày. Hai bên bờ, cây cỏ mọc um tùm. Giữa lòng suối, về phía xuôi cói lác mọc tốt ngang đầu người. Phía trên còn sót cái hàng rào đã nát, có lẽ để rào vườn rau. Những lá bàng to bản rải rác giửa các thứ cây gai; đây đó nhô lên vài ngọn hoa quỳ.

Mụ Tác-ta cởi giày và lại cứ đi chân không. Mụ xốc áo vì chỗ đó ẩm ướt hơi lầy. Qua khỏi đám cói, họ ngừng lại trước một đống cây khô và củi bó. Họ xô mấy bó củi thì có một cái vòm cửa gần như cửa lò bánh hiện ra. Mụ Tác-ta cúi đầu, bước vào trước, Ăngđờri theo sau, phải cúi rạp mình xuống để cho lọt cá hai bị thức ăn. Cả hai người đã bước vào bóng tối dày đặc.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro