CHƯƠNG VI

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Angđờri lom khom đeo bị bước khệ nệ theo Mụ Tác-ta trong con đường hầm tôi hẹp.

Mụ nói:

- Sắp tới chỗ sáng rồi, sắp tới chỗ tôi có để đèn rồi

Quả vậy, vài tia sáng bắt đầu rọi vào đường hầm. Họ bước đến một thêm nhà nhỏ, có lẽ xưa kia dùng làm nơi thờ.

Bên tường có cái bàn hẹp kiểu bàn thờ, phía trên có treo bức tượng Đức Mẹ ám khói. Một ngọn đèn nhỏ bằng bạc leo lét rọi vào bức tường. Mụ Tác-ta cúi xuống cảm chiếc đèn sáp cao bằng đồng, có đeo lủng lắng nào núm tắt, que khêu và cái kéo. Mụ bắt lửa từ đèn con sang đèn lớn. Ánh sáng tó hơn. Họ lại bước đi, lúc nhờ ánh lửa, lúc tối như mực, chẳng khác gì nhân vật trong bức danh họa của Nốtty. Chàng tráng sĩ trẻ hồng hào, khỏe mạnh khác hẳn bộ mặt xanh xao hốc hác của mụ đi bên. Đường hầm rộng và cao dần lên. Ảngđờri đứng thẳng được. Chàng tò mò nhìn những bức tường ở đây, giống như những nhà mồ ở thành Kiép. Cũng có trổ khắc trong tường để đặt quan tài, lác đác có những bộ xương rửa ra vì bị ẩm từ lâu, hề chạm tới là tan như tro bụi. Đây cũng là nơi các vị chân tu an giấc ngàn thu vì bình sinh không muốn vương vấn nợ trần, đã bỏ tới đây, tìm nơi xa lánh những đau khổ của người trần tục.

Ẩm ướt đến nỗi có lúc hai người cảm thấy như lội trong nước. Nhiều lần Ăngđòri phải ngừng lại chờ Mụ Tác-ta đã khá kiệt sức để cho mụ có thì giờ nghỉ lấy hơi. Đói lả từ lâu, nay được ăn miếng bánh, mụ thấy bụng đau nhói lên, thỉnh thoảng phải đứng yên mấy phút.

Cuối cùng một cánh cửa nhỏ bằng sắt hiện ra:

"Lạy Chúa! Đến nơi rồi!" Giọng Mụ Tác-ta nói yếu ớt.

Mụ giơ tay lên định gõ cửa, nhưng không còn đủ sức. Ăngđờri đập mạnh vào cửa. Nghe tiếng động vang lên, chàng biết bên kia là một khoảnh trông. Tiếng vang dội từ trên những vòm cao. Hai phút sau có tiếng chùm chìa khóa lách tách và tiếng chân người bước xuống thang. Trông thấy người thầy tu thiên chúa giáo, Ăngđờri tự nhiên lùi lại, vì đối với người Cô Dắc, đó là một hạng người đáng ghét, đáng khinh, và thường bị xử tàn nhẫn hơn cả đối với người Do Thái.

---

(1) Do âm mưu của bọn thống trị phong kiến, giữa những người Cô Dắc theo giáo phái tự trị và người Ba Lan theo công giáo (cũng đều là Thiên chúa giáo cả) có mối thù hằn rất sâu sắc.

Thấy chàng Dapôrô này, thầy tu cũng lùi mấy bước. Nhưng Mụ Tác-ta nói khẽ vai tiếng ra hiệu làm cho hắn yên tâm. Hắn đóng cửa lại, dẫn hai người đi dọc cầu thang lên tận gác cao tối om cúa nhà thờ. Một linh mục đang quỳ cầu nguyện trước chiếc bàn thờ thắp đầy nến. Hai đồng nam mặc áo lễ lụa tím viền trắng, tay cầm lư hương quỳ bên cạnh. Cả ba người đang cầu trời ra phép màu cứu lấy thành phố. Họ xin Chúa cho người dao động được thêm can đảm, người bị vây thêm kiên trì, xin Chúa đuổi xa con quỷ đang gieo rắc vào các linh hồn mọi nỗi bất bình và chống đối. Vài hình người đàn bà trông tựa bóng ma quỳ xuống nhưng lả đi, phải tựa đầu vào tay dựa. Đàn ông cũng quỳ, nhưng phải tựa lưng vào cột hoặc vào tường, mắt trâng trâng tuyệt vọng. Ảnh sáng hồng ban mai bắt đầu chiếu vào kính màu sặc sỡ, phía trên bàn thờ. Hào quang ngũ sắc, xanh, đỏ, vàng... điểm vào nhà thờ âm u.

Bàn thờ chính kê phía sau bồng, hiện ra sáng lòa; khói trầm bay lên gặp ánh sáng muôn mau của kính cửa, tỏa ra như một chiếc cầu vồng. Đưng trong bóng tối, Ängđờri trầm trề ngắm nghĩa ánh sáng ly kỳ.

Giữa lúc đó, từ trong nhà thờ, tiếng phong cầm tôn nghiêm vang lên, tiếng đàn càng ngày càng vọng xa, biến thành tiếng sấm rền, rồi đến khúc nhạc quân thiên, véo von trầm bổng như giọng đồng nữ, vút lên vòm nhà và tan dần sau một hồi âm hưởng. Tiếng vang còn ngân hôi lâu dưới vòm cuốn. Bản nhạc uy nghi xâm chiếm tâm hồn Ăngđòri. Chàng đứng lặng im, há miệng nhìn.

Bỗng có ai kéo vạt áo chàng.

- Kịp thời rồi! - Mụ Tác-ta nói. Hai người lặng lẽ xuyên qua gian giữa và bước ra bãi rộng trước nhà thờ. Bình minh đã nhuốm hồng chân trời. Vầng đông sắp hé. Không một bóng người trên bãi. Nhìn mấy chiếc bàn gỗ nhỏ, người ta đoán biết mấy hôm trước, nơi này có họp chợ. Cũng như hầu hết đường phố thời đó, mặt đất ở bãi này không lát gạch, mà chỉ là đống bùn se lại. Xung quanh bãi rộng có nhiều ngôi nhà nhỏ một tầng, bằng đá hoặc đất. Tường nhà có những súc gỗ đặt chéo nhau, theo một kiểu mãi ngày nay vẫn còn tại một số địa phương ở Lituanif và Ba Lan.

Mái nhà cao ngất nghếu có trổ rất nhiều cửa sổ ngay giữa mái. Bên bãi rộng, gần nhà thờ, có ngôi nhà hai tầng cao hơn những nhà khác và kiến trúc theo một kiểu riêng. Có lẽ đó là dinh tổng trấn hay một công sở nào. Phía trên ngôi nhà là một vọng tháp có hai cửa tò vò, ở trong có lính canh phòng. Chiếc đồng hồ lớn treo trên mái cao. Cả bãi rộng tịch mịch, nhưng Ăngđờri hình như thoáng nghe có tiếng rên rỉ. Chàng nhìn quanh bỗng thấy phía bên kia bàn có một nhóm bốn người nằm im dưới đất. Chàng đang cố nhìn kỹ xem họ ngủ hay chết rỏi, thì chàng giẫm lên một vật gì. Hóa ra xác một mụ đàn bà, có lẽ là một người Do Thái. Chắc mụ còn trẻ lắm, tuy nhìn hình đáng tiểu tụy đau khổ của mụ, người ta không thể đoán được mụ bao nhiêu tuổi. Một chiếc khăn lụa đỏ trùm lên mái tóc. Hai chuỗi hạt và mấy nắm tóc xoăn lòi ra ngoài khăn, rơi xuống cái cổ gầy nhom, đường gân nổi lên rõ mồn một. Một đứa bé nằm thượt bên cạnh mẹ, hai tay còn nắm chặt đôi vú nhão nhoét, nét mặt nhăn nhó tức giận vì nhai mãi không được tí sữa nào. Đứa bé không kêu khóc được nữa. Nhìn cái bụng tí teo của nó phập phò lên xuống, mới biết nó chưa chết.

Vào trong phố, hai người bị một thằng điên chặn lại. Nhác trông thấy cái bị quý hóa mà Ăngđờri mang trên lưng, hắn bổ nhào đến như một con thú dữ. Hắn níu lấy Ăngđờri và thét:

"A! Bánh mì đây rồi". Nhưng lực bất tòng tâm, hắn kiệt sức, không làm gì được. Ăngđờri xô hắn ra làm hắn quy xuống đất. Chàng thương hại quảng cho miếng bánh. Hắn về lấy nhai ngấu nghiến như chó. Ăn xong, một cơn đau kinh khủng làm hắn quằn quại trút hơi thở cuối cùng, vì từ lâu nào có được ăn.

Đi đến đâu, hai người cũng đụng phải nạn nhân của thần đói. Có lẽ không thể chịu đói khát mãi ở trong nhà, dân đổ xô ra ngoài hòng kiếm chút gì bỏ vào miệng. Trước cửa nhà kia, một lão phụ đang ngỗi, đầu gục xuống, trơ trơ như tượng đá. Ai biết lão ngủ, chết hay chỉ mới ngất đi. Chắc là bà già cũng không con thấy, hay nghe gì nữa. Từ trên mái nhà gần đó có xác người gầy đét treo lủng lắng, chắc là một người xấu số nào không chịu được nỗi đau đớn vô ngần và đã đành kết liễu đời mình.

Thấy quang cảnh rùng rợn này, Ăngđờri không thể không hỏi Mụ Tác-ta:

- Thật những người kia không còn kiếm được ăn nửa à? Nếu đã vơ vét hết rồi thì phải đành ăn cả những thứ trước kia phải kiêng chứ! Có khi phải ăn cả thịt cấm nửa chớ?

- Ăn sạch cả rồi - Mụ Tác-ta đáp - Đốt đuốc tìm cả thành cũng chả được con ngựa, con chó, ngay một con chuột cũng chẳng còn. Chúng tôi có dự trữ gì đâu vì mọi thứ xưa nay vẫn do các làng xung quanh phải nộp.

- Trước cái chết ghê gớm thế, tại sao chúng bay còn dám nghĩ đến việc chống cư?

- Đáng lẽ thì cụ Tổng trân đã hàng rồi. Nhưng quan đề đốc ở Bughinky hôm qua vừa thả chim ưng mang bức thư bảo là hãy cứ giữ vững rồi sẽ có cứu viện. Nhưng ngài còn đương phải chờ một đạo quân khác cùng tới. Mọi người mòn mắt trông chờ. À, mà ta đến nơi rồi.

Ăngđờri trông thấy đàng xa một ngôi nhà kiểu khác, hình như do kiến trúc sư người Ý xây nên. Nhà hai tầng xây bằng gạch quý, màu đẹp. Tầng dưới, cửa sổ có mái bằng đá hoa cương. Tầng trên xây hình cuốn chạy lan can. Giữa các hàng cột, có cửa song sắt cham quốc huy, góc nào củng có. Cầu thang gạch hoa đưa ra giữa quảng trường. Hai vệ binh ngồi ở bậc cuối, tay cầm kích, tay chống cằm. Họ ngồi sóng đôi trơ như hai pho tượng. Họ không thiu thiu mà cũng không ngủ nhưng hầu như vô tri vô giác, không để ý đến người bước lên thang nữa. Đến bậc thang trên củng, Ăngđờri và Mụ Tác-ta gặp một võ quan, mặc giáp trụ rất đẹp, tay cầm sách kinh. Hắn ngước đôi mắt lờ đờ nhìn hai người, nhưng khi Mụ Tác-ta nói một tiếng, hắn lại cúi xuống trang sách.

Hai người bước vào gian nhà thứ nhất, khá rộng, hình như dùng làm khách sảnh, đầy người ngôi theo dọc tường, mỗi người một kiểu: quân lính, thị vệ, mâ phu, bồi tửu và các hạng nó bộc khác mà các công hầu Ba Lan thường đem theo để tiền hô hậu ủng, để tỏ chức vị giàu sang. Mùi khét từ một cây nến vừa tắt, xông lên. Hai cây bạch lạp cắm trong cây đèn cao chân đặt giữa nhà còn cháy dở, mặc đầu trời sáng đã lâu rồi, ánh sáng đã lọt qua khe cửa sổ chiếu vào nhà. Ăngđờri định bước tới phía cửa đối diện với lôi cổng lớn bằng gỗ sến chạm có hình quốc huy đẹp, nhưng Mụ Tác-ta nắm tay áo chàng kéo lại. Mụ chỉ cho chàng một lối khác trổ ngay ở tường ngách. Đi men hết dãy hành lang. hai người bước vào một căn phòng sáng tờ mờ.

Một tia sáng nhỏ lọt qua khe cửa rọi vào một tấm màn nhung đỏ, rọi vào khảm thếp vàng và làm rung động một góc bích họa. Mụ Tác-ta ra hiệu bảo chàng đợi, còn mu thì bước vào phòng bên cạnh có đèn sáng trưng. Ängđòri nghe tiếng thì thầm nói chuyện rồi đến tiếng oanh làm cho chàng giật mình. Qua cánh cửa hé mở, chàng trông thấy bóng dáng xinh đẹp của một tiểu thư đôi vai như ngà có mái tóc quấn quanh. Mụ trở ra làm hiệu mời vào. Chàng bước qua ngưỡng cửa. Chàng không nhớ đã động tĩnh như thế nào và củng không nghe tiếng cửa khép lại phía sau lưng. Hai ngọn đuốc soi sáng gian phòng. Một ngọn đèn treo trước tượng Đức Mẹ trên cái bàn đọc kinh theo phép đạo Thiên chúa, nhưng mắt chàng mải nhìn nơi khác. Chàng ngoảnh lại và thấy một tiểu thư đứng ngẩn như chào đón. Dáng điệu của nàng như định chạy tới ôm chầm lấy chàng, nhưng chợt dừng lại. Chàng cũng vậy, vừa trông thấy nàng đã rất đỗi ngạc nhiên. Chàng không tưởng tượng được nàng lại đẹp như vậy. Không còn là thiếu nữ cách đây hai năm! Nàng đã thay đổi nhiều và càng lộng lẫy hơn. Bức phác họa đẹp đẽ năm xưa nay đã biến thành một kỳ công của nghệ sĩ thiên tài. Xưa là một cô gái xinh tươi, tình nghịch, nay đã là một thiếu nữ trong buổi đầy xuân. Đôi mắt nàng không những lóng lánh như say mề chớm nở, phản ánh những cảm xúc rối ren mơ màng, mà còn tỏa ra tất cả niềm đắm say chan chứa.

Giọt lệ chưa ráo đọng trên hàng mi, làm cho mắt nàng long lanh thêm vẻ đẹp. Bộ ngực này, cổ ngà này, hai vai này, tạo hóa đã dành cho tuyệt sắc; tóc mây xưa là từng vòng nho nhỏ, nay đã kết thành những mớ dài lộng lẫy, nửa cài trên đầu, nửa lượn sóng trên vai ngà và cánh tay. Môi nét xuân tươi đều thay đổi. Người thanh niên không thể nhớ lại bóng dáng năm xưa. Vẻ xanh xao vàng võ không giảm nét yêu kiều mà làm cho sắc đẹp càng thành xiêu vách đổ. Ăngđờri cảm động quá, ngây ngất đứng nhìn. Còn nàng được thấy người thanh niên Cô-dắc đường đường lẫm liệt, tứ chỉ bất động nhưng đầy sức mạnh vứng vàng, thì rất đỗi ngạc nhiên. Đôi mày tằm dài mượt nằm trên cặp mắt sáng ngời, lộ chí sắt đá, sắc da màu dâu tỏa ra ngọn lửa hừng hực của tuổi thanh xuân. Hàng râu nâu nhạt như tơ lấp lánh.

- Tráng sĩ ơi! Ơn tái tạo này biết bao giờ thiếp quên được - giọng nàng ngân như bạc reo - Chỉ có Chúa là có thể ban thưởng cho chàng. Chứ kẻ đào tơ liễu yếu này...

Nàng hạ đôi mi mắt trắng ngần, viền lông mi dài mượt. Khuôn mặt yêu kiều khẽ cúi ứng lên một ánh hồng. Ängđởri bối rối không biết trả lời. Chàng muốn thổ lộ nỗi lòng, muốn đem nhiệt tình tâm hồn diễn tả thành lời, nhưng lời ngừng trên môi, chàng không nói gì được. Chàng cảm thấy một mình đã được nuôi dạy trong tu viện, dạn dày trong cuộc đời phiêu lưu chỉnh chiến, mà lại không thể biết ứng đáp với người thiếu nữ. Chàng thấy hận cho bản chất lỗ mãng của người Cô-dắc mình.

Vừa lúc đó, Mụ Tác-ta vào. Chiếc bánh Àngđờri đem tới, mụ đã cắt thành khoanh đặt trên chiếc mâm vàng dâng lên. Mỹ nhân nhìn mụ, nhìn miếng bánh rồi nhìn Ángđờri, khóe thu ba như muốn nói nghìn vạn tâm tình! Nét nhìn cảm xúc hàm ơn dường như không nói hết, đã làm rung động chàng hơn muôn nghìn lời nói. Chàng thây tâm hồn nhẹ lâng lâng. Lòng được cởi mở, chàng như muốn nói thao thao bất tuyệt, thì giai nhân vừa ngoảnh lại, băn khoăn hỏi Mụ Tác-ta:

- Ngươi đã dâng bánh cho mẫu thân ta chưa?

- Lệnh Bà còn ngủ ạ

- Còn thân phụ ta?

- Con dâng rồi. Tướng quân dạy sẽ thân hành đến cảm ơn tráng sĩ.

Nàng yên tâm cầm khẩu bánh đưa lên miệng. Ăngđờri đứng nhìn ngón tay ngọc ngà bẻ bánh, lòng vui không xiết tả. Nhưng bỗng chàng nhớ đến hình ảnh người xấu số vừa chết gục hồi nãy. Chàng tái mặt, vội cầm lấy tay nàng, kêu lên:

- Thôi! Chớ ăn thêm nữa. Đã lâu không được ăn, ăn nhiều nguy đấy!

Nàng buông tay, bỏ miếng bánh vào đĩa và nhìn chàng, vâng theo như đứa trẻ ngoan.

Lời đâu để diễn tả nét nhìn của người đẹp? Và cũng không tả nôi mối cảm xúc của chàng trai khi bắt gặp nét nhìn đó. Lời thơ thân hứng của thi nhàn, nét bút của họa sĩ, dao chạm của nhà điêu khắc, đều phải chịu bất lực. Chan chứa muôn vàn, Ăngđờri đấy hăng hái say sưa cất tiếng nói to:

- Bà Chúa của ta ơi! Nàng ước gì? Hiện giờ nàng đang muốn gì thì hãy ra lệnh đi. Có là tát biển bạt non, ta cũng nguyện làm ngay. Nàng hãy bảo ta phải làm những việc chưa ai làm nổi trên đời nay. Ta sẽ vâng lời làm ngay. Ta hiến đời ta cho nàng. Ta sẽ vui vẻ hy sinh. Có thể ta sẽ chết, nhưng ta thể rằng cái hy sinh ấy đối với ta sẽ là diễm phúc êm đềm nhất trên đời. Ta có ba cái trại; lại được chia nứa đàn ngựa của cha và tất cả của hồi môn của mẹ ta kể cả những thứ mẹ ta còn giấu, đều cho ta hưởng cả. Riêng cái đốc gươm này, có người đã muốn đổi cả đàn ngựa và ba ngàn cừu. Chỉ cần nàng nói một lời, chỉ cần đôi mi đen nhánh của nàng ra một dấu hiệu, là ta sẵn sàng phá sạch, đốt sạch, đìm sạch. Có lẽ nàng sẽ cho lời nói của ta ngông cuồng, nhưng ở trường tu ra, sống trong chiến khu, ta không biết lời nói văn hoa của các hiệp sĩ quý tộc khi tâu lên vua chúa. Nàng là Hằng Nga giáng thế, khác hẳn người trần, các hoàng phi mệnh phụ, thật chẳng sánh tày. Bọn này chẳng xứng đáng phục dịch nàng, ngoài các bậc thiên thần mà thôi.

Càng thêm sửng sốt, giai nhân đứng lặng nghe những lời chân thành và sôi nổi rọi sáng như gương tâm hồn hăng trẻ của người thanh niên Cô-dắc . Lời nói xuất phát từ tâm khảm chàng, và nàng cảm thấy như bị chinh phục. Khuôn mặt ngả về phía chàng, tóc mây hất trên vai, nàng như uống từng lời của chàng. Nàng muốn nói, nhưng bỗng ngừng lại. Vì nhớ ra chàng phong lưu mã thượng lại ở bên phe thù; cha, anh và cả nước chàng sẽ đứng lên để báo oán; quân Dapôrô hung tàn đang vây chặt thành và làm cỏ trăm họ. Nước mắt tràn trề, nàng cầm chiếc khăn tay lụa thêu đưa lên che mắt. Nàng đứng như thế hỏi lâu, đầu ngọc ngả ra sau, răng ngà bặm mạnh môi dưới như chợt bị cơn đau quặn, mắt vẫn che sau chiếc khăn ướt đẫm, để giấu nỗi buồn vô hạn.

- Xin nàng hãy nói một lời, một lời thôi! - Ăngđờri nắm lấy tay ngọc. Chạm đến tay, toàn thân rung cảm, chàng nắm chặt bàn tay của mỹ nhân. Nhưng nàng vẫn đứng lặng, chiếc khăn ướt che đôi mắt.

- Vì sao nàng âu sầu? Vì sao nàng đau khổ?

Nàng hạ chiếc khăn, gạt tóc rũ xuống mắt, và bắt đầu nói. Giọng nàng êm đềm rên rỉ như khóm lau lách xào xạc trước làn gió hiu mùa hạ. Âm thanh dịu dàng buồn bã như thì thầm, vắng tân xa xăm, đưa vào tai khách qua đường, đương ngập trong nỗi buồn man mác, phải dừng lại lắng nghe, lãng quên mọi sự, quên cả vẻ đẹp của bóng ráng hoàng hôn, không nghe thấy những bài hát hân hoan của nhà nông từ đồng trở về, quên cả tiếng đoàn xe rầm rập từ đàng xa tiến lại.

- Thiếp đây thật là bạc mệnh! Phụ công sinh thành của mẹ hiền! Số phận sao cay nghiệt nhường này! Trước kia nào vương tôn công tử, nào hiệp sĩ anh hung, tỉnh hoa đất nước, thảy đều ngưỡng vọng được lọt vào mắt xanh của thiếp. Chỉ cần thiếp đưa một ngón tay ra hiệu là khách hào hoa quyền quý bậc nhât sẽ phải cùng thiếp gá nghĩa xe duyên. Nhưng số mệnh trớ trêu. Chăng một ai trong bọn đó đã lọt mắt này. Cho tới hôm nay... hôm nay thiếp vẫn thờ ơ với tráng sĩ tuấn tú nhất quê hương, lại đi xiêu lòng với khách lạ, với kẻ thù! Vì sao thế? Vì tiên oan nghiệp chướng gì mà Đức Mẹ Đồng trinh ra tay trừng phạt như thế? Đời thiếp trôi qua trong cảnh hào hoa phong nhã, mỹ vị cao lương, sung sướng như thế để làm gì? Để làm gì mà khi tàn cục, thiếp sẽ lìa đời một cách thiểu não, khốn khổ hơn cả người hành khất cơ cực nhất trần gian? Mà nào chịu số phận như thế đã đủi Lại còn phải đứng nhìn cha mẹ chết thảm hại. Đối với cha mẹ, thiếp đây có thể chịu trăm chết ngàn chết để cứu sống. Thế mà nhìn cha mẹ chết thảm hại cũng chưa đủ. Đau đớn hơn nửa, xót xa hơn nữa là trước khi nhắm mắt, thiếp còn phải nghe những lời làm xao xuyến cả tâm hồn. Thiếp còn phải nghe những lời ái ân da diết! Lại còn phải để cho con người này xé nát cõi lòng, làm cho đời bạc mệnh này đã cay đắng càng thêm cay đắng bội phần. Giờ này mà phải vĩnh biệt tuổi trẻ, vĩnh biệt cuộc đời thì đau xót biết bao? Hỡi số mệnh! Hỡi Đức Mẹ của con! Thân phận con càng đau khổ thì giờ lâm chung đến, con lại còn oán giận số mệnh! Xin Đức Mẹ tha thứ cho con tội lỗi này!

Nàng lặng im. Nỗi đau đớn và thất vọng vô ngần hiện rõ trên khuôn mặt. Toàn thân bị tuyệt vọng giày vò. Trán ngọc sầu nghiêng, đôi mắt nhìn xuống, giọt lệ đọng khô trên đôi má ửng hồng, mọi vẻ đều muốn nói lên:

"Đời tôi không bao giờ còn biết hạnh phúc nữa rồi!"

- Không thể thế được. - Ăngđờri kêu lên, - không thể để tuyệt thế giai nhân phải chịu giày vò như thế được! Tạo hóa sinh nàng là để cho mọi điều cao quý nhất đời phải cúi mình thần phục. Không! Nàng sẽ không chết! Ta lấy đầu ta và lấy tất cả những gì yêu quý nhất trên đời để thể rằng nàng sẽ không chết! Nhưng nếu không có cách giải oan, nếu không có gì cứu vớt nàng, sức bạt núi, lời cầu đảo, gan anh hùng không cứu vớt được, thì đôi ta cùng chết, và ta, ta sẽ là người chết trước. Ta sẽ tắt thở dưới gót chân ngọc ngà, vì còn sống ở đời phút nào là ta sẽ ở gần nàng phút ấy.

- Tráng sĩ ơi! Chàng đừng tự lừa mình và cũng đừng lừa thiếp thế - nàng vừa đáp vừa khẽ lắc đầu - Thiếp biết, biết rõ rằng chàng không thể yêu thế được, dù biết như thế chỉ đau khổ cho thân. Thiếp biết đâu là bổn phận của chàng: thân phụ, chiến hữu, quê hương chàng, thấy đều kêu gọi chàng về, còn chúng tôi, chúng tôi chỉ là kẻ thù.

Ăngđờri lắc đầu, vươn mình đứng thẳng như cây tùng, than rằng:

- Đối với ta đây, từ nay bằng hữu, tổ quốc, cha già đều không có nghĩa gì nữa. Đã tới nước này, thôi nàng nghe ta: thật ta không còn ai trên đời này nữa, không còn ai, không còn ai

Chàng nhắc lại, vung mạnh cánh tay, đúng như tư thế người Cô-dắc khi muốn tỏ quyết tâm làm chuyện phi thường mà kẻ khác phải chùn châ

- Ai nói tổ quốc ta là Ucraina? Ai cho ta đem Ucraina bảo là tổ quốc? Quê hương, tổ quốc là cái gì mà tâm hồn ta mê đắm, là cái gì thân yêu nhất trên đời. Quê hương ta, tổ quốc ta là nàng. Từ nay về sau, hễ còn sống ngày nào là ta còn mang tổ quốc ấy trong lòng! Ta thách tên Cô-dắc nào dám cướp tổ quốc đó của ta. Ta có bao nhiêu ta sẽ cho hết, ta sẽ bán hết, ta sẽ hủy đi để phụng sự cho một tổ quốc! Đó chính là nàng.

Sửng sốt nghe những lời nói ấy, nàng đứng im như một pho tượng, nhìn thẳng vào mắt chàng. Bỗng nhiên nàng lao vào ngực chàng, hai cánh tay tuyệt vời trắng như tuyết ôm choàng lấy cổ. Cứ chỉ tự nhiên ấy chỉ có thể ở một mỹ nhân cao thượng thanh tao. Nàng khóc rưng rức.

Giữa lúc đó, bỗng đâu nổi lên tiếng kêu thét, tiếng kèn thổi, tiếng chiêng rung vang dậy trên đường phố. Ăngđờri không nghe gì nữa. Chàng chỉ cảm thấy hơi thở ấm áp và say sưa của thiếu nữ, nước mắt đầm đìa trên hai má, mái tóc đen nhánh tỏa trên mặt chàng.

Mụ Tác-ta bước mạnh vào phòng, vui vẻ la lên:

- Thoát rồi! Thoát rồi! - Mụ say sưa nói - Quân cứu viện đã đến mang theo cả lương thực: bánh mì, kê, bột và cả tù binh Dapôrô nữa.

Nhưng tài tử giai nhân chẳng để ý đến tiếng mụ reo. Ngay hai tiếng "tù binh" và "lương thực" cũng không làm cho họ chú ý. Chàng cúi xuống đôi môi thơm ngát đang áp vào má chàng; hai người say đắm hôn nhau. Đôi lứa thanh niên chỉ có một lần trong đời được hưởng môi cảm xúc thiêng liêng ấy.

Thế là đắm đuối đời người chiến sĩ Cô-dắc ! Nghìn thu bị gạt ra hàng ngũ hiệp sĩ! Nghìn thu chàng không còn trở lại chiến khu Dapôrô nửa! Không bao giờ chàng còn thấy gia đình, nhà thờ thiên Chúa nữa!

Đất nước Ucraina vĩnh viễn mất đi một trong những đứa con dũng cảm nhất, một trong những đứa con được nuôi dạy lớn khôn lên để chống giữ quê hương, tổ quốc mình.

Lão tướng Bunba sẽ bứt mái tóc trắng ngần nguyền rủa giờ số xấu xa đẻ ra đứa con khốn nạn.


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro